img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Làm thế nào để giải các bài toán rút về đơn vị lớp 3?

Tác giả Minh Châu 11:36 18/03/2020 65,538 Tag Lớp 3

Bài toán rút về đơn vị lớp 3 là một bài toán khó, gây không ít khó khăn cho trẻ. Sau đây, Vuihoc.vn sẽ chia sẻ các dạng toán và phương pháp giải bài tập các dạng toán này.

Làm thế nào để giải các bài toán rút về đơn vị lớp 3?
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Toán lớp 3 rút về đơn vị bao gồm 2 dạng: Tìm giá trị các đơn vị và tìm số đơn vị. Mỗi dạng toán đều có phương pháp và cách áp dụng khác nhau dựa trên tính chất của từng dạng toán.

Xem thêm: 

1. Dạng 1: Bài toán tìm giá trị các đơn vị

1.1. Giới thiệu dạng toán

Bài toán tìm giá trị các đơn vị là bài toán cho biết giá trị của nhiều đơn vị và yêu cầu tìm giá trị của một hoặc một số đơn vị.

Ví dụ:

9 bao thóc nặng 81kg, hỏi 5 bao thóc nặng bao nhiêu kg?

Đề bài cho viết: 9 bao thóc : 81kg

Cần tìm: 5 bao thóc : ? kg

1.2. Phương pháp giải

Dạng 1: Bài toán tìm giá trị các đơn vị

Ví dụ dạng 1

Ví dụ: 

Có 7 chiếc hộp đựng được 56 quyển sổ. Hỏi 3 chiếc hộp đựng được bao nhiêu quyển sổ?

Tóm tắt: 

7 hộp : 56 quyển vở

3 hộp : ? quyển vở

Bài giải:

Mỗi hộp đựng số quyển sổ là:

56 : 7 = 8 (quyển vở)

3 hộp đựng số quyển vở là:

3 x 8 = 24 (quyển vở)

Đáp số 24 quyển vở. 

2. Dạng 2: Tìm số đơn vị

2.1. Giới thiệu dạng toán

Bài toán tìm số đơn vị là bài toán cho biết giá trị của một số đơn vị và yêu cầu tìm số đơn vị của một lượng giá trị nhất định.

Ví dụ: 

Biết rằng 3 giỏ cam gồm 24 quả. Hỏi cần bao nhiêu giỏ để đựng hết 80 quả cam?

2.2. Phương pháp giải

Dạng 2: Tìm số đơn vị

Ví dụ dạng 2

3. Bài tập rút về đơn vị 

Cách giải các bài toán rút về đơn vị lớp 3 còn phức tạp với trẻ nên để ghi nhớ lâu dài, phụ huynh cần cho bé luyện tập thật nhiều. Sau đây là các bài tập từ cơ bản đến nâng cao để phụ huynh tham khảo.

Bài 1: An đạp xe 4km hết 120 phút. Hỏi An đạp xe 2km hết bao nhiêu phút?

Bài 2: Một tuần, một con gà đẻ được 28 quả trứng. Hỏi 3 ngày, con gà đẻ được bao nhiêu quả trứng?

Bài 3: Có 48kg ngô được đựng trong 6 túi. Hỏi?

a) 3 túi đựng được bao nhiêu kg ngô?

b) Cần bao nhiêu túi để có thể đựng hết 120 kg ngô?

Bài 4: Hằng có 36 viên kẹo chia được vào 9 hộp. Hỏi

a) 4 hộp đựng được bao nhiêu viên kẹo?

b) Hằng được bà cho thêm 28 viên kẹo nữa, hỏi Hằng cần bao nhiêu hộp để đựng hết tất cả số kẹo của mình?

Bài 5: Giải bài toán dựa vào tóm tắt sau:

4 thùng : 40 lít xăng

3 thùng : ? lít xăng 

Bài 6: Giải bài toán dựa vào tóm tắt sau:

6 km : 120 phút

? km : 360 phút

4. Lời giải bài tập rút về đơn vị 

Bài 1: 

An đạp xe 1km hết thời gian là:

120 : 4 = 30 (phút)

An đạp xe 2km hết số phút là:

30 x 2 = 60 (phút)

Đáp số: 60 phút

Bài 2: 

Đổi 1 tuần = 7 ngày. 

Một ngày, con gà đẻ được số trứng là:

28 : 7 = 4 (quả trứng)

3 ngày con gà đẻ được  số trứng là:

3 x 4 = 12 (quả trứng)

Đáp số: 12 quả trứng

Bài 3: 

Một túi đựng được số kg ngô là: 48 : 6 = 8 (kg)

3 túi đựng được bao nhiêu số kg ngô là: 8 x 3 = 24 (kg)

b) Cần số túi để có thể đựng hết 120kg ngô là: 120 : 8 = 15 (túi)

Bài 4: 

Một hộp đựng được số viên kẹo là: 36 : 9 = 4 (viên kẹo)

4 hộp đựng được số viên kẹo là: 4 x 4 = 16 (viên kẹo)

Số viên kẹo Hằng có sau khi được bà cho thêm 28 viên kẹo nữa là:

36 + 28 = 64 (viên kẹo)

Hằng cần số hộp để đựng hết tất cả số kẹo của mình là:

64 : 4 = 16 (hộp)

Đáp số:     

a) 64 viên kẹo

b) 16 hộp

Bài 5: 

Một thùng đựng được số lít xăng là:

40 : 4 = 10 (lít xăng)

Ba thùng đựng được số lít xăng là:

3 x 10 = 30 (lít xăng)

Đáp số: 30 lít xăng

Bài 6: 

Thời gian di chuyển 1km là:

120 : 6 = 20 (phút)

Số km di chuyển được trong 360 phút là:

360 : 20 = 18 (phút)

Đáp số: 18 phút

Bài toán rút về đơn vị lớp 3 là bài học xuyên suốt chương trình toán tiểu học. Vì vậy các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm các bài giảng tại Vuihoc.vn để giúp con học tốt dạng toán này.

 

| đánh giá
Hotline: 0987810990