Giúp con học tốt bảng chia 6 lớp 3
Để giúp con học tốt bảng chia 6 lớp 3, Vuihoc.vn sẽ chia sẻ tất cả các kiến thức về bài học này. Cùng theo dõi nhé!
Ở bài học trước trẻ đã được học về bảng nhân 6, bài học hôm nay sẽ chia sẻ về bảng chia 6 lớp 3 bao gồm cách tạo lập, ghi nhớ, bài tập thực hành và phương pháp giải để các bậc phụ huynh tham khảo.
1. Lập bảng chia 6 lớp 3
Bảng chia 6 được phát triển dựa trên bảng nhân 6:
Bảng nhân 6 |
Bảng chia 6 |
6 x 1 = 6 |
6 : 6 = 1 |
6 x 2 = 12 |
12 : 6 = 2 |
6 x 3 = 18 |
18 : 6 = 3 |
6 x 4 = 24 |
24 : 6 = 4 |
6 x 5 = 30 |
30 : 6 = 5 |
6 x 6 = 36 |
36 : 6 = 6 |
6 x 7 = 42 |
42 : 6 = 7 |
6 x 8 = 48 |
48 : 6 = 8 |
6 x 9 = 54 |
54 : 6 = 9 |
6 x 10 = 60 |
60 : 6 = 10 |
2. Cách học thuộc lòng bảng chia 6 lớp 3
Muốn thuộc bảng chia 6 lớp 3, trước hết, học sinh cần học thuộc bảng nhân 6 bởi bảng chia 6 được phát triển từ bảng nhân 6.
Như vậy: Thương của phép chia 6 trong bảng cửu chương là thừa số còn lại trong bảng nhân 6.
3. Bài tập thực hành bảng chia 6 lớp 3
Bên cạnh việc học thuộc lòng bảng chia 6 lớp 3 từ cách phát triển bảng nhân 6, trẻ cần luyện tập bằng thật nhiều bài tập thực hành để khắc sâu các kiến thức về bảng chia 6. Dưới đây là một số dạng bài, phương pháp giải và ví dụ về bảng chia 6.
Dạng 1: Bài toán tính nhẩm
Cách làm: Học sinh dựa vào mối liên hệ “Thương của phép chia 6 trong bảng cửu chương là thừa số còn lại trong bảng nhân 6” để thực hiện tính nhẩm.
Bài 1: Tính nhẩm:
a) 12 : 6 = ?
b) 30 : 6 = ?
c) 18 : 6 = ?
d) 60 : 6 = ?
Bài 2: Điền vào chỗ trống
a) 42 : 6 = ...
b) ... : 6 = 3
c) 54 : 6 = ...
d) ... : 6 = 8
Trả lời:
Bài 1:
a) 12 : 6 = 2
b) 30 : 6 = 5
c) 18 : 6 = 3
d) 60 : 6 = 10
Bài 2:
a) 42 : 6 = 7
b) 18 : 6 = 3
c) 54 : 6 = 8
d) 48 : 6 = 8
Dạng 2: Tính giá trị biểu thức
Cách làm:
-
- Thực hiện quy tắc nhân chia trước cộng trừ sau và thực hiện từ trái qua phải.
-
- Đối với các biểu thức có chứa dấu ngoặc, cần thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
a) 18 : 6 + 57
b) 27 - 54 : 6
c) 30 : 6 + 19
d) 212 - 36 : 6
Bài 2: Tính giá trị biểu thức:
a) 48 : 6 + 45 x 3
b) 160 - 54 : 6 - 35
c) 30 : 6 + 18 x 3
d) 60 - 45 + 18 : 3
Trả lời:
Bài 1:
a) 18 : 6 + 57
= 3 + 57
= 60
b) 27 - 54 : 6
= 27 - 9
= 18
c) 30 : 6 + 19
= 5 + 19
= 24
d) 212 - 36 : 6
= 212 - 6
= 206
Bài 2:
a) 48 : 6 + 45 x 3
= 8 + 135
= 143
b) 160 - 54 : 6 - 35
= 160 - 9 - 35
= 151 - 35
= 116
c) 30 : 6 + 18 x 3
= 5 + 6
= 11
d) 60 - 45 + 18 : 3
= 60 - 45 + 6
= 15 + 6
= 21
Dạng 3: Tìm ẩn.
Cách làm: Dựa vào các quy tắc sau và kiến thức về bảng chia 6 lớp 3 để giải:
-
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
-
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Bài 1: Tìm y.
a) y x 6 = 18
b) 6 x y = 24
c) y : 6 = 30
d) y : 6 = 7
Bài 2: Tìm y.
a) y x 6 = 54
b) 6 x y = 60
c) 48 : y = 6
d) y : 6 = 2
Trả lời:
Bài 1:
a)
y x 6 = 18
y = 18 : 6
y = 3
b)
6 x y = 24
y = 24 : 6
y = 4
c)
y : 6 = 3
y = 6 x 3
y = 18
d)
y : 6 = 7
y = 6 x 7
y = 42
Bài 2:
a)
y x 6 = 54
y = 54 : 6
y = 9
b)
6 x y = 60
y = 60 : 6
y = 10
c)
48 : y = 6
y = 48 : 6
y = 8
d) y : 6 = 2
y = 6 x 2
y = 12
Dạng 4: Tìm giá trị ⅟6
Bài 1: Tính giá trị ⅟6 của các số dưới đây:
a) 48
b) 24
c) 54
d) 12
Bài 2: Tính giá trị ⅟6 của hình sau:
Trả lời:
Bài 1:
a) Giá trị ⅟6 của 48 là: 48 : 6 = 8
b) Giá trị ⅟6 của 24 là: 24 : 6 = 8
c) Giá trị ⅟6 của 54 là: 54 : 6 = 9
d) Giá trị ⅟6 của 12 là: 12 : 6 = 2
Bài 2:
Chia hình đã cho thành 6 phần bằng nhau:
Vậy giá trị ⅟6 của hình đã cho là 3 chiếc bánh.
Dạng 5: So sánh giá trị biểu thức
Cách làm: Thực hiện tính giá trị biểu thức ở 2 vế, so sánh và điền dấu so sánh thích hợp.
Bài 1: Điền dấu =; <; > thích hợp vào chỗ trống:
a) 18 : 6 … 48 : 6
b) 54 : 6 … 30 : 6
c) 24 : 6 … 36 : 6
d) 42 : 6 … 12 : 6
Bài 2: Điền dấu =; <; > thích hợp vào chỗ trống:
a) 36 : 6 + 40 … 100 - 6 x 9
b) 90 - 54 : 6 ... 60 : 6 + 65
c) 6 x 4 + 48 : 6 … 120 - 30 : 6
d) 156 - 6 : 1 … 6 x 8 + 36 : 6
Trả lời:
Bài 1:
a) Ta có:
18 : 6 = 3
48 : 6 = 8
Vì 3 < 8 nên 18 : 6 < 48 : 6
b) Ta có:
54 : 6 = 9
30 : 6 = 5
Vì 9 > 5 nên 54 : 6 > 30 : 6
c) Ta có:
24 : 6 = 4
36 : 6 = 6
Do 4 < 6 nên 24 : 6 < 36 : 6
d) Ta có:
42 : 6 = 7
12 : 6 = 2
Do 7 > 2 nên 42 : 6 > 12 : 6
Bài 2:
a) Ta có:
36 : 6 + 40
= 6 + 40
= 46
100 - 6 x 9
= 100 - 54
= 46
Vì 46 = 46 nên 36 : 6 + 40 = 100 - 6 x 9
b) Ta có:
90 - 54 : 6
= 90 - 9
= 81
60 : 6 + 65
= 10 + 65
= 75
Vì 81 > 75 nên 90 - 54 : 6 > 60 : 6 + 65
c) Ta có:
6 x 4 + 48 : 6
= 24 + 8
= 32
120 - 30 : 6
= 120 - 5
= 115
Vì 32 < 115 nên 6 x 4 + 48 : 6 < 120 - 30 : 6
d) Ta có:
156 - 6 : 1
= 156 - 6
= 150
6 x 8 + 36 : 6
= 48 + 6
= 54
Vì 150 > 54 nên 156 - 6 : 1 > 6 x 8 + 36 : 6
Dạng 6: Toán có lời văn
Cách làm: Để giải bài toán có lời văn trong bài học bảng chia 6 lớp 3, học sinh cần thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: Đọc và phân tích dữ liệu bài toán.
Bước 2: Tóm tắt bài toán.
Bước 3: Thực hiện phép tính phù hợp.
Bước 4: Trình bày bài giải và kiểm tra lại.
Bài 1: Khối lớp 3 có 54 học sinh, xếp thành 6 hàng để tập thể dục. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh?
Bài 2: Mẹ chia đều 48kg ngô vào 6 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg ngô?
Bài 3: Một đàn vịt có 18 con, hỏi 1/6 đàn vịt bao gồm bao nhiêu con?
Trả lời:
Bài 1:
Mỗi hàng có số học sinh là:
54 : 6 = 9 (học sinh)
Đáp số: 9 học sinh
Bài 2:
Mỗi túi có số kg ngô là:
48 : 6 = 8 (kg)
Đáp số: 8kg
Bài 3:
1/6 đàn vịt là:
18 : 6 = 3 (con vịt)
Đáp số: 3 con vịt
Những kiến thức trên đây về bảng chia 6 lớp 3 sẽ giúp trẻ nắm chắc kiến thức. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các bài giảng và bài tập tại Vuihoc.vn để giúp con học tập hiệu quả.