img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Hướng dẫn học bài bảng chia 7 lớp 3

Tác giả Minh Châu 15:08 14/04/2020 41,149 Tag Lớp 3

Ở chương trình lớp 2, con đã được học bảng nhân 7 trong phạm vi từ 1 đến 10. Trong bài học hôm nay, Vuihoc.vn sẽ giúp con làm quen với bảng chia 7 lớp 3.

Hướng dẫn học bài bảng chia 7 lớp 3
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Bảng chia 7 lớp 3 là một trong những bài học quan trọng nhất trong chương trình học của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất cả kiến thức bài học này để các bậc phụ huynh tham khảo.

Xem thêm: 

1. Lập bảng chia 7 lớp 3

Bảng chia 7 được phát triển từ bảng nhân 7:


Cách thành lập bảng chia 7 lớp 3

2. Cách học thuộc lòng bảng chia 7

Muốn thuộc bảng chia 7 lớp 3, trước hết, học sinh cần học thuộc bảng nhân 7.

Ta có:

Phép nhân 7 

Phép chia 7

Bản chất: thừa số x thừa số = tích  

 hay n (thừa số) x 7 = tích

   Bản chất: Số bị chia : số chia = thương

   hay tích : 7 = n(thừa số)

 

Cách học thuộc bảng chia 7

3. Bài tập thực hành bảng chia 7

Để nắm vững bản chất và thuộc bảng chia 7 lớp 3, phụ huynh cần cho trẻ luyện tập các dạng bài sau:

Dạng 1: Bài toán tính nhẩm

Cách làm: Học sinh dựa vào mối liên hệ “Thương của phép chia 7 trong bảng cửu chương là thừa số còn lại trong bảng nhân 7.” để thực hiện tính nhẩm.

Bài 1: Tính nhẩm:

a) 21 : 7 = ?

b) 35 : 7 = ? 

c) 49 : 7 = ? 

d) 63 : 7 = ?

Bài 2: Điền vào chỗ trống

a) 70 : 7 = ...

b) ... : 7 = 2 

c) 56 : 7 = ... 

d) ... : 7 = 6

Trả lời:

Bài 1:

a) 21 : 7 = 3

b) 35 : 7 = 5 

c) 49 : 7 = 7 

d) 63 : 7 = 9

Bài 2:

a) 70 : 7 = 10

b) 14 : 7 = 2 

c) 56 : 7 = 8 

d) 42 : 7 = 6

Dạng 2: Tính giá trị biểu thức:

Cách làm: Để tính giá trị biểu thức, học sinh cần ghi nhớ các quy tắc chung và các kiến thức về bảng chia 7 lớp 3.

  • - Thực hiện quy tắc nhân chia trước cộng trừ sau và thực hiện từ trái qua phải.
  • - Đối với các biểu thức có chứa dấu ngoặc, cần thực hiện phép tính trong ngoặc trước.

Bài 1: Tính giá trị biểu thức:

a) 21 : 7 + 12 

b) 56 : 7 + 54 

c) 90 - 49 : 7

d) 100 + 35 : 7

Bài 2: Tính giá trị biểu thức:

a) 42 : 7 + 3 x 7

b) 63 - 63 : 7 + 28

c) 28 : 7 + 35 : 7

d) 105 + 56 : 7 - 25

Trả lời:

Bài 1: 

a) 21 : 7 + 12 

= 3 + 12

= 15

b) 56 : 7 + 54 

= 8 + 54

= 62

c) 90 - 49 : 7

= 90 - 7

= 83

d) 100 + 35 : 7

= 100 + 5

= 105

Bài 2:

a) 42 : 7 + 3 x 7

= 6 + 21

= 27

b) 63 - 63 : 7 + 28

= 63 - 9 + 28

= 54 + 28

= 82

c) 28 : 7 + 35 : 7

= 4 + 5

= 9

d) 105 + 56 : 7 - 25

= 105 + 8 - 25

= 113 - 25 

= 88

Dạng 3: Tìm ẩn.

Cách làm: Học sinh dựa vào các quy tắc sau và kiến thức về bảng chia 7 lớp 3 để giải:

  • - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

  • - Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia

  • - Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương

Bài 1: Tìm y.

a) y x 7 = 70

b) 7 x y = 49

c) y : 7 = 8

d) y : 7 = 3

Bài 2: Tìm y.

a) y x 7 = 63

b) 7 x y = 28

c) 70 : y = 10

d) y : 7 = 5

Trả lời:

Bài 1: 

a) 

y x 7 = 70

y = 70 : 7

y = 10

b) 

7 x y = 49

y = 49 : 7

y = 7

c) 

y : 7 = 8

y = 7 x 8

y = 56

d) 

y : 7 = 3

y = 7 x 3

y = 21

Bài 2: 

a) 

y x 7 = 63

y = 63 : 7

y = 9 

b) 

7 x y = 28

y = 28 : 7 

y = 4

c) 

y : 7 = 10

y = 7 x 10

y = 70

d) 

y : 7 = 5

y = 7 x 5

y = 35

Dạng 4: Tìm giá trị ⅟7

Giá trị 1/7

Bài 1: Tính giá trị ⅟7 của các số dưới đây:

a) 70

b) 56

c) 35

d) 49

Trả lời:

Bài 1:

a) Giá trị ⅟7 của 70 là: 70 :7 = 10

b) Giá trị ⅟7 của 56 là: 56 : 7 = 8

c) Giá trị ⅟7 của 35 là: 35 : 7 = 5

d) Giá trị ⅟7 của 49 là: 49 : 7 = 7

Dạng 5: So sánh giá trị biểu thức

Cách làm: Học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức ở 2 vế so sánh và điền dấu so sánh thích hợp.

Bài 1: Điền dấu =; <; > thích hợp vào chỗ trống:

a) 56 : 7 + 13 … 100 - 14 : 7

b) 18 + 49 : 7 .... 59 - 28 : 7

c) 6 x 8 + 63 : 7 … 7 x 8 + 35 : 7

d) 121 - 3 x 7 … 90 + 70 : 7

Trả lời:

a) Ta có: 

56 : 7 + 13 

= 8 + 13 

= 21

100 - 14 : 7 

= 100 - 2 

= 98

Ta thấy: 

21 < 98 nên 56 : 7 + 13 < 100 - 14 : 7

b) Ta có:

18 + 49 : 7 

= 18 + 7 

= 25

59 - 28 : 7 

= 59 - 4

= 55

Ta thấy:

25 < 55 nên 18 + 49 : 7 < 59 - 28 : 7

c) Ta có:

6 x 8 + 63 : 7 

= 48 + 9 

= 57

7 x 8 + 35 : 7 

= 56 + 5 

= 61

Ta thấy:

57 < 61 nên 6 x 8 + 63 : 7 < 7 x 8 + 35 : 7

d) Ta có:

121 - 3 x 7 

= 121 - 21 

= 100

90 + 70 : 7 

= 90 + 10 

= 100

Ta thấy:

100 = 100 nên 121 - 3 x 7 = 90 + 70 : 7

Dạng 6: Toán có lời văn

Cách làm: Để giải bài toán có lời văn trong bài học bảng chia 7 lớp 3, học sinh cần thực hiện theo 4 bước:

  • Bước 1: Đọc và phân tích dữ liệu bài toán.
  • Bước 2: Tóm tắt bài toán.
  • Bước 3: Thực hiện phép tính phù hợp.
  • Bước 4: Trình bày bài giải và kiểm tra lại.

Bài 1: Cô giáo có 28 quyển vở tặng cho 7 bạn học sinh giỏi trong lớp. Hỏi mỗi bạn nhận được bao nhiêu quyển vở?

Bài 2: Một tuần, mẹ Mai bán được 63 mét vải. Hỏi mỗi ngày mẹ Mai bán được bao nhiêu mét vải?

Trả lời:

Bài 1:

Mỗi bạn nhận được số quyển vở là:

28 : 7 = 4 (quyển vở)

Đáp số: 4 quyển vở

Bài 2:

Đổi 1 tuần = 7 ngày

Mỗi ngày  mẹ Mai bán được số mét vải là:

63 : 7 = 9 (mét)

Đáp số 9 mét

Trên đây là tất cả các kiến thức về bảng chia 7 lớp 3 kính mời các bậc phụ huynh tham khảo. Tiếp tục theo dõi Vuihoc.vn để không bõ lỡ bất kỳ cơ hội giúp con học tốt nào nhé!

 

| đánh giá
Hotline: 0987810990