Hướng dẫn chương trình giảm tải Tiếng Việt 5 - Học kì II
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh và các con có cái nhìn tổng quát mới nhất về chương trình học Tiếng Việt 5 học kì II, phụ huynh cùng con theo dõi nhé.
Ngày 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố nội dung tinh giản chương trình tiểu học của học kì II năm học 2019-2020. Theo đó, nội dung chương trình Tiếng Việt 5 được điều chỉnh theo hướng giảm yêu cầu, chuyển thành bài tự chọn, tự học ở nhà… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh và các con có cái nhìn tổng quát mới nhất về chương trình học Tiếng Việt 5 học kì II, phụ huynh cùng con theo dõi nhé.
1. Nội dung giảm tải học kì II Tiếng Việt 5 có những gì?
Nội dung tinh giản thuộc các phân môn chính trong Tiếng Việt bao gồm: tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện và tập làm văn. Nội dung tinh giản theo hướng tích hợp, gộp các bài cùng một chủ đề nhằm giúp con dễ tiếp thu kiến thức và giảm áp lực học tập cho con.
Chi tiết chương trình giảm tải môn Tiếng việt lớp 5 chính thức của Bộ Giáo dục tham khảo tại đây: Link
2. Đánh giá nội dung tinh giản Tiếng Việt 5 học kì II
Nhìn chung trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 - Học kì II, các nội dung kiến thức trọng tâm vẫn giữ nguyên, học sinh vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng hiện hành. Học sinh cần lưu ý những nội dung sau:
- Phân môn Tập đọc: Giảm hoạt động luyện đọc thành tiếng, các bài thơ thì chuyển sang tự học thuộc lòng ở nhà, đối với 2 bài tập đọc Người công dân số một (Tuần 19) thì giảm yêu cầu đọc phân vai theo các nhận vật trong đoạn kịch.
Như vậy, học sinh cần chủ động trong hơn trong việc tự luyện đọc ở nhà, tập soạn và trả lời các câu hỏi phía cuối bài để nắm được nội dung, ý nghĩa chính của bài. Phụ huynh có thể đồng hành, hướng dẫn cho con trong quá trình tự học, có thể thu âm lời đọc của con để gửi cho giáo viên hoặc để con nghe lại, sẽ rất hiệu quả trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho con. - Phân môn Chính tả: 2 tiết chính tả được gộp lại với nhau, giáo viên được lựa chọn một trong hai để dạy. Học sinh sẽ được học phần kiến thức trọng tâm, riêng phần luyện viết sẽ được thực hành ở nhà để rèn kỹ năng tự giác. Điều này giúp con có thêm thời gian luyện viết, luyện trình bày và con có thể chủ động trong việc lựa chọn thời gian hứng thú nhất để viết đẹp nhất.
- Phân môn Luyện từ và câu: Một số bài cùng chủ đề được gộp lại với nhau và có giảm tải số lượng ý trong các câu hỏi:
+ MRVT: Công dân (Tuần 20, 21)
+ MRVT: Truyền thống (Tuần 26, 27)
+ MRVT: Nam và nữ (Tuàn 30, 31)
- Nhìn chung phần giảm tải không ảnh hưởng nhiều đến kiến thức và kĩ năng thực hành của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng từ và câu của các con. Các chủ điểm được rút gọn lại sẽ giúp con mở rộng vốn từ một cách tổng hợp, tập trung hơn.
- Phân môn Tập làm văn: Cắt hẳn hoàn toàn bài “Tập viết đoạn đối thoại” (tuần 25, 26, 29) ở phân môn Tập làm văn. Bởi việc sử dụng các đoạn văn đối thoại sẽ được tích hợp khi các con đọc các lời thoại trong phần kể chuyện hoặc tập đọc.
- Riêng đối với phân môn Kể chuyện: Mỗi chủ điểm sẽ được giáo viên lựa chọn tổ chức cho học sinh thực hành 1 bài kể chuyện. Phụ huynh có thể khuyến khích con kể một câu chuyện theo chủ điểm cho cả nhà cùng nghe.
3. Lộ trình Tiếng Việt 5 học kì II bám sát chương trình giảm tải
4. Bí quyết học tập hiệu quả mùa dịch
Với những nội dung điều chỉnh như trên, các con cần làm gì để học tốt chương trình Tiếng việt 5 học kì II, Vuihoc sẽ chỉ cho con các bí quyết nhé.
- Tự giác, chủ động khi tự học ở nhà
Một yếu tố không thể thiếu trong học tập đó là các con cần rèn luyện cho mình tinh thần chủ động và tự giác học tập khi tự học ở nhà, làm đầy đủ các bài tập mà thầy/cô giáo giao về nhà. Lưu ý thường xuyên ôn lại bài cũ đã học, đã đọc,... và không quên luyện viết bài Tập làm văn nhé.
- Thời khóa biểu hợp lý
Con cần xây dựng cho mình một thời khóa biểu và lịch học hợp lý. Phân bổ cân đối giữa Tiếng Việt với các môn học khác cũng như giữa các phân môn nhỏ trong môn Tiếng Việt. Đây là một trong những bí quyết giúp con chinh phục môn Tiếng Việt đấy.
- Chăm chỉ học tập
Muốn học tốt một môn học nào đó thì yêu cầu quan trọng nhất đó là con cần chăm chỉ, môn Tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Mỗi ngày con nên dành từ 30-45 phút để có thể nhớ kiến thức. Việc học hàng ngày sẽ giúp con hiểu sâu, nắm chắc kiến thức và đạt được kết quả cao trong học tập.
- Đọc thêm sách, tài liệu, học các chương trình online
Đọc nhiều sách cung cấp cho con nhiều kiến thức bổ ích, những cuốn sách tham khảo, sách Tập làm văn… sẽ cho con có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về một tác phẩm, một vấn đề, rèn luyện cho con cách viết văn. Con nên chọn cho mình những cuốn sách bám sát chương trình cơ bản của Bộ Giáo dục. Ngoài ra con có thể tham khảo thêm các chương trình học online, với hình thức học này con có thể chủ động thời gian, tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức khi tự học ở nhà. (Tham khảo Khóa học tốt Tiếng Việt 5 của Vuihoc)
- Sự quan tâm của phụ huynh
Một yếu tố không thể thiếu đối với con trẻ là sự nhắc nhở, đôn đốc, theo dõi của phụ huynh. Sự tham gia của cha mẹ học sinh vào quá trình tiến hành giáo dục là cực kỳ quan trọng. Học sinh sẽ học tốt hơn khi có sự quan tâm, động viên của gia đình.
Chúc các con học tập hiệu quả!
Khoá học tốt Toán 5
Khóa học bổ trợ giúp con lấp đầy lỗ hổng kiến thức, hiểu sâu nhớ lâu kiến thức mới để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.