Ngành Digital Marketing Học Trường Nào Tốt Nhất? Điểm Chuẩn Và Cơ Hội Việc Làm
Digital Marketing là khối ngành giành được sự quan tâm đông đảo của phụ huynh và học sinh trong những năm gần đây. Thông qua bài viết này, VUIHOC sẽ giúp các em giải đáp toàn bộ những thắc mắc liên quan để hiểu rõ hơn về ngành này và đặc biệt để biết được ngành digital marketing học trường nào trước kỳ thi THPT sắp tới nhé!
1. Digital Marketing là gì?
Để đi sâu vào tìm hiểu ngành học - ngành làm này, chúng ta cần phải nắm rõ được Digital Marketing là gì.
Digital Marketing là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm/thương hiệu như lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Tóm lại, Digital Marketing bao gồm các hoạt động tiếp thị kết hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.
2. Ngành Digital Marketing học gì?
Hầu hết các khóa học về ngành Digital Marketing có một lộ trình rất rõ ràng, bắt đầu từ những môn học cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng quan sơ bộ nhất về lĩnh vực này. Sau đó, các khóa học sẽ cho phép sinh viên lựa chọn và theo học những kiến thức cũng như những kỹ năng chuyên sâu như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm online (SEO), tiếp thị qua email, quảng cáo trong marketing hay gần đây đang phát triển đó là tiếp thị liên kết. Một số nội dung học chính trong các khóa/ngành học Digital Marketing là:
-
Lập kế hoạch và lên chiến lược: Các khóa học thường kết hợp giữa việc xây dựng chiến lược và áp dụng trong các công cụ digital marketing. Các môn học hướng dẫn về các chiến lược digital marketing sẽ cho phép người học biết cách lên kế hoạch và thực hiện một chiến dịch marketing thành công và hiệu quả, biết cạc phối hợp giữa các công cụ marketing truyền thống với công cụ hiện đại như kỹ thuật số.
-
Truyền thông mạng xã hội (MXH): Nhiều những môn học chuyên sâu về phương thức truyền thông trên mạng xã hội sẽ giúp người học nắm vững được các chiến lược tiếp thị trên các phương tiện truyền thông xã hội, ví dụ như trên các nền tảng MXH lớn: Facebook, Instagram,... nhằm mục đích tăng tương tác và xây dựng, phát triển thương hiệu đối với những đối tượng nhắm làm mục tiêu. Hơn nữa, người học cũng sẽ được hướng dẫn nghiên cứu về cách thức đánh giá và đo lượng hiệu quả của những chiến dịch digital marketing bằng cách thông qua các công cụ như Facebook Insights, Google Analytics, Web Analytics.
-
Hành vi/Tâm lý người tiêu dùng: Những môn học này tập trung chủ yếu vào lý thuyết cũng như kỹ năng để nghiên cứu và thấu hiểu người tiêu dùng, qua đây giúp người học có thể định hướng kế hoạch cho các chiến dịch digital marketing hiệu quả hơn và có sức ảnh hưởng lớn hơn tới người tiêu dùng trong môi trường kỹ thuật số hiện đại.
3. Điểm chuẩn và các trường đại học đào tạo ngành Digital Marketing tốt nhất hiện nay
Ngành học Digital Marketing đang phát triển rất mạnh mẽ nên còn nhiều băn khoăn rằng ngành học digital marketing ở trường nào. Chính vì lý do này, các trường đại học/cao đẳng đào tạo về kinh tế bắt đầu chú trọng và phát triển tuyển sinh mạnh ngành học này. Một số trường đại học đào tạo ngành học này được thống kê như sau:
3.1. Ngành Digital Marketing học trường nào ở Hà Nội?
Một số trường đào tạo ngành Digital Marketing ở Hà Nội cùng với các tổ hợp xét tuyển tương ứng với điểm chuẩn được công bố vào năm 2021 như sau:
STT |
Trường Đại học |
Tổ hợp xét tuyển |
Điểm chuẩn 2021 |
1 |
Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) |
A00, A01, D01, D07 |
25,6 |
2 |
Đại học Ngoại thương (FTU) |
A00, A01, D01, D07 |
28,5 |
3 |
Đại học Thương mại (VUC) |
A00, A01, D01 |
23.3 đến 24 điểm |
3.2. Trường Đại học đào tạo ngành Digital Marketing ở miền Bắc
Một số trường đào tạo ngành Digital Marketing ở Miền Bắc cùng với các tổ hợp xét tuyển tương ứng với điểm chuẩn được công bố vào năm 2021 như sau:
STT |
Trường Đại học |
Tổ hợp xét tuyển |
Điểm chuẩn 2021 |
1 |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông |
A00, A01, D01 |
26,45 |
2 |
Học viện Ngân hàng |
A00, A01, D01, D07 |
25,3 |
3 |
Đại học Bách khoa |
A00, A01, D01 |
26,04 |
4 |
Đại học Đông Đô |
A00, A01, D01 |
16,5 |
5 |
Đại học FPT |
A00, A01, D01, C00 |
21 |
3.3. Ngành Digital Marketing học trường nào ở TP.HCM
Một số trường đào tạo ngành Digital Marketing ở TP.HCM cùng với các tổ hợp xét tuyển tương ứng với điểm chuẩn được công bố vào năm 2021 như sau:
STT |
Trường Đại học |
Tổ hợp xét tuyển |
Điểm chuẩn 2021 |
1 |
Trường đại học Kinh tế TP.HCM |
A00, A01, D01, D07 |
27,5 |
2 |
Trường đại học Tài chính - Marketing |
A00, A01, D01, D96 |
27,1 |
3 |
Trường đại học Kinh tế - Luật |
A00, A01, D01 |
27,55 |
4 |
Đại học Mở HCM |
A00, A01, D01 |
21,85 |
5 |
Đại học Hutech |
A00, A01, D01, D10 |
26,9 |
3.4. Trường Đại học đào tạo ngành Digital Marketing ở miền Nam
Một số trường đào tạo ngành Digital Marketing ở miền Nam cùng với các tổ hợp xét tuyển tương ứng với điểm chuẩn được công bố vào năm 2021 như sau:
STT |
Trường Đại học |
Tổ hợp xét tuyển |
Điểm chuẩn 2021 |
1 |
Đại học Hoa Sen |
A00, A01, D01, D03, D09 |
16,0 |
2 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng |
A00, A01, D01, C00 |
15 |
3 |
Đại học Cần Thơ |
A00, A01, D01, C02 |
26,25 |
3.5. Ngành Digital Marketing học trường nào ở Đà Nẵng?
Một số trường đào tạo ngành Digital Marketing ở Đà Nẵng cùng với các tổ hợp xét tuyển tương ứng với điểm chuẩn được công bố vào năm 2021 như sau:
STT |
Trường Đại học |
Tổ hợp xét tuyển |
Điểm chuẩn 2021 |
1 |
Đại học FPT Đà Nẵng |
A00, A01, D01, C00 |
21 |
2 |
Đại học Kinh tế Đà Nẵng |
A00, A01, D01, D90 |
26,75 |
3 |
Đại học Duy Tân |
A00, A16, D01, C01 |
13 |
3.6. Trường Đại học đào tạo ngành Digital Marketing ở miền Trung
Một số trường đào tạo ngành Digital Marketing ở miền Trung cùng với các tổ hợp xét tuyển tương ứng với điểm chuẩn được công bố vào năm 2021 như sau:
STT |
Trường Đại học |
Tổ hợp xét tuyển |
Điểm chuẩn 2021 |
1 |
Đại học Kinh tế - ĐH Huế |
A00, A01, D01, C15 |
17 |
2 |
Đại học Kinh tế Đà Nẵng |
A00, A01, D01, D90 |
26,75 |
3 |
Đại học Nha Trang |
A01, D01, D07, D96 |
23 |
4. Học Digital Marketing ra trường làm gì?
Các lĩnh vực hoạt động và việc làm của ngành Digital Marketing đang vô cùng rộng mở và có vô vàn lựa chọn vị trí công việc phụ thuộc vào khả năng cùng với sở thích của người học. Học digital marketing ra làm gì? Dưới đây là một số nghề sau khi tốt nghiệp ngành Digital Marketing
Làm việc trong các agency
Agency là một thuật ngữ chuyên ngành nói đến các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông, quảng cáo và tiếp thị liên kết. Người học có thể hiểu rằng agency sẽ đứng ra làm truyền thông, tiếp thị cho các công ty, tổ chức là khách hàng (client) của họ, sản phẩm họ giao dịch là dịch vụ truyền thông. Dưới đây là các vị trí công việc cụ thể của Agency:
-
Planner
Các nhân viên planner là những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho các bên khách hàng. Họ chính là những người nắm giữ vai trò quan trọng nhất trong mỗi chiến dịch marketing.
Công việc chủ yếu của planner là nghiên cứu về client, nghiên cứu cơ cấu thị trường, định hướng và hiểu được khách hàng là mục tiêu của client, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của client, đưa ra những kế hoạch, phương án, giải pháp nhằm giúp client đạt được mục tiêu mà họ đặt ra.
-
Copywriter và Content Creator
Copywriter và Content Creator là các vị trí làm việc chủ yếu về ngôn từ, họ là những người sàng lọc, sử dụng ngôn ngữ để lên nội dung trực tiếp của chiến dịch tiếp thị bao gồm: slogan, title, catalogue, tagline,… Hiện nay, phần nội dung bao gồm hai mảng là chữ nghĩa và hình ảnh. Chính vì thể, những người là content creator còn cần có khả năng tư duy hình ảnh tốt, sáng tạo và viết bản tóm tắt mô tả hình ảnh cho designer. Vị trí này rất phù hợp cho những ai có khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo và đang chưa biết học digital marketing ra làm gì.
-
Designer
Designer là nhân viên thiết kế. Họ là những người biến những ý tưởng của copywriter và content creator trở thành hình ảnh, video,… một cách trực quan nhất. Designer cần có tư duy hình ảnh tốt, sáng tạo và có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế. Đây là công việc đòi hỏi khả năng sáng tạo vượt trội và gu thẩm mỹ cao.
-
Account
Đây là một vị trí đảm đương trách nhiệm kết nối giữa agency và client. Account là những người tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt, đàm phán đưa đến ký kết hợp đồng, tiếp nhận các thông tin, yêu cầu đề ra từ phía client, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, có trách nhiệm liên lạc giữa client và đội ngũ sản xuất bên phía agency. Hiểu theo cách đơn giản, account có công việc mang tính chất của sales trong agency tuy nhiên tác vụ của họ phức tạp hơn và yêu cầu có kiến thức chuyên môn về Marketing.
Làm việc trong các công ty client
Khi tìm kiếm việc làm mảng Marketing, bạn có một sự lựa chọn khác là làm ở công ty client có nghĩa là làm trong bộ phận Marketing của các công ty, tổ chức. Nhân lực tiếp thị chỉ cho duy nhất tổ chức đang làm thay vì làm tiếp thị cho nhiều tổ chức khác nhau. Với những tổ chức lớn có bộ phận Digital Marketing phát triển thì họ cũng có xây dựng lên các phòng ban Marketing cùng với các vị trí nhân viên như content, designer, planner như trong công ty agency. Tuy nhiên, với các tổ chức nhỏ hoặc văn phòng Marketing có quy mô và nguồn lực nhỏ hơn thì bạn sẽ là người thực hiện kết hợp rất nhiều tác vụ như là làm việc như planner lẫn content creator. Dưới đây là một số những vị trí công việc trong client:
-
Nhân viên/Trợ lý Digital Marketing
Đây là vị trí có thể thực hiện đa dạng các đầu việc tiếp thị bao gồm cả công việc nghiên cứu cơ cấu thị trường, hỗ trợ việc xây dựng, lên kế hoạch tiếp thị, thực hiện phối hợp các tác vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị, hỗ trợ các công việc khác trong bộ phận Marketing.
-
Nhân viên nghiên cứu cơ cấu thị trường
Công việc của các nhân viên/chuyên viên chuyên nghiên cứu cơ cấu thị trường là tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu tất cả các thông tin về khách hàng của tổ chức đang làm việc, phân tích đối thủ của họ. Những thông tin mà các nhân viên này đưa ra có giá trị rất quan trọng trong công cuộc lên kế hoạch tiếp thị truyền thông.
-
Nhân viên/chuyên viên quan hệ công chúng
Nhân viên/chuyên viên quan hệ công chúng làm việc ở trong các tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm về các công việc về làm việc kết hợp với báo chí, quản lý những quan hệ với cộng đồng, xử lý các khủng hoảng liên quan đến truyền thông, tổ chức sự kiện,…
Sinh viên mới tốt nghiệp thì nên bắt đầu từ các vị trí nhân viên, thực tập với mục tiêu chính là học hỏi kinh nghiệm và va chạm. Sinh viên sẽ có khả năng thăng tiến tốt trong tương lai nếu có năng lực tốt và nỗ lực. Nếu cố gắng, sinh viên có khả năng thăng tiền lên các vị trí: Manager, Trưởng phòng Marketing, Giám đốc Marketing, Giám đốc Sáng tạo,…
5. Mức lương của ngành Digital Marketing
Một trong những lý do khiến cho Digital Marketing đang vươn lên mạnh mẽ đó chính là mức thu nhập trung bình và thường ở ngành này vô cùng tốt. Cùng tham khảo lương của một số ngành sau
6. Những tiêu chí cần có của người học Digital Marketing
Là một ngành làm đang rất phát triển đồng nghĩa với việc các nhà tuyển dụng đang cần một nguồn lực dồi dào. Tuy vậy, các nhà tuyển dụng cũng cần lựa chọn nhân lực kỹ lưỡng trước đó. Vậy những tiêu chí cần có của người học Digital Marketing là gì? Dưới đây là một số tiêu chí cần có của người học.
-
Có kỹ năng giao tiếp tốt.
-
Có khả năng lãnh đạo.
-
Có kỹ năng teamwork và cá nhân cao.
-
Cẩn thận, tỉ mỉ và có chí hướng, mục tiêu.
-
Có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ Microsoft Office, Photoshop.
-
Am hiểu về mảng Marketing online như: Google Ads, Facebook, SEO, quản trị nội dung,…
-
Học về chuyên ngành marketing và các ngành khác có liên quan.
-
Đã có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án có liên quan đến digital marketing.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích, hỗ trợ cho học sinh lớp 12 có đủ thông tin để trả lời được câu hỏi digital marketing học trường nào, cơ hội nghề nghiệp có khả quan không. Để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về kỳ thi THPT Quốc gia 2022, các em hãy theo dõi cùng VUIHOC nhé! Ngoài ra, em có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để xem thêm những bài giảng kiến thức Toán Lý Hóa Sinh Anh, tin tức tuyển sinh lớp 12 hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi THPT quốc gia 2022 trong thời gian tới nhé!