Khối B Gồm Những Ngành Nào? Môn Nào? Các Trường Đại Học Khối B Hiện Nay
Các khối thi hiện nay rất đa dạng giúp học sinh có nhiều lựa chọn phù hợp với bản thân. Trong đó, khối B là một khối được nhiều học sinh ưu tiên lựa chọn. Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu xem khối B gồm những ngành nào, trường đại học nào tuyển khối B và cơ hội việc làm sau này.
1. Khối B gồm những môn nào? Các tổ hợp môn khối B
Bài viết này sẽ tổng hợp thông tin để giải đáp thắc mắc của học sinh về các môn học khối B và khối B gồm những ngành nào, đồng thời đề cập đến cơ hội việc làm sau này.
Hiện nay, dựa trên quy chế thi tuyển sinh cấp đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục và đào tạo, tổ hợp môn khối B không còn bị đóng gói trong 3 môn thi Toán, Hóa, Sinh truyền thống mà đã được mở rộng và phát triển thành các tổ hợp môn xét tuyển mới. Các tổ hợp sẽ được liệt kê dưới bảng sau:
Tổ hợp |
Môn thi |
B00 |
Bao gồm 3 môn thi là Toán, Hóa học, Sinh học. |
B01 |
Bao gồm 3 môn thi là Toán, Sinh học, Lịch sử. |
B02 |
Bao gồm 3 môn thi là Toán, Sinh học, Địa lý. |
B03 |
Bao gồm 3 môn thi là Toán, Sinh học, Ngữ Văn. |
B04 |
Bao gồm 3 môn thi là Toán, Sinh học, Giáo dục công dân. |
B05 |
Bao gồm 3 môn thi là Toán, Sinh học, Khoa học xã hội. |
B08 |
Bao gồm 3 môn thi là Toán, Sinh học, Tiếng Anh. |
2. Thi khối B gồm những ngành nào?
Khi nhắc đến khối B thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến sau này sẽ học Y để làm bác sĩ. Tuy nhiên, hiện nay khối B đã có đa dạng các ngành nghề hơn để tăng sự lựa chọn. Để biết khối B gồm những ngành nào, hãy cùng theo dõi bảng dưới đây để tìm hiểu về các ngành thi khối B nhé!
2.1. Nhóm ngành Y - Dược
Nhóm ngành liên quan đến Y Dược được coi là ngành học phát triển nhất hiện nay, phổ biến với tất cả các học sinh theo học khối B, chủ yếu là do cơ hội việc làm sau khi ra trường. Mặc dù thi đầu vào ở mức khó, nhiều sự cạnh tranh, học hành cũng rất căng thẳng nhưng sau này, các em gần như không phải lo lắng về công việc trong tương lai. Dưới đây là bảng tổng hợp các ngành Y - Dược.
Khối ngành |
Tên ngành |
Khối ngành Y - Dược |
- Y khoa - Y học dự phòng - Y học cổ truyền - Dược học - Điều dưỡng - Dinh dưỡng - Răng - Hàm - Mặt - Kỹ thuật phục hình răng - Kỹ thuật xét nghiệm y học - Kỹ thuật hình ảnh y học - Kỹ thuật phục hồi chức năng - Y tế công cộng |
2.2. Nhóm ngành Tài nguyên - Khoáng sản
Khối ngành |
Tên ngành |
Khối ngành Tài nguyên - Khoáng sản |
- Quản lý tài nguyên và môi trường - Tài nguyên và du lịch sinh thái - Quản lý đất đai - Du lịch sinh thái - Quản lý tài nguyên khoáng sản - Quản lý tổng hợp tài nguyên nước - Quản lý tài nguyên nước - Quản lý biển |
2.3. Nhóm ngành Công nghệ thực phẩm
Khối ngành |
Tên ngành |
Khối ngành Công nghệ thực phẩm |
- Công nghệ thực phẩm - Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm - Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm - Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm - Dinh dưỡng - Kỹ thuật thực phẩm |
2.4. Nhóm các ngành Công nghệ sinh học, Hóa học, Môi trường
Khối ngành |
Tên ngành |
Khối ngành Công nghệ sinh học, Hóa học, Môi trường |
- Công nghệ sinh học - Kỹ thuật sinh học - Hóa học - Công nghệ kỹ thuật hóa học - Công nghệ kỹ thuật môi trường - Quản lý tài nguyên và môi trường |
2.5. Nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Khối ngành |
Tên ngành |
Khối ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp |
- Công nghệ kỹ thuật môi trường - Kỹ thuật trắc địa - bản đồ - Phát triển nông thôn - Khoa học môi trường - Khoa học đất - Khoa học cây trồng - Bảo vệ thực vật - Nông nghiệp - Công nghệ rau quả và cảnh quan - Công nghệ thực phẩm - Công nghệ sau thu hoạch - Quản lý đất đai - Công nghệ chế biến thủy sản - Khoa học thủy sản - Lâm sinh - Khuyến nông - Công nghệ chất biến Lâm sản - Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm) - Nuôi trồng thủy sản - Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước |
2.6. Nhóm ngành Sư phạm, Giáo dục
Khối ngành |
Tên ngành |
Khối ngành Sư phạm, Giáo dục |
- Sư phạm hóa học - Sư phạm sinh học - Sư phạm toán học - Sư phạm khoa học tự nhiên - Sư phạm công nghệ - Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp - Giáo dục chính trị - Giáo dục học - Giáo dục mầm non - Giáo dục tiểu học |
2.7. Nhóm ngành Xây dựng, Kiến trúc
Khối ngành |
Tên ngành |
Khối ngành Xây dựng, Kiến trúc |
- Kỹ thuật xây dựng - Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông - Kỹ thuật tài nguyên nước - Kỹ thuật cấp thoát nước - Công nghệ kỹ thuật môi trường - Kỹ thuật hạ tầng đô thị - Quản lý xây dựng - Thiết kế xanh |
2.8. Nhóm ngành Thú y, Chăn nuôi
Khối ngành |
Tên ngành |
Khối ngành Thú y, chăn nuôi |
- Chăn nuôi (Nghiên cứu về dinh dưỡng và công nghệ thức ăn chăn nuôi) - Thú y - Dịch vụ thú y - Chăn nuôi thú y |
2.9. Nhóm ngành Tâm lý học
Khối ngành |
Tên ngành |
Khối ngành Tâm lý học |
- Tâm lý học - Tâm lý học giáo dục |
3. Top 5 ngành nghề khối B đang hot, dễ xin việc nhất 2022
3.1. Ngành Bác sĩ
Có thể nói ngành nghề bác sĩ dễ có cơ hội việc làm nhất trong số các ngành khối B. Đây cũng là giấc mơ của rất nhiều bạn học sinh có đam mê với các bộ môn Toán, Hóa, Sinh thuộc khối B00 với mong muốn sau này có thể trở thành một bác sĩ. Ngành học này luôn nhận được một sự ưu ái đặc biệt từ xã hội và được mọi người kính trọng. Họ chính là những người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ tính mạng cho con người. Ngoài ra, bác sĩ cũng chính là một trong những ngành nghề được biết đến với mức thu nhập khá cao và ổn định.
Cũng chính vì có những ưu điểm đặc biệt trên mà nhóm ngành Y - Dược luôn luôn có một mức điểm xét tuyển ở trong hàng top (cần có số điểm cao mới có thể vào được trường đại học mong muốn). Tỉ lệ đăng ký các ngành nghề liên quan đến Y - Dược rất đông: Mỗi năm ở Việt Nam có tới hàng chục ngàn học sinh đăng ký nguyện vọng với mong muốn có thể vào ngành này. Do đó, mức độ cạnh tranh ở ngành này là rất cao, điều này đã trở thành rào cản cho cánh cửa vào đại học của các em học sinh muốn thi ngành này lại ngày càng thu hẹp lại.
Tuy nhiên, nếu các em có một niềm đam mê mãnh liệt và ước mơ được trở thành một Bác sĩ thì hoàn toàn có thể thực hiện được nó. Hãy tập trung vào học tập và tìm ra cho mình một phương pháp học tập khoa học và quản lí thời gian học tập một cách hợp lý, thực hiện giờ giấc ngủ nghỉ sao cho hợp lý để có đủ sức khỏe và kiến thức để cùng nỗ lực với đam mê cháy bỏng ấy. Đó chính là những điều cần thiết để các em có thể đạt được những mơ ước của mình. Tất nhiên việc các em được chọn vào các trường đại học với các ngành Y – dược chỉ là bước đầu trong ước mơ đó. Bởi vì việc học tập của ngành này cực kỳ gian nan, vất vả, đòi hỏi những người kiên trì và chăm chỉ.
Nghề bác sĩ trong tương lai sẽ không ngừng hot bởi sức khỏe con người quan trọng hơn bao giờ hết. Mức sống con người cao lên nên việc tìm cho mình những bác sĩ giỏi là điều hết sức bình thường. Bởi vậy ngành này không cần lo nghĩ về việc làm, ai cũng cần đến y tế. Trong diễn biến tình hình covid - 19 hiện nay thì vấn đề sức khỏe càng được coi trọng. Các em hãy cố gắng hết mình nếu có ước mơ trở thành bác sĩ nhé!
3.2. Ngành Công nghệ sinh học
Đây chính là ngành ứng dụng những kiến thức sinh học vào công nghệ để có thể tạo ra các sản phẩm có lợi cho con người hoặc với một năng suất cao. Các sản phẩm của công nghệ sinh học bao gồm: Thực phẩm chức năng hay thuốc hoặc phân bón,.... Để có thể làm ra được những sản phẩm này, học sinh có thể ứng tuyển vào các trường đại học có ngành công nghệ sinh học.
Cơ hội việc làm của ngành này cũng khá rộng mở. Sinh viên ra trường có thể có cơ hội được góp mặt tại một số chức vụ như: Quản lý, điều hành sản xuất sản phẩm tại các công ty Y – Dược hoặc cũng có thể trở thành chuyên viên làm việc trong môi trường công nghệ sinh học, được làm thí nghiệm, nghiên cứu và phân tích các mẫu phẩm, tiến hành làm các xét nghiệm khi nhận lệnh từ các cấp chính quyền. Việc này thường diễn ra chủ yếu trong các thời kỳ mà dịch bệnh hoành hành như dịch Covid - 19 hiện nay.
Sau Y – dược thì công nghệ sinh học là một ngành khá hấp dẫn với những đặc quyền cũng như mức lương xứng đáng.
3.3. Ngành Công nghệ thực phẩm
Những thức ăn mà chúng ta ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể. Chúng ta đều biết sức khỏe là báu vật quý giá nhất của con người và bên cạnh việc chúng ta được các y bác sĩ khám chữa bệnh thì những người làm việc thuộc ngành công nghệ thực phẩm cũng đóng góp vai trò rất quan trọng. Bởi vậy, ngành công nghệ thực phẩm chính là một trong những ngành có triển vọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người trong tương lai.
Khi ứng dụng công nghệ hiện đại vào kỹ thuật nuôi trồng thực phẩm sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và cải thiện được sức khỏe. Cuộc sống ngày càng phát triển kèm theo đó vấn đề về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giờ đây được đưa lên hàng đầu. Vậy nên, đây cũng là một ngày hot mà các em có thể cân nhắc khi viết nguyện vọng.
3.4. Ngành Thú y
Ngành thú y có lẽ là lĩnh vực được các bạn học sinh khá quan tâm. Mặc dù hiện nay ngành thú y mảng thú cưng ở nước ta vẫn chưa phát triển mạnh, tuy nhiên ngành thú y về các mảng trong nông nghiệp lại được cho là nhiều tiềm năng. Do nước ta là một nước nông nghiệp nên vẫn đang phát triển các lĩnh vực liên quan đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu mảng thú cưng cũng phát triển thì đây có thể sẽ là một thế mạnh cho các bạn học sinh theo khối B.
3.5. Ngành Tâm lý học
Khi nhắc đến tâm lý học, nhiều học sinh cho rằng nó là ngành không mấy liên quan đến các môn học khối B. Tuy nhiên những công tác tư vấn tâm lý đang ngày càng trở nên cần thiết ở xã hội hiện đại. Tưởng chừng tâm lý học chỉ là một ngành dành cho những sinh viên ở khối C, tuy nhiên nó đang là một xu hướng của các ngành khối B.
Cuộc sống thay đổi, nỗi lo về đời sống ngày càng tăng nên việc gặp phải áp lực cũng khiến nhiều người mắc bệnh tâm lý. Tâm lý học sẽ giúp họ cân bằng cảm xúc và cuộc sống để bớt phần nào gánh nặng trong tư tưởng. Bởi vậy trong tương lai, tâm lý học có thể sẽ ngày càng phát triển do nhu cầu tăng cao.
4. Tổng hợp các trường đại học khối B hiện nay
Khu vực |
Tên trường |
Miền Bắc |
- Đại học Y Hà Nội - Học viện Quân Y - Hệ Quân Sự - Đại học Bách Khoa Hà Nội - Học viện Quân Y - Hệ Dân Sự - Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam - Đại học Y Dược Thái Bình Đại học Y Tế Công Cộng - Đại học Thái Bình - Đại học Kiến Trúc Hà Nội - Đại học Y Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên - Đại học Công Nghiệp Hà Nội - Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội Khoa Quốc Tế - Đại học Thái Nguyên Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội - Đại học Sư Phạm Thái Nguyên - Đại học Khoa Học Tự Nhiên - ĐHQG Hà Nội - Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên - Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Đại học Công Nghệ Đông Á - Đại học Y Hải Phòng - Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội -Đại học Hải Phòng - Đại học Kinh Tế Quốc Dân - Đại học Dân Lập Hải Phòng - Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 - Đại học Công Nghiệp Việt Trì - Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội - Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai - Đại học Thăng Long - Đại học Hải Dương - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam - Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định - Đại học Dân Lập Phương Đông - Đại học Điều Dưỡng Nam Định - Đại học Mỏ Địa Chất - Đại học Hạ Long Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 1) - Đại học Sao Đỏ - Đại học Hòa Bình - Đại học Hùng Vương - Đại học Sư Phạm Hà Nội - Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên - Đại học Thủ Đô Hà Nội - Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương - Đại học Thành Đô - Đại học Tân Trào - Đại học Nguyễn Trãi - Đại học Đại Nam - Đại học Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội - Đại học Dân Lập Đông Đô |
Miền Trung |
- Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng - Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng - Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng - Đại học Tây Nguyên Khoa Công Nghệ - Đại học Đà Nẵng - Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai - Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng - Đại học Quy Nhơn - Đại học Sư Phạm - Đại học Huế - Đại học Kinh Tế Nghệ An - Đại học Nông Lâm - Đại học Huế - Đại học Duy Tân Phân hiệu - Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận - Đại học Dân Lập Phú Xuân - Đại học Buôn Ma Thuột - Đại học Công Nghệ Vạn Xuân - Đại học Y Khoa Vinh - Đại học Hà Tĩnh - Đại học Công Nghiệp Vinh - Đại học Vinh Phân hiệu - Đại học Huế tại Quảng Trị - Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh - Đại học Quang Trung - Đại học Khánh Hòa - Đại học Hồng Đức - Đại học Phan Châu Trinh - Đại học Đà Lạt - Đại học Yersin Đà Lạt - Đại học Nha Trang - Đại học Khoa Học - Đại học Huế - Đại học Quảng Bình - Đại học Y Dược - Đại học Huế - Đại học Phạm Văn Đồng - Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng - Đại học Quảng Nam - Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng |
Miền Nam |
- Đại học Quốc Tế - ĐHQG TPHCM - Đại học Quốc Tế Hồng Bàng - Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch - Đại học Văn Hiến - Đại học Giáo Dục - ĐHQG TPHCM - Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu - Đại học Y Dược Cần Thơ - Đại học Bình Dương - Khoa Y - ĐHQG TPHCM - Đại học Bạc Liêu - Đại học Y Dược TPHCM - Đại học Công Nghệ Đồng Nai - Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - ĐHQG TPHCM - Đại học Cửu Long - Đại học Khoa Học Tự Nhiên - ĐH Quốc Gia TPHCM - Đại học Hùng Vương TPHCM - Đại học Bách Khoa - ĐHQG TPHCM - Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An - Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM - Đại học Lạc Hồng - Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn - Trường Cao đẳng Dược TPHCM - Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM - Đại học Công Nghệ Miền Đông - Đại học Sư Phạm TPHCM - Đại học Nam Cần Thơ - Đại học Mở TPHCM - Đại học Công Nghệ Sài Gòn - Đại học Giao Thông Vận Tải TPHCM - Đại học Tây Đô - Đại học Nông Lâm TPHCM - Đại học Văn Lang - Đại học Công Nghiệp TPHCM - Đại học Quốc Tế Miền Đông - Đại học Tài Nguyên Môi Trường TPHCM - Đại học Cần Thơ Đại học An Giang - Đại học Xây Dựng Miền Tây - Đại học Sài Gòn - Đại học Thủ Dầu Một - Đại học Tôn Đức Thắng - Đại học Võ Trường Toản - Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long - Đại học Tiền Giang - Đại học Đồng Tháp - Đại học Đồng Nai - Đại học Trà Vinh - Đại học Kiên Giang |
5. Những câu hỏi thường gặp khi lựa chọn ngành thi khối B
5.1. Con gái thi khối B nên chọn ngành gì?
Con trai có thể lực tốt nên có khả năng phụ trách được nhiều công việc nặng hơn các bạn nữ. Do vậy các bạn nữ nên lựa chọn các ngành có công việc vừa sức để hoàn thành tốt nhất có thể. Một số ngành thi khối B con gái có thể ứng tuyển như: y học, điều dưỡng, bác sĩ, công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ sinh học, tâm lý học, sư phạm giáo dục,...
Tuy nhiên hiện nay nam nữ đều bình đẳng nên việc lựa chọn ngành nào sẽ dựa vào khả năng và mong muốn của mỗi người. Bởi vậy những ngành phía trên chỉ để gợi ý, còn thực tế thì các bạn nữ đều có thể chọn bất kì ngành nào thuộc khối B.
5.2. Học lực khá nên chọn ngành nào khối B?
Trên thực tế, vấn đề học lực của các em ở hiện tại không quá quan trọng đến việc sau này ra trường sẽ như thế nào, bởi vì môi trường đại học sẽ khác nhau và nó phụ thuộc vào việc học ở đại học của các em.
Mặc dù, nhóm ngành nào cũng sẽ có những thang điểm sàn phù hợp với mức điểm của các em nhưng nếu có một số điểm cao hơn thì việc lựa chọn những trường nằm trong top đầu sẽ dễ dàng hơn. Vì thế việc cần làm bây giờ là hãy xác định cho mình ngành nghề phù hợp với bản thân và ôn luyện thật tốt để đạt điểm cao nhất có thể và đậu vào những ngôi trường tốt.
5.3. Ngành nghề khối B nào dễ xin việc và có xu hướng hot trong tương lai?
Ngành Y – Dược hiện nay và trong tương lai vẫn là ngành có xu hướng hot vì xã hội lúc nào cũng rất cần nhân lực có trình độ cao ở lĩnh vực này. Chính vì thế ngành này mỗi năm đều có rất nhiều thí sinh đăng ký dự thi tỷ lệ cạnh tranh cao khiến cho điểm xét tuyển cao nên các em cần cân nhắc với điểm số của mình. Vì ngành này liên quan đến sinh mạng nên yêu cầu độ chính xác cao, giảm thiểu nhiều nhất sự sai sót đòi hỏi người học phải có sự kiên nhẫn, chăm chỉ tìm học hỏi và quan trọng nhất là phải thực sự đặt cái tâm lên trên tất cả.
Ngoài ra, còn rất nhiều những ngành học tiềm năng trong khối B để các em lựa chọn như ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm. Những ngành đó đều có ứng dụng công nghệ cao, là xu thế mới của khoa học trên thế giới nên rất thiết thực và có nhu cầu lớn.
5.4. Nên bắt đầu chọn ngành học khối B từ khi nào?
Việc chọn ngành học, không chỉ ở khối B mà đối với cả những khối khác nên cân nhắc từ trước khi bắt tay vào ôn luyện thi THPT. Nhiều bạn học sinh đến lớp 12 khi chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia mới bắt đầu nghĩ đến việc chọn ngành học, tuy nhiên thời gian đó là quá ngắn để hiểu được mong muốn, thế mạnh của mình. Bởi vậy các em nên chọn ngành học càng sớm càng tốt để có đủ thời gian suy nghĩ, không bị chọn nhầm, chọn theo cảm tính. Trước tiên, các em có thể chọn trường mà mình mong muốn rồi chọn ngành theo sở thích và thế mạnh. Các em nên chọn trước ngành học khối B để lấy nó làm mục tiêu, định hướng cho mình phấn đấu, nỗ lực vượt qua những khó khăn, trở ngại trong suốt quá trình học tập, ôn luyện.
>>> Bài viết các em có thể tham khảo thêm:
Việc quan tâm khối b gồm những ngành nào sẽ giúp các em học sinh định hướng cho công việc sau này. Từ đó, các em sẽ hình thành phương pháp học tập, thời gian biểu và động lực để đạt được mục tiêu mong muốn. Các em có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để đăng ký tài khoản hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để chuẩn bị hành trang tốt nhất thực hiện ước mơ thi đỗ các ngành khối B của mình nhé!