Ngành Kinh Tế Thi Khối Nào? Xét Tuyển Những Môn Nào?
Ngành kinh tế là một khối ngành khá hot trong khoảng thời gian gần đây, nhưng không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về ngành học này. Hãy cùng VUIHOC giải đáp các thắc mắc thường gặp nhất về ngành này như học ngành kinh tế thi khối nào, học trường nào, có lấy điểm chuẩn cao không.
1. Ngành Kinh tế thi khối nào? Xét tuyển những môn nào?
Ngành kinh tế thi khối nào và bao gồm những môn gì chắc hẳn là câu hỏi của nhiều bạn học sinh. Để giải đáp câu hỏi này thì sau đây là một số khối học gợi ý cho các bạn đang có ý định thi ngành kinh tế. Khối thi ngành kinh tế gồm các khối sau đây:
1.1. Ngành Kinh tế thi khối A
Gồm có 3 môn là Vật Lý, Hóa học, Toán, cả ba môn đều thuộc khối tự nhiên rất phù hợp với tiêu chí của ngành, thuộc khối thi được nhiều bạn thí sinh lựa chọn, và đặc biệt phù hợp với những bạn không có thế mạnh ngoại ngữ.
>>> Xem thêm: Khối A Gồm Những Ngành Nào? Các Môn Và Trường Đại Học Đào Tạo Khối A Hiện Nay
1.2. Ngành Kinh tế thi A1
Gồm 3 môn Toán, Vật lý và Anh văn, rất phù hợp cho các bạn học tốt môn tự nhiên và có thêm ngoại ngữ. Trong thời đại kinh tế hội nhập như ngày nay, nếu muốn học ngành kinh tế thì đây có thể sẽ là một tổ hợp môn phù hợp cho bạn. Khi nhu cầu giao lưu kinh tế được với nước ngoài ngày càng tăng, dự đoán đây sẽ là một khối thi được ưa chuộng hơn trong tương lai gần.
1.3. Ngành Kinh tế thi khối D
Đây là ba môn học phổ biến nhất nên điểm chuẩn cạnh tranh khá khốc liệt.
1.4. Ngành kinh tế thi khối C
Ngành kinh tế thi khối C chỉ dành cho một số ngành đặc trưng trong lĩnh vực kinh tế ví dụ như Kinh tế luật, Luật kinh tế, Dịch vụ pháp lý, Quan hệ quốc tế. Vì đây là khối thi ít sự lựa chọn nên ít được các bạn thí sinh ưa chuộng.
2. Nhóm ngành Kinh tế gồm những ngành nào?
2.1. Ngành Kinh tế học
Kinh tế học là ngành cơ bản nhất của kinh tế, ngành này sẽ học chung những kiến thức về kinh tế vi mô và vĩ mô. Kinh tế học, Kinh tế quốc tế, Kinh tế học tài chính, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư là những lĩnh vực bạn có thể học tùy theo định hướng cá nhân.
2.2. Ngành Tài chính – Ngân hàng
Đây là ngành luôn nằm trong những ngành kinh tế có tỷ lệ cạnh tranh và điểm chuẩn đầu vào cao nhất tại các trường Đại học top đầu. Các ngành được đào tạo chuyên sâu có thể kể đến như Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, ngoài những kiến thức về tài chính, tiền tệ, ngân hàng và các định chế tài chính. Ngoài ra còn có một số ngành mới như Công nghệ tài chính, Đầu tư tài chính, Quản trị rủi ro tài chính,…
2.3. Ngành Kế toán – Kiểm toán
Đây cũng là một ngành có điểm chuẩn và cạnh tranh cao khi bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tới bộ phận Kế toán, vậy nên đây luôn được ngành không có nhiều biến động, giữ được tính ổn định.
>>> Xem thêm: Ngành Kế Toán Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Và Các Tổ Hợp Môn Xét Tuyển
2.4. Ngành Kinh tế Đối ngoại – Kinh doanh Quốc tế
Trong xu thế hội nhập như hiện này thì với bất kì một nền kinh tế nào thì xuất nhập khẩu luôn là một lĩnh vực kinh tế quan trọng. Vậy nên, những ngành học lấy điểm rất cao có thể kể đến như các ngành học liên quan đến xuất nhập khẩu như Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh Quốc tế, Thương mại Quốc tế, Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng.
2.5. Ngành Marketing và Quan hệ công chúng
Quản trị Marketing đã trở thành một trong những “vũ khí” để một doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiện nay khi tiếp thị là một khâu quan trọng trong vận hành kinh doanh. Thế nhưng, tìm được chỗ đứng trong thị trường khốc liệt là không dễ dàng, vậy nên, nhu cầu tuyển dụng ngành Marketing đang có xu hướng tăng mỗi năm. Các doanh nghiệp hiện nay đều sẵn sàng chi một khoản ngân sách lớn để thực hiện các chiến dịch tiếp thị truyền thông nhằm thu hút khách hàng cũng như xây dựng thương hiệu.
2.6. Một số ngành Kinh tế khác
Các nhu cầu mới trong nhiều lĩnh vực và đòi hỏi sự chuyên môn hóa ngày càng gia tăng do kinh tế phát triển. Từ đó, ta thấy các ngành học kinh tế mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các em học sinh có thể tham khảo những ngành sau gồm: Thương mại điện tử, Bất động sản, Bảo hiểm, Quản trị rủi ro,…
3. Học ngành Kinh tế ra trường làm gì?
3.1. Kinh doanh, nghiên cứu thị trường
-
Nhiệm vụ: Đây là người thực hiện công việc tìm hiểu cũng như thu thập các dữ liệu thông tin liên quan đến khách hàng, thị trường; cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp hoạch định các chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả để tăng lợi nhuận.
-
Kỹ năng cần có:
-
Kỹ năng phân tích: Kỹ năng phân tích sẽ giúp nhân viên phát triển thị trường đánh giá được dữ liệu một cách chính xác khi sở hữu dữ liệu thu thập lớn.
-
Kỹ năng giao tiếp: Đây là công việc phải tiếp xúc rất nhiều với khách hàng nên kỹ năng giao tiếp sẽ giúp các cuộc phỏng vấn được gợi mở, từ đó công tác thu thập dữ liệu sẽ được diễn ra suôn sẻ hơn.
-
Kỹ năng sử dụng công nghệ: Các phần mềm xử lý dữ liệu sẽ là công cụ không thể thiếu.
-
Mức lương: Mức lương cơ bản cho sinh viên mới ra trường sẽ rơi vào khoảng 6 đến 8 triệu 1 tháng, m. Với kinh nghiệm càng lâu thì càng có thể để nghị mức lương cao hơn với nhà tuyển dụng, có thể lên tới 15 đến 25 triệu đồng 1 tháng tùy vào khả năng của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp tuyển dụng.
3.2. Làm việc trong Ngân hàng
-
Nhiệm vụ: Đây là những người phụ trách các mảng nghiệp vụ khác nhau như: tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, kiểm toán nội bộ, xử lý sổ sách, dữ liệu nội bộ của ngân hàng. Mỗi công việc đều có nhiệm vụ đặc thù khác nhau.
-
Kỹ năng cần có:
-
Kiến thức sâu rộng về kinh tế để làm các công việc liên quan đến kế toán, sổ sách
-
Kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ cho các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
-
Mức lương: Mức lương rất đa dạng cho các vị trí khác nhau trong ngân hàng. Thông thường, mức thu nhập sẽ rơi vào khoảng 9 -15 triệu đồng mỗi tháng. Đặc biệt, ngành ngân hàng có lương thưởng khá cao nên đây là công việc được săn đón. Ví như các khoản thưởng KPI theo tháng, thưởng quý, thưởng lễ, Tết hàng năm có thể lên tới 5 - 7 tháng lương.
>>> Xem thêm: Ngành Ngân Hàng Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Và Cơ Hội Việc Làm
3.3. Kế toán, kiểm toán
-
Nhiệm vụ: Đây là công việc ghi chép, thu thập, lưu trữ, cung cấp và xử lý các thông tin về tài chính. Người làm ngành này có nhiệm vụ lập báo cáo về tài chính để phục vụ cho các hoạt động trong công ty và các cơ quan bên ngoài ví dụ như Ngân hàng, cơ quan thuế.
-
Kỹ năng cần có:
-
Cần có năng lực, chuyên môn cao về vấn đề kinh tế, thu thập dữ liệu.
-
Cẩn thận, tỉ mỉ vì dù chỉ là một sai sót nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến bộ máy.
-
Mức lương:
Với sinh viên mới ra trường mức lương có thể rơi vào khoảng 5 – 8 triệu đồng. Khi có nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương sẽ rơi vào khoảng 10 – 30 triệu đồng.
3.4. Làm việc trong cơ quan Nhà nước
-
Nhiệm vụ: Công chức hành chính được gọi là chuyên viên, đây là công việc có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực các trong cơ quan, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực.
-
Kỹ năng cần có:
-
Kỹ năng nghiệp vụ, kinh tế vững vàng.
-
Kỹ năng xử lý tình huống,
-
Mức lương:
Mức lương sẽ rơi vào khoảng 3 - 5 triệu đồng đối với sinh viên mới ra trường, sau này tùy theo năng lực mà mức lương tăng có thể lên tới 20 triệu đồng.
3.5. Tư vấn Tài chính, Kinh tế
-
Nhiệm vụ: Tư vấn cho những người có nhu cầu với các kế hoạch tài chính cụ thể. Bằng việc cung cấp những kế hoạch tài chính hấp dẫn cho khách hàng, đây là cách nhân viên ngành này tạo lợi nhuận.
-
Kỹ năng cần có:
-
Am hiểu đa lĩnh vực: từ chứng khoán, tài chính, thuế, bất động sản đến hưu trí, bảo hiểm, chiến lược đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
-
Kỹ năng giao tiếp tốt vì phải tiếp xúc nhiều với khách hàng.
4. Các trường đào tạo ngành Kinh tế
Tên trường |
Điểm chuẩn |
Đại học Kinh tế Quốc dân |
28 - 28,5 |
Đại học Ngoại thương Hà Nội |
28 - 28,5 |
Học viện Tài chính |
24 - 25 |
Học viện Ngân hàng |
25 - 26 |
Đại học Thương mại |
26 - 27 |
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
24 - 26 |
Trường Đại học Kinh tế – Luật |
26 - 27 |
Đại học Tài chính - Marketing |
25 - 27 |
Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh |
25 - 26 |
5. Những câu hỏi thường gặp về ngành Kinh tế
5.1. Học Kinh tế có làm trái ngành được không?
Câu trả lời là có. Sinh viên ngành kinh tế thường có thể làm rất đa dạng các ngành nghề do đã được đào tạo để trở thành những người linh hoạt, nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp tốt, am hiểu công nghệ và đặc biệt là có vốn ngoại ngữ tốt. Với tất cả những kỹ năng mềm ấy và nền tảng kiến thức kinh tế thì có thể giúp họ dễ dàng thích nghi và làm quen với một ngành nghề ít nhiều không thuộc về chuyên môn của mình như: logistics, marketing, đối ngoại, quản trị nhân lực,...
5.2. Ngành Kinh tế học gì dễ xin việc lương cao?
Học ngành kinh tế có rất nhiều tiềm năng phát triển cùng với các cơ hội làm việc đa dạng từ tập đoàn trong nước đến quốc tế. Mức lương có thể rơi vào khoảng 25 đến 30 triệu 1 tháng nhưng để kiếm được một công việc có thu nhập tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chính khả năng của mình. Vậy nên, với một ngành nghề có nhiều cơ hội làm việc tốt như ngành kinh tế thì tích lũy các kỹ năng quan trọng là cần thiết để có được mức lương tốt.
Trên đây toàn bộ thông tin về ngành kinh tế mà VUIHOC chia sẻ với các bạn học sinh. Hy vọng rằng, sau bài viết này, các bạn có thể trả lời câu hỏi học ngành kinh tế thi khối nào để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình. Để có thêm các thông tin tuyển sinh và kỳ thi THPT Quốc gia, các em hãy truy cập Vuihoc.vn nhé!