Ngành Truyền Thông Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đại Học Truyền Thông
Ngành truyền thông đang là một trong số các ngành hot và được các bạn học sinh quan tâm. VUIHOC sẽ cùng các em trả lời một số câu hỏi như ngành truyền thông thi khối nào, điểm chuẩn ra sao, bao gồm các ngành gì và giải đáp những câu hỏi được nhận nhiều nhất.
1. Ngành Truyền thông là gì?
Ngành truyền thông hay còn có những tên gọi khác như truyền thông đa phương tiện hay phương tiện thông tin. Đây là ngành học đòi hỏi sự vận dụng khả năng của cơ thể, các phương tiện có sẵn trong tự nhiên, phương tiện nhân tạo để miêu tả và truyền đạt những thông tin từ bản thân đến với mọi người xung quanh.
Trong thực tế, truyền thông chính là việc dùng những phương tiện khác nhau để truyền tải các thông tin, tin tức, thông điệp vào những sản phẩm như quảng cáo. Phương tiện ở đây có thể hiểu là báo giấy, loa đài, tạp chí, đài truyền hình, biển quảng cáo, điện thoại hay mạng Internet.
Hiện nay, các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tik Tok, Instagram,… hay Google đều là những công cụ làm việc cho ngành truyền thông.
Tóm lại, hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản hơn thì ngành truyền thông chính là sử dụng nhiều phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo sản phẩm, quảng bá tới khách hàng thương hiệu của họ.
2. Học ngành Truyền thông thi khối nào?
Tiếp theo, hãy cùng VUIHOC tìm hiểu ngành truyền thông đa phương tiện thi khối nào hay nói cách khác là học truyền thông thi khối nào.
Hiện nay, các thí sinh không còn bị giới hạn quá nhiều bởi việc chọn các khối thi nữa, thay vào đó là sự đa dạng hơn về các khối. Điều này sẽ giúp các em có thể dễ dàng lựa chọn được khối thi gồm những môn học là thế mạnh của mình để tăng thêm khả năng trúng tuyển. Tuy nhiên, việc đăng ký thi Truyền thông đa phương tiện khối gì còn tùy thuộc vào từng trường, tiêu chí tuyển sinh mà trường đó đề ra. Các khối thi chung phổ biến nhất là: A00, A01, D001, C00, ngoài ra còn có các khối như là C02, C15, D14, D15, D78. Với sự phong phú này, các em hãy cân nhắc để lựa chọn khối thi thật phù hợp với khả năng của mình nhé.
3. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Truyền thôn
Hiện nay, khối thi đa dạng kèm theo tổ hợp môn thi cũng phong phú hơn. Dưới đây là một số tổ hợp môn thi xét tuyển ngành truyền thông.
Khối thi |
Tổ hợp môn |
A00 |
Toán, Vật Lý, Hóa Học |
A01 |
Toán, Vật Lý, Tiếng Anh |
C00 |
Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý |
C01 |
Ngữ văn, Toán, Vật lý |
C02 |
Ngữ văn, Toán, Hóa học |
C15 |
Ngữ văn, Toán, GDCD |
D01 |
Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh |
D14 |
Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh |
D15 |
Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh |
D78 |
Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh |
Mỗi trường đều có cách xét tuyển ngành truyền thông khác nhau. Các em nên tìm hiểu để xem có phù hợp với bản thân hay không. Dưới đây là một số khối thi xét tuyển cho các em tham khảo:
Khu vực |
Tổ hợp môn thi |
Miền Bắc |
|
Miền Trung |
|
Miền Nam |
|
4. Ngành Truyền thông lấy bao nhiêu điểm? Điểm chuẩn xét tuyển ngành Truyền thông của các trường đại học hiện nay
Dưới đây là tổng hợp điểm chuẩn xét tuyển ngành Truyền thông của các trường đại học ở 3 khu vực miền Bắc - Trung - Nam dành cho các em học sinh tham khảo. Dựa theo năng lực của bản thân, hy vọng các em sẽ lựa chọn được ngôi trường ước mơ của mình!
Khu vực |
Trường |
Điểm chuẩn |
Miền Bắc |
Đại Học Hà Nội |
26.75 |
Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông |
26.55 |
|
Đại học Thăng Long |
26 |
|
Học viện Phụ Nữ Việt Nam |
20 |
|
Đại học Công Nghệ Thông tin và Truyền Thông - Đại học Thái Nguyên |
18 |
|
Đại học Dân Lập Phương Đông |
18 |
|
Đại học Đại Nam |
||
Miền Trung |
Khoa Quốc tế - Đại học Huế |
19.5 |
Đại Học Đông Á |
15 |
|
Miền Nam |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia TPHCM |
27.7 |
Đại học Công Nghệ TPHCM |
21 |
|
Đại học Thủ Dầu Một |
17 |
|
Đại học Nguyễn Tất Thành |
15 |
|
Đại học Quốc tế Hồng Bàng |
15 |
|
Đại học Gia Định |
15 |
5. Các ngành nghề liên quan đến Truyền thông
Truyền thông là một ngành hot nên được đông đảo các bạn học sinh yêu thích. Dưới đây là các ngành truyền thông và các ngành liên quan đến truyền thông:
5.1. Ngành Báo chí Truyền thông
Đây là ngành xuất hiện đầu tiên trong khối ngành truyền thông. Ngành báo chí luôn muốn người theo nghề phải có đầy đủ kiến thức, nhanh nhẹn và phải coi trọng sự thật. Chính vì thế mà trên thế giới, ngành báo chí là một mảng rất đặc biệt, khác biệt hẳn các ngành khác thuộc khối ngành truyền thông. Nhiều trường cũng ghi rõ rằng chỉ dạy ngành báo chí chứ không dạy ngành truyền thông.
5.2. Ngành Truyền thông Media
Còn gọi với cái tên thân quen hơn là truyền thông đa phương tiện. Nói đơn giản thì ngành này dùng công cụ hiện đại như máy quay, máy ảnh, máy quay phim, máy tính,… để tạo ra các sản phẩm có tính truyền thông. Các sản phẩm này có thể bao gồm phim ảnh, MV ca nhạc hoặc TVC quảng cáo,…
5.3. Ngành Truyền thông - Marketing
Truyền thông Marketing là một công cuộc chiến lược đòi hỏi một tổ chức hoặc doanh nghiệp phải lên kế hoạch sáng tạo, thích hợp và triển khai các phương thức truyền thông một cách đa dạng như quảng cáo, giúp bán nhanh, khuyến mãi kết hợp quan hệ công chúng và sự kiện.
Truyền thông Marketing hiện đại là phương thức các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin trên mạng xã hội như Facebook, Google,... suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp với mục đích làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và phát triển được thương hiệu. Đây phải là các kênh thông tin chính thống, đem lại hiệu quả cao cho các công ty, doanh nghiệp.
6. Những câu hỏi thường gặp về ngành Kiến trúc
6.1. Học Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
Sau khi có trong tay tấm bằng Truyền thông đa phương tiện với các kỹ năng và tố chất được mãi dũa trên ghế nhà trường sẽ đáp ứng được những yêu cầu khá khắt khe của thị trường lao động này. Và có thể nhận thấy rằng, sinh viên ngành truyền thông thực sự còn năng động, sáng tạo, có năng lực giao tiếp cũng như ngoại ngữ tốt hơn một số ngành khác. Do đó cơ hội việc làm và học tập nâng cao trình độ, phát triển bản thân sẽ rất rộng mở.
Các vị trí sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông, sinh viên có thể đảm nhiệm:
-
Kỹ thuật viên, chuyên viên quản lý, điều phối trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông và tổ chức sự kiện
-
Lập trình viên, tạo ra và phát triển ứng dụng, thiết kế và biên tập các sản phẩm, dịch vụ đa phương tiện
-
Biên tập viên, biên soạn, xây dựng báo chí, tin tức, ấn phẩm, thông cáo, bìa sách, vở, truyện tranh, quảng cáo, biển quảng cáo,... các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phóng sự, xử lý các thông số, chỉ số hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung, kỹ xảo điện ảnh,…
-
Thiết kế thương hiệu, ấn phẩm truyền thông của các sự kiện; thiết kế, lập trình website, landing page,…
-
Thiết kế đồ họa 2D, 3D trong lĩnh vực giải trí và nghệ thuật
-
Người quản trị, điều hành dự án về công nghệ thông tin và truyền thông
-
Giảng viên tại các trường, trung tâm, học viện đào tạo về Truyền thông đa phương tiện
6.2. Con gái có nên học truyền thông đa phương tiện không?
Hiện nay, xã hội đang dần bình đẳng giới hóa vì thế cơ hội việc làm cho cả con trai và con gái ở ngành nghề này là như nhau. Tuy nhiên để biết được có nên học truyền thông hay không thì chúng ta cần nắm được những lợi thế, cụ thể là đối với phái nữ khi lựa chọn ngành này:
-
Sự tinh tế, nhạy cảm: đây là ngành học đòi hỏi sự cảm thụ rất nhiều. Vì vậy, với khả năng cảm nhận và đánh giá tinh tế thì việc có thể đưa ra những ý tưởng hay cho công việc là rất nhiều. Ngoài ra, con gái thường hay nhìn theo thiên hướng về cảm xúc nên sẽ khá phù hợp với ngành này.
-
Tiếp theo chính là ưu thế và khả năng viết lách và con mắt thẩm mỹ so với con trai. Đây thực sự đúng là yếu tố then chốt, cần thiết đối với ngành học và công việc liên quan đến ngành này.
-
Thêm nữa, tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó cũng có lợi thế rất nhiều trong công việc luôn yêu cầu sự thích nghi, nhanh bén và tỉ mỉ của ngành này. Do đó, sự nỗ lực, kiên trì, chăm chỉ sẽ giúp các sinh viên theo đuổi và cống hiến hết mình trên “con đường” đã chọn lựa.
6.3. Học ngành Truyền thông đa phương tiện cần những tố chất gì?
Đây có thể là những thông tin cực kỳ hữu ích cho các em. Khi đã biết được ngành nghề yêu cầu những gì thì chúng ta có thể rèn dũa các kỹ năng cần thiết sớm nhất có thể.
Tư duy sáng tạo
Ngành Truyền thông đa phương tiện thường có thiên hướng về nghệ thuật vì thế tư duy sáng tạo là tố chất cực kỳ quan trọng mà các em cần phải có. Trên thị trường hiện nay có vô vàn các ý tưởng dường như theo một khuôn mẫu, điều này có thể bào mòn đi trí tưởng tượng, sáng tạo của các em. Vì thế vượt qua giới hạn của bạn thân, sáng tạo, đổi mới đem lại rất nhiều ý nghĩa.
Kỹ năng tự học
Không chỉ với ngành truyền thông, tự học vẫn luôn là kỹ năng then chốt đối với sinh viên ở bất kỳ ngành học nào. Giờ đây, với sự phát triển của Internet, việc tìm hiểu và tự học cách sử dụng một loạt các công cụ Đa phương tiện trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc thành thạo các công cụ ứng dụng trong ngành Truyền thông đa phương tiện (xử lý hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa,…) là vô cùng hữu ích.
Chịu khó tìm tòi, học hỏi và khám phá
Không chỉ cần có kỹ năng tự học, thành thạo các công cụ, mà các em cần phải rèn luyện cho mình tinh thần chủ động tìm hiểu và nắm bắt các xu hướng mới của thế giới. Một lần nữa Internet lại đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài ra, thì đọc sách, báo, xem phim, video có nội dung cũng có thể nâng cao kiến thức và mở rộng trí tưởng tượng một cách hiệu quả. Theo dõi các nghệ sĩ, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện bằng các nền tảng mạng xã hội để theo kịp với xu hướng cũng là một chiến lược hiệu quả để nâng cao tư duy trong ngành này.
Kỹ năng viết lách, năng khiếu về thẩm mỹ
Những hoạt động trong ngành truyền thông có thiên hướng về nghệ thuật rất nhiều, vì thế không có gì phải bàn cãi khi những kỹ năng như viết lách, quay phim, chụp ảnh,…rất cần thiết. Hơn nữa, cũng cần phải có gu thẩm mỹ nhất định để chọn lọc, phân tích, đánh giá các tác phẩm nghệ thuật.
Khả năng biên tập các hình ảnh, âm thanh hay video và đồ họa
Không chỉ cần có nguyên ý thức tự học mà các em còn phải biết cách ứng dụng những gì đã được học vào trong thực tế. Thường xuyên cập nhật và theo dõi những xu hướng mới nhất do các ngành đặc biệt như Truyền thông đa phương tiện sẽ luôn biến đổi và được làm mới mỗi ngày.
Kỹ năng giao tiếp
Mặc dù việc học tập và trau dồi các tiện ích cũng như phương tiện truyền thông đã chiếm đa số thời gian, nhưng vẫn cần rèn luyện thêm khả năng giao tiếp vì nó là yếu tố quan trọng quyết định nên sự thành công sau này. Giao tiếp tốt giúp thể hiện ý tưởng, đưa ra quan điểm của bản thân và ý kiến riêng với người khác một cách rõ ràng hơn. Giúp bộc lộ toàn bộ suy nghĩ của mình với đồng nghiệp và cũng hiểu nhanh ý của đồng nghiệp khi đưa ra một quan điểm. Các em phải biết cách lắng nghe thật chăm chú và đưa ra những suy nghĩ thú vị của bản thân. Tiếp đó, biết phương pháp thuyết trình tốt chắc chắn sẽ giúp sự nghiệp của các lên một tầm cao mới.
Kỹ năng tổng hợp, phân tích các thông tin và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng
Một người làm Truyền thông thành công luôn có những ý kiến giúp giải quyết các vấn đề khó và phức tạp. Với khả năng suy luận logic và phân tích hợp lý, các em có thể thích ứng dễ dàng hơn với những thay đổi và khó khăn xảy ra đột ngột thường gặp trong ngành này. Các em phải biết một ý tưởng nào đó luôn có thể gặp phải những trục trặc không thể đoán trước, do đó các em phải thật bình tĩnh và chuẩn bị các giải pháp khả thi từ trước đó. Chủ động xây dựng các ý tưởng và phương án ứng biến luôn là điều được ưu tiên trong ngành.
Ngành truyền thông là một ngành khá hot và được đông đảo các bạn trẻ yêu thích. VUIHOC đã tổng hợp một cách đầy đủ nhất những thông tin mà các em muốn biết như ngành truyền thông thi khối nào, các ngành thuộc truyền thông, cơ hội việc làm sau này,... Nếu các em có hứng thú với các bài viết như thế này thì có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để đăng ký tài khoản hoặc liên hệ ngay trung tâm hỗ trợ để có thể chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới nhé!