Tập đọc lớp 4 Tre Việt Nam - Nội dung trọng tâm
Tập đọc lớp 4 Tre Việt Nam sẽ đưa chúng ta tới làng quê thanh bình và yên ả, với những rặng tre cực kỳ gần gũi. Chúng mình hãy cùng Vuihoc.vn khám phá nội dung bài đọc thú vị này nhé!
Nội dung trọng tâm của bài thơ "Tre Việt Nam" tiếng Việt lớp 4
Tập đọc lớp 4 Tre Việt Nam sẽ đưa chúng ta tới làng quê thanh bình và yên ả, với những rặng tre cực kỳ gần gũi. Từ ngày xưa, hình ảnh cây tre luôn luôn gắn liền với đất nước Việt Nam. Cây tre là hình ảnh làng quê Việt Nam, cây tre xuất hiện trong thơ ca và trong từng câu chuyện cổ.
Trong bài học tiếng Việt lần này, hình ảnh đó sẽ lại xuất hiện lần nữa gần gũi và vô cùng mộc mạc. Hãy cùng bước vào bài tìm hiểu nội dung trọng tâm với Vuihoc.vn nhé!
1. Nội dung bài tập đọc lớp 4 Tre Việt Nam
Tre Việt Nam
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
(Theo Nguyễn Duy)
2. Soạn tập đọc lớp 4 bài Tre Việt Nam
2.1. Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam
a) Cần cù
b) Đoàn kết
c) Ngay thẳng
Trả lời:
a) Phẩm chất cần cù của người Việt Nam thể hiện qua những hình ảnh như:
“Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”
Đó là phẩm chất của con người Việt Nam, tuy nhỏ bé hiền lành thế nhưng cho dù nghèo đói vẫn luôn cần cù, yêu lao động vượt qua kham khổ. Sự cần cù đối với nhân dân ta là một đức tính tuyệt vời.
b) Tinh thần đoàn kết lại được nói đến qua những hình ảnh như:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con”
Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau, cũng như nói lên sự đoàn kết của con người Việt Nam. Cây tre ấy cũng giống như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con giống như người mẹ Việt Nam.
c) Sự ngay thẳng, kiên định của người Việt Nam sẽ được nhìn thấy qua những chi tiết như:
“Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”
Khi tre có gãy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Giống như người Việt Nam ngay thẳng và kiên định.
2.2. Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao?
Em thích tất cả những hình ảnh về cây tre và búp măng non trong bài thơ. Bởi vì mỗi hình ảnh đều chứa đựng những phẩm chất quý giá của con người Việt Nam. Những cây tre ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Đó là sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau. Tre không đứng một mình và khi gãy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân Việt Nam được thể hiện rõ. Qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ, trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”. Con người Việt Nam những thế hệ thiếu niên nhi đồng lớn lên cũng mang những dáng hình của ông bà tổ tiên và đến mai sau nữa thì phẩm chất con người Việt Nam vẫn mãi đẹp như cây tre ấy.
3. Ý nghĩa của tập đọc lớp 4 bài Tre Việt Nam
4. Một số từ khó trong bài đọc học sinh cần chú ý
- Luỹ thành: Bờ cao, thường đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch đá để bảo vệ khu vực bên trong (lũy tre: hàng tre trồng rất dày làm thành rào bảo vệ).
Hình ảnh cây tre đối với con người Việt Nam chúng ta thật đẹp và gần gũi yêu thương phải không các em? Chắc hẳn sau khi tìm hiểu về bài tập đọc lớp 4 Tre Việt Nam, các em sẽ biết thêm được ý nghĩa của cây tre đối với chúng ta.
Hãy học thuộc lòng bài thơ và tìm hiểu thêm thật nhiều bài thơ hay khác nữa trên hệ thống Vuihoc.vn nhé!