Hướng dẫn học toán lớp 3 ôn tập hình học
Toán lớp 3 ôn tập hình học là bài học quan trọng, con được ôn tập, củng cố kiến thức quan trọng như độ dài đường gấp khúc, chu vi tam giác, tứ giác.
Để con củng cố lại kiến thức, vuihoc.vn sẽ cung cấp tới phụ huynh và con những nội dung, bài tập trọng tâm của bài học toán lớp 3 ôn tập hình học.
1. Đường gấp khúc
1.1. Định nghĩa đường gấp khúc
Đường gấp khúc là đường gồm nhiều đoạn thẳng kế tiếp nhau và không thẳng hàng.
Ví dụ:
1.2. Cách tính độ dài đường gấp khúc
Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó (độ dài các đoạn thẳng cùng đơn vị đo).
1.3. Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD
Giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là: AB + BC + CD
8 + 10 + 10 = 28 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 28cm
2. Hình tam giác
2.1. Định nghĩa hình tam giác
Hình tam giác là hình có 3 đỉnh không thẳng hàng và 3 cạnh là 3 đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau.
Ví dụ: Hình ảnh tam giác thực tế
Hình mái nhà
Hình miếng phô mai
2.2. Các yếu tố của hình tam giác
-
Đỉnh là điểm chung của hai cạnh trong một hình tam giác
-
Cạnh là một đoạn thẳng nối hai đỉnh hoặc hai điểm trong không gian
Ví dụ: Cho 2 điểm A, B trong không gian. Nối 2 điểm đó với nhau sẽ tạo thành cạnh AB.
2.3. Cách tính chu vi hình tam giác
Chu vi hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo)
2.4. Ví dụ: Tính chu vi hình tam giác ABC
Giải:
Chu vi hình tam giác ABC là: AB + BC + AC
4 + 8 + 6 = 18 (cm)
Vậy chu vi tam giác ABC là 18cm
3. Hình tứ giác
3.1. Định nghĩa hình tứ giác
Tứ giác là 1 hình gồm 4 cạnh và 4 đỉnh
Ví dụ: hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành cũng là tứ giác
3.2. Cách đọc tên tứ giác
Đọc tên tứ giác có 2 cách đọc: Chọn bất kỳ 1 điểm trên hình làm mốc rồi đọc theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Ví dụ: Đọc tên tứ giác sau
Chọn M là điểm làm mốc đọc theo chiều kim đồng hồ ta có: Tứ giác MNPQ
Chọn M là điểm làm mốc đọc ngược chiều kim đồng hồ ta có: Tứ giác MQPN
3.3. Các yếu tố của hình tứ giác
-
Đỉnh là điểm chung của 2 cạnh hay nhiều cạnh trong hình tứ giác
-
Cạnh là một đoạn thẳng nối hai đỉnh hoặc hai điểm trong không gian
3.4. Cách tính chu vi hình tứ giác
Chu vi hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh trong tứ giác đó (độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo)
3.5. Ví dụ: Tính chu vi hình tứ giác MNPQ sau
Chu vi hình tứ giác MNPQ là: MN + NP + QP + MQ
5 + 6 + 8 + 4 = 23 (cm)
Vậy chu vi tứ giác MNPQ là 23cm
4. Những lưu ý khi học toán lớp 3 ôn tập hình học
5. Các dạng bài tập thực hành (có lời giải)
5.1. Dạng 1: Đếm hình theo yêu cầu
5.1.1. Cách làm
5.1.2. Bài tập
Bài 1: Có bao nhiêu hình tứ giác trong hình sau?
Bài 2: Có bao nhiêu hình tam giác?
5.1.3. Cách giải
Bài 1: Có 12 hình tam giác
Bài 2: Có 16 hình tam giác
5.2. Dạng 2: Kẻ thêm đoạn thẳng để được hình theo yêu cầu
5.2.1 Cách làm
5.2.2. Bài tập
Bài 1: Cho 1 hình tứ giác và 1 đoạn thẳng. Chỉ dùng đoạn thẳng đó để kẻ vào tứ giác sao cho được 2 tứ giác và 1 hình tam giác.
Chọn đáp án đúng sau?
5.2.3. Cách giải
Ta có cách kẻ đúng là hình c và d
5.4. Dạng 4: Tính độ dài đường gấp khúc
5.4.1. Cách làm
- Bước 1: Đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài
- Bước 2: Độ dài đường gấp khúc là tổng độ dài các đoạn thẳng trong đường gấp khúc (độ dài đoạn thẳng cùng đơn vị đo)
- Bước 3: Trình bày lời giải, kiểm tra kết quả và kết luận
5.4.2. Bài tập
Bài 1: Tính độ dài đường gấp khúc sau
Bài 2: Để đi tới trường mỗi ngày Linh phải đi qua 3 đoạn đường. Đoạn đường thứ nhất dài 4000cm, đoạn đường thứ 2 dài 755m và đoạn đường thứ 3 dài 90m. Hỏi độ dài quãng đường mà Linh phải đi từ nhà tới trường mỗi ngày là bao nhiêu?
5.4.3. Cách giải
- Bài 1:
Độ dài đường gấp khúc ABCMNP là: AB + BC + CM + MN + NP
34 + 34 + 17 + 13 + 20 = 118 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCMNP là 118cm
- Bài 2:
Đổi 4000cm = 40m
Độ dài quãng đường đến trường của Linh là:
40 + 755 + 90 = 885 (m)
Vậy quãng đường đến trường của Linh dài 885m
5.5. Dạng 5: Tính chu vi hình tam giác
5.5.1. Cách làm
- Bước 1: Đọc và xác định rõ yêu cầu đề bài
- Bước 2: Chu vi hình tam giác là tổng độ dài các cạnh trong tam giác đó (độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo)
- Bước 3: Trình bày lời giải, kiểm tra kết quả và kết luận
5.5.2. Bài tập
Bài 1: Một miếng phô mai hình tam giác có độ dài lần lượt các cạnh là 18cm; 24cm; 34cm. Hỏi chu vi miếng phô mai là bao nhiêu?
Bài 2: Cho hình tam giác ABC có độ dài cạnh AB = 400mm, AC = 45cm, BC = 78cm
5.5.3. Cách giải
Bài 1:
Chu vi miếng phô mai là:
18 + 24 + 34 = 76 (cm)
Vậy chu vi miếng phô mai là 76cm
Bài 2:
Đổi 400mm = 40cm
Chu vi hình tam giác ABC là: AB + AC + BC
40 + 45 + 78 = 163 (cm)
Vậy chu vi hình tam giác ABC là 163cm
5.6. Dạng 6: Tính chu vi tứ giác
5.6.1. Cách làm
- Bước 1: Đọc và xác định rõ yêu cầu đề bài
- Bước 2: Chu vi hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh trong tứ giác đó (độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo)
- Bước 3: Trình bày lời giải, kiểm tra kết quả và kết luận
5.6.2. Bài tập
Bài 1: Cho tứ giác MNPQ có các cạnh MN = 13cm, NP = 24cm, PQ = 31cm, MQ = 27cm. Tìm chu vi của tứ giác MNPQ
Bài 2: Cho tứ giác OMNK có 4 cạnh bằng nhau biết cạnh MN = 16cm. Hỏi chu vi của tứ giác OMNK là bao nhiêu?
5.6.3. Cách giải
- Bài 1:
Chu vi tứ giác MNPQ là: MN + NP + PQ + MQ
13 + 24 + 31 + 27 = 95 (cm)
Vậy chu vi tứ giác MNPQ là 95cm
- Bài 2:
Chu vi của tứ giác OMNK là:
16 + 16 + 16 + 16 = 64 (cm)
Vậy chu vi tứ giác OMNK là 64cm
6. Các dạng bài tập (không có lời giải)
Bài 1: Đếm hình sau: có bao nhiêu hình tứ giác, hình tam giác?
Bài 2: Cho tam giác ABC có độ dài cạnh AB bằng 25cm. Tổng độ dài hai cạnh BC và AC hơn độ dài cạnh AB là 9cm.
a. Tìm tổng độ dài hai cạnh BC và CA
b. Tìm chu vi tam giác ABC.
Bài 3: Hình tứ giác MNPQ, có cạnh MN = 9cm, tổng độ dài hai cạnh MN và NP bằng 21cm. Tìm tổng độ dài của hai cạnh PQ và QM và chu vi hình tứ giác MNPQ?
Như vậy bài học hôm nay con được cung cấp những kiến thức trọng tâm toán lớp 3 ôn tập hình học. Phụ huynh và con tiếp tục theo dõi vuihoc.vn để con chinh phục môn toán một cách dễ dàng nhé!