Tổng hợp kiến thức toán lớp 3 ôn tập về đại lượng
Toán lớp 3 ôn tập về đại lượng là một trong những bài học trọng tâm trong chương trình học tiểu học. Hãy cùng Vuihoc.vn tìm hiểu về bài học này nhé!
Trong chương trình tiểu học, Toán lớp 3 ôn tập về đại lượng là một bài học quan trọng. Để học tốt bài toán này, trẻ cần được cung cấp kiến thức cơ bản, phương pháp giải và bài luyện tập.
1. Hệ thống kiến thức ôn tập về đại lượng
Ở chương trình lớp 3, trẻ sẽ được học về ba loại đại lượng, đó là: đại lượng đo độ dài, đại lượng đo khối lượng và đại lượng đo thời gian với những đặc trưng khác nhau.
1.1. Ôn tập về đại lượng đo độ dài
Bảng đại lượng đo độ dài lớp 3:
Bảng đại lượng đo độ dài lớp 3 đổi từ lớn sang nhỏ, để thực hiện, trẻ cần nắm các chú ý quan trọng sau đây:
- Viết chính xác thứ tự đơn vị trong bảng đại lượng đo độ dài.
- Áp dụng quy tắc nhân 10 để tính các đơn vị lớn hơn.
1.2. Ôn tập về đại lượng đo khối lượng
Cũng giống như bảng đại lượng đo độ dài bảng đại lượng đo khối lượng lớp 3 cũng được sắp xếp từ lớn đến nhỏ:
Áp dụng quy tắc nhân 10 để tính các đơn vị đại lượng lớn hơn.
1.3. Ôn tập về đại lượng đo thời gian
Với đại lượng đo thời gian, trong chương trình học lớp 3, trẻ đã được học về ngày, tháng, năm, giờ, phút. Để có thể làm được các bài tập liên quan đến đại lượng này, trẻ cần nhớ các nội dung sau:
2. Các dạng bài tập ôn tập về đại lượng
2.1. Dạng toán đổi đại lượng
Đây là dạng toán cơ bản nhất trong các bài tập về đo đại lượng, để làm tốt bài toán này, trẻ cần thuộc thứ tự các đại lượng trong bảng đo đại lượng.
2.1.1. Cách làm
- Cách làm:
Quy đổi về đơn vị theo yêu cầu của đề bài bằng cách thực hiện phép nhân 10 theo thứ tự trong bảng đơn vị
- Ví dụ: 5m =... cm
Ta có: cm kém m 2 đơn vị trong bảng đơn vị đại lượng đo độ dài nên: 5m = 5 x 100 = 500cm
2.1.2. Bài tập
Bài 1:
a) 10m = ...cm
b) 3dm = ...cm
c) 4m = ...dm
d) 2m30dm = ...cm
Bài 2:
a) 2kg = ...g
b) 10kg40g = ...g
c) 30hg =...g
d) 3hg10g = ...g
Bài 3:
a) 1 giờ 30 phút = .. phút
b) 2 giờ = ...phút
c) 5 ngày = ...giờ
c) 3 ngày 12 giờ = ...giờ
2.1.3. Trả lời
Bài 1:
a) 10m = 1000cm
b) 3dm = 30cm
c) 4m = 40dm
d) 2m30dm = 500cm
Bài 2:
a) 2kg = 2000g
b) 10kg40g = 10040g
c) 30hg = 3000g
d) 3hg10g = 3010g
Bài 3:
a) 1 giờ 30 phút = 90 phút
b) 2 giờ = .120 phút
c) 5 ngày = 120 giờ
c) 3 ngày 12 giờ = 84giờ
2.2. Dạng tính nhẩm
Bài toán tính nhẩm là dạng bài phổ biến nhất trong bài học đo đại lượng. Để làm được bài tập tính nhẩm. Trẻ cần nắm chắc kiến thức về bảng đại lượng đo độ dài, bảng đại lượng đo khối lượng và các đại lượng về thời gian.
2.2.1. Cách làm
2.2.2. Bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
a) 10cm + 50cm
b) 30m - 50cm
c) 50m + 20cm
d) 3m - 20dm
Bài 2: Tính nhẩm
a) 5kg + 10g
b) 4kg - 50g
c) 100g + 1kg
d) 2kg - 200g
Bài 3: Tính nhẩm
a) 1 giờ + 30 phút
b) 40 phút + 1 giờ
c) 1 năm + 4 tháng
d) 1 năm - 10 tháng.
2.2.3. Trả lời
Bài 1:
a) 10cm + 50cm
= 60cm
b) Đổi 30m = 30 x 100 = 3000cm
30m - 50cm
= 3000cm - 50cm
= 2950cm
c) Đổi 50m = 5000cm
50m + 20cm
= 5000cm + 20cm
= 5020cm
d) Đổi 3m = 30dm
3m - 20dm
= 30dm - 20dm
= 10dm
Bài 2:
a) Đổi 5kg = 5000g
5kg + 10g
= 5000g + 10g
= 5010g
b) Đổi 4kg = 4000g
4kg - 50g
= 4000g - 50g
= 3950g
c) Đổi 1kg = 1000g
100g + 1kg
= 100g + 1000g
= 1100g
d) Đổi 2kg = 2000g
2kg - 200g
= 2000g - 200g
= 1800g.
Bài 3:
a) Đổi 1 giờ = 60 phút
1 giờ + 30 phút
= 60 phút + 30 phút
= 90 phút
b) Đổi 1 giờ = 60 phút
40 phút + 1 giờ
= 40 phút + 60 phút
= 100 phút
c) Đổi 1 năm = 12 tháng
1 năm + 4 tháng
= 12 tháng + 4 tháng
= 16 tháng
d) Đổi 1 năm = 12 tháng
1 năm - 10 tháng
= 12 tháng - 10 tháng
= 2 tháng
2.3. Dạng toán tính giá trị biểu thức
2.3.1. Cách làm
2.3.2. Bài tập
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
a) 12m + 100cm - 3m
b) 800cm - 5m + 60dm
c) 30m x 2+ 100cm
d) 1000cm - 7m + 20cm
Bài 2: Tính giá trị biểu thức
Bài 3: Tính giá trị biểu thức
2.3.3. Trả lời
Bài 1:
a) 12m + 100cm - 3m
= 1200cm + 100cm - 300cm
= 1300cm - 300cm
= 1000cm
b) 800cm - 5m + 60dm
= 800cm - 500cm + 600cm
= 300cm + 600cm
= 900cm
c) 30m x 2 + 100cm
= 3000cm x 2 + 100cm
= 6000cm + 100cm
= 6100cm
d) 1000cm - 7m + 20cm
= 1000cm - 700cm + 20cm
= 300cm + 20cm
= 320cm
2.4. Dạng toán có lời văn
2.4.1. Cách làm
2.4.2. Bài tập
Bài 1: Nhà An cách trường 200m, nhà Hà cách trường 1km. Hỏi nhà An cách nhà Hà bao xa, biết nhà An, trường học và nhà Hà nằm trên cùng một đường thẳng.
Bài 2: Một bao thóc nặng 5kg, hỏi 5 bao thóc như thế nặng bao nhiêu g?
Bài 3: Thời gian để hoa nở là một tuần và thời gian hoa kết trái là 3 tuần. Hỏi thời gian từ lúc hoa nở đến lúc kết trái là bao nhiêu ngày?
2.4.3. Trả lời
Bài 1:
Đổi 1km = 1000m
Khoảng cách từ nhà An đến nhà Hà là:
200 + 1000 = 1200 (m)
Đáp số: 1200m
Bài 2:
Đổi 5kg = 5000g
5 bao thóc nặng số g là:
5000 x 5 = 25000g
Đáp số: 25000g
Bài 3:
Thời gian từ lúc hoa nở đến lúc kết trái là:
1 + 3 = 4 tuần
Đổi 4 tuần = 4 x 7 = 28 (ngày)
Đáp số: 28 ngày.
3. Bài tập tự luyện
3.1. Đề bài
Bài 1: Tính nhẩm
a) 20cm + 70cm
b) 40m - 90cm
c) 80m + 200cm
d) 65m - 25dm
Bài 2: Tính nhẩm
a) 80kg + 20g
b) 5kg - 35g
c) 7kg + 40g
d) 9kg - 80g
Bài 3: Điền vào chỗ trống
a) 1 năm 2 tháng = ...tháng
b) 1 tháng 2 tuần = ...ngày
Bài 4: Điền vào chỗ trống
a) 1 giờ 30 phút = ...phút
b) 2 ngày 30 giờ = ...giờ
Bài 5: Sợi dây AB có chiều dài 300cm, người ta đã cắt bớt 6dm, hỏi độ dài còn lại của sợi dây AB là bao nhiêu?
3.2. Đáp án
Bài 1: Tính nhẩm
a) 90cm
b) 310cm
c) 8200cm
d) 625dm
Bài 2:
a) 80020g
b) 4965g
c) 7040g
d) 8920g
Bài 3:
a) 1 năm 2 tháng = 14 tháng
b) 1 tháng 2 tuần = 44 ngày
Bài 4: Điền vào chỗ trống
a) 1 giờ 30 phút = 90 phút
b) 2 ngày 30 giờ = 78 giờ
Bài 5: 240cm
Trên đây là tổng hợp kiến thức về toán lớp 3 ôn tập về đại lượng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các bài giảng và bài luyện tập tại Vuihoc.vn để tạo hứng thú học tập cho trẻ nhé!