Hệ thống kiến thức toán lớp 4 ôn tâp về đại lượng
Toán lớp 4 ôn tập về đại lượng là bài học hệ thống kiến thức cần nhớ và các dạng bài tập thường gặp giúp học sinh củng cố kiến thức.
Sau đây là những kiến thức trọng tâm, dạng toán hay của bài toán lớp 4 ôn tập về đại lượng do vuihoc.vn tổng hợp. Phụ huynh, học sinh cùng tham khảo nhé.
1. Hệ thống kiến thức ôn tập về đại lượng
1.1. Ôn tập về đại lượng đo độ dài
Mỗi đơn vị đo độ dài đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền sau nó.
Mỗi đơn vị đo độ dài đều kém \(\Large\dfrac{1}{10}\) lần đơn vị lớn hơn liền trước nó.
1.2. Ôn tập về đại lượng đo khối lượng
-
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta dùng những đơn vị: yến, tạ, tấn.
-
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta dùng những đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.
-
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền sau nó.
-
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều kém \(\Large\dfrac{1}{10}\) lần đơn vị lớn hơn liền trước nó.
1.3. Ôn tập về đại lượng đo thời gian
Chú ý:
- 1 năm = 365 ngày
- 1 năm nhuận = 366 ngày
- Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng 8, tháng mười, tháng mười hai có: 31 ngày.
- Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một có: 30 ngày.
- Tháng hai có 28 ngày (vào năm nhuận có 29 ngày).
2. Các dạng bài tập toán lớp 4 ôn tập về đại lượng
2.1. Dạng 1: Đổi các đơn vị đo đại lượng
2.1.1. Phương pháp chung
-
Sử dụng bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng thời gian
-
Hai đơn vị đo độ dài, khối lượng liền nhau hơn kém nhau 10 đơn vị
2.1.2. Bài tập
Bài 1: Đổi các đơn vị đo đại lượng sau
a) 4 năm = … tháng
b) 48 tháng = … năm
c) 3 giờ = … phút
d) 200 năm = … thế kỷ
g) 8m 4dm = ... dm
h) 8 tạ 7 yến = … kg
2.1.3. Bài giải
Bài 1:
a) 4 năm = 4 x 12 tháng = 48 tháng
b) 48 tháng = 48 : 12 = 4 năm
c) 3 giờ = 3 x 60 = 180 phút
d) 200 năm = 200 : 100 = 2 thế kỷ
g) 8m 4dm = 8 x 10 + 4 = 84dm
h) 8 tạ 7 yến = 8 x 100 + 7 x 10 = 800 + 70 = 870kg
2.2. Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo đại lượng
2.2.1. Phương pháp chung
-
Khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các đại lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
-
Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.
-
Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị đo đại lượng vào kết quả.
2.2.2. Bài tập
Bài 1: Tính các đại lượng sau:
a) 72hm 5m + 72m = ?m
b) 157 phút + 4 giờ = ? phút
c) 15 năm - 126 tháng = ? tháng
d) 5 tấn 7kg x 20 kg = ? kg
Bài 2: Một con gà nặng 3700g, một túi thịt nặng 350g và một bó rau nặng 700g. Hỏi gà, thịt và rau nặng bao nhiêu gam?
2.2.3. Bài giải
Bài 1:
Thực hiện phép tính theo quy tắc của các đơn vị đo đại lượng ta có:
a) 72hm 5m + 72m = 72 x 100 + 5 + 72 = 7200 + 5 + 72 = 7277m
b) 157 phút + 4 giờ = 157 + 4 x 60 = 157 + 240 = 397 phút
c) 15 năm - 126 tháng = 15 x 12 - 126 = 180 - 126 = 54 tháng
d) 5 tấn 7kg x 20 kg = (5 x 1000 + 7) x 20 = 5007 x 20 = 100140kg
Bài 2:
Tổng khối lượng của gà, thịt và rau nặng số gam là:
3700 + 350 + 700 = 4750 (g)
Vậy gà, thịt và rau nặng 4750g.
2.3. Dạng 3: So sánh các đơn vị đo đại lượng
2.3.1. Phương pháp chung
-
Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
-
Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.
2.3.2. Bài tập
Bài 1: So sánh các đại lượng sau:
a) 3kg 50g … 3050g
b) 4h 36 phút ... 5425 giây
c) 8km 7dam … 2484 m
d) 3 năm … 48 tháng
Bài 2. Một bao gạo nặng 52kg, một con lợn nặng 52 yến. Hỏi bao gạo hay con lợn nặng hơn?
2.3.3. Bài giải
Bài 1:
a) 3kg 50g … 3050g
Đổi 3kg 50g = 3 x 1000 + 50 = 3050g
Vậy 3kg 50g = 3050g
b) 4h 36 phút ... 5425 giây
Đổi 4h 36 phút = 4 x 60 x 60 + 36 x 60 = 16560 giây
Vậy 4h 36 phút > 5425 giây
c) 8km 7dam … 2484m
Đổi 8km 7dam = 8 x 1000 + 7 x 10 = 8000 + 70 = 8070m
Vậy 8km 7dam > 2484 m
d) 3 năm … 48 tháng
Đổi 48 tháng = 48 : 12 = 4 năm
Vậy 3 năm < 48 tháng
Bài 2:
Đổi 52 yến = 52 x 10 = 520kg
52kg < 520kg
Vậy con lợn nặng hơn bao gạo.
3. Bài tập toán lớp 4 ôn tập về đại lượng
3.1. Bài tập
Bài 1. Đổi đơn vị đo khối lượng sau:
Khối lượng |
24 tấn 6 tạ |
127 yến 29kg |
52kg 220hg |
26 tạ 34 yến 90kg |
Đổi |
= ? kg |
= ? hg |
= ? dag |
= ? yến |
Bài 2. Đổi đơn vị đo thời gian sau:
Thời gian |
2 thế kỷ |
26 năm 7 tháng |
392 ngày |
3h 45 phút |
3420 giây |
Đổi |
= ? năm |
= ? tháng |
= ? tuần |
=? giây |
= ? phút |
Bài 3. Đổi đơn vị độ dài sau:
Độ dài |
50000m |
360 dam 50dm |
120m5dm |
500mm |
10m100dm1000cm |
Đổi |
= ? km |
= ? m |
= ? cm |
= ? dm |
= ? mm |
Bài 4: Thực hiện các phép tính các đại lượng sau
a) 82hm 725m + 25dam - 127m
b) 640kg 65g x 3 + 17 yến - 2 tấn
c) 9h 45 phút 30 giây + 3900 giây + 46 phút
d) 2 thế kỷ + 21 năm - 1488 tháng : 4
Bài 5: So sánh giá trị của các đại lượng sau:
a) 875m … 46hm
b) 12km 750dam … 12750m
c) 3 năm 18 tháng … 60 tháng
d) 7 tấn 6 tạ 54 yến … 28470 kg
Bài 6: Một tuần có 7 ngày, hỏi:
a) 10 tuần thì có bao nhiêu ngày?
b) 623 ngày thì có bao nhiêu tuần?
Bài 7: Một chiếc xe ô tô chở mỗi lần chở được 516kg cam. Hỏi 30 lần thì chở được bao nhiêu kg cam?
3.2. Bài giải
Bài 1:
Khối lượng |
24 tấn 6 tạ |
127 yến 29kg |
52kg 220hg |
26 tạ 34 yến 90kg |
Đổi |
= 24600kg |
= 12990hg |
= 7400 dag |
= 303 yến |
-
24 tấn 6 tạ = 24 x 1000 + 6 x 100 = 24000 + 600 = 24600kg
-
127 yến 29kg = 127 x 100 + 29 x 10 = 12700 + 290 = 12990hg
-
52kg 220hg = 52 x 100 + 220 x 10 = 5200 + 2200 = 7400 dag
-
26 tạ 34 yến 90kg = 26 x 10 + 34 + 90 : 10 = 260 + 34 + 9 = 303 yến
Bài 2:
Thời gian |
2 thế kỷ |
26 năm 7 tháng |
392 ngày |
3h 45 phút |
3420 giây |
Đổi |
= 250 năm |
= 319 tháng |
= 56 tuần |
= 13500 giây |
= 57 phút |
-
2 thế kỷ = 2 x 100 = 200 năm
-
26 năm 7 tháng = 26 x 12 + 7 = 312 + 7 = 319 tháng
-
392 ngày = 392 : 7 = 56 tuần
-
3h 45 phút = 3 x 60 x 60 + 45 x 60 = 10800 + 2700 = 13500 giây
- 3420 giây = 3420 : 60 = 57 phút
Bài 3:
Độ dài |
50000m |
360 dam 50dm |
120m5dm |
500mm |
10m100dm1000cm |
Đổi |
= 50 km |
= 3605 m |
= 12050 cm |
= 5 dm |
= 30000 mm |
-
50000m = 50000 : 1000 = 50km
-
360dam 50dm = 360 x 10 + 50 : 10 = 3600 + 5 = 3605m
-
120m5dm = 120 x 100 + 5 x 10 = 12000 + 50 = 12050cm
-
500mm = 500 : 100 = 5dm
-
10m100dm1000cm = 10 x 1000 + 100 x 100 + 1000 x 10 = 10000 + 10000 + 10000 = 30000mm
Bài 4:
a) 82hm 725m + 25dam - 127m = 9048m
Ta có : 82hm 725m = 82 x 100 + 725 = 8925m
25dam = 25 x 10 = 250m
Nên 82hm 725m + 25dam - 127m = 8925 + 250 - 127 = 9048m
b) 640kg 65g x 3 + 17 yến - 2 tấn = ?
Đổi:
640kg 65g = 640 x 1000 + 65 = 640000 + 65 = 640065g x 3 = 1920195g
17 yến = 17 x 100000 = 1700000g
2 tấn = 2000000g
Ta có: 640kg 65g x 3 + 17 yến - 7.2 tấn = 1920195 + 1700000 - 2000000 = 1620195g
c) 9h 45 phút 30 giây + 3900 giây + 46 phút
Đổi:
9h 45 phút 30 giây = 9 x 60 x 60 + 45 x 60 + 30 = 32400 + 2700 + 30 = 35130 giây
46 phút = 46 x 60 = 2760 giây
Ta có: 9h 45 phút 30 giây + 3900 giây + 46 phút = 35130 + 3900 + 2760 = 41790 giây
d) 2 thế kỷ + 21 năm - 1488 tháng : 4
Đổi:
2 thế kỷ = 2 x 100 = 200 năm
1488 tháng = 1488 : 12 = 124 năm
Ta có: 2 thế kỷ + 21 năm - 1488 tháng : 4 = 200 + 21 - 124 : 4 = 221 - 31 = 190 năm
Bài 5:
a) 875m … 46hm
Đổi 46hm = 46 x 100 = 460hm
Vậy 875m < 46hm
b) 12km 750dam … 12750m
Đổi 12km 750dam = 12 x 1000 + 750 x 10 = 12000 + 7500 = 19500m
Vậy 12km 750dam > 12750m
c) 3 năm 18 tháng … 60 tháng
Đổi 3 năm 18 tháng = 3 x 12 + 18 = 36 + 18 = 54 tháng
Vậy 3 năm 18 tháng < 60 tháng
d) 7 tấn 6 tạ 54 yến … 28470 kg
Đổi: 7 tấn 6 tạ 54 yến = 7 x 1000 + 6 x 100 + 54 x 10 = 7000 + 600 + 540 = 8140 kg
Vậy 7 tấn 6 tạ 54 yến < 28470 kg
Bài 6:
a) Một tuần có 7 ngày nên 10 tuần có số ngày là:
7 x 10 = 70 ngày
b) Một tuần có 7 ngày nên 623 ngày ứng với số tuần là:
623 : 7 = 89 tuần
Bài 7:
Một lần chở được 516kg cam nên 30 lần chở được số kg cam là:
516 x 30 = 15480 (kg cam)
Đổi 15480kg
Vậy 30 lần xe chở được tất cả là 15480 kg cam
4. Bài tập tự luyện
4.1. Bài tập
Bài 1: Đổi các đơn vị đo đại lượng sau:
a) 248m 105cm = … cm
b) 6km 424m = … m
c) 72 tấn 34 tạ =……………. tạ
d) 5 tấn 302 yến 100kg =………. yến
g) 27 tuần 9 ngày = .... ngày
h) 12288 giờ = .... ngày
Bài 2: Tính thời gian Minh thực hiện các hoạt động buổi sáng?
Minh thức dậy lúc 6 giờ 15 phút tập thể dục và vệ sinh đến 6 giờ 35 phút. Sau đó đi bộ đến trường là lúc 7 giờ
a) Hỏi thời gian Minh tập thể dục và vệ sinh là bao lâu?
b) Thời gian Minh đi bộ tới trường mất bao nhiêu phút?
Bài 3: Trong các khoảng thời gian sau khoảng thời gian nào là lớn nhất?
A: 7 năm
B: 72 tháng
C: \(\Large\dfrac{1}{10}\) thế kỷ
4.2. Đáp án tham khảo
Bài 1:
a) 24905cm
b) 6424m
c) 754 tạ
d) 812 yến
g) 198 ngày
h) 512 ngày
Bài 2:
a) 20 phút
b) 25 phút
Bài 3: C
Ngoài bài toán lớp 4 ôn tập về đại lượng. Phụ huynh học sinh có thể tham khảo các khóa học toán online tại vuihoc.vn để giúp con tự tin chinh phục môn toán nhé.