Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ| Toán 8 chương trình mới
Chúng ta có thể biểu diễn dữ liệu bằng nhiều dạng bảng và biểu đồ khác nhau. Tham khảo bài học biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ toán 8 chương trình mới để biết cách lựa chọn dạng biểu đồ giúp thống kê số liệu dễ hiểu, trực quan và rõ ràng nhất.
1. Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ
1.1 Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu
Biểu đồ cho chúng ta hình ảnh cụ thể về số liệu nên việc chọn bảng, biểu đồ phù hợp sẽ giúp chúng ta dễ dàng thống kê số liệu rõ ràng, trực quan, dễ đọc và dễ hiểu hơn.
Loại biểu đồ | Cách dùng |
Biểu đồ tranh | Dùng cho số liệu đơn giản, mục đích tạo sự lôi cuốn và thu hút người xem bằng hình ảnh sinh động. |
Biểu đồ cột | Dùng cho số liệu phức tạp, số liệu lớn có sự sai khác giữa các số trong bảng dữ liệu. Mục đích giúp người xem thuận tiện khi so sánh các số liệu. |
Biểu đồ cột kép | Sử dụng với mục đích so sánh trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại. Lúc này 2 biểu đồ cột sẽ được ghép lại thành biểu đồ cột kép. |
Biểu đồ hình quạt | Thường được dùng để biểu thị tỷ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với tổng thể. |
Biểu đồ đoạn thẳng | Thường được sử dụng biểu diễn số liệu của đối tượng theo thời gian. |
Ví dụ: Cho bảng thống kê số học sinh nghỉ học của trường THCS A trong 1 tuần
Ngày trong tuần | Số học sinh nghỉ học |
Thứ 2 | 18 |
Thứ 3 | 10 |
Thứ 4 | 9 |
Thứ 5 | 12 |
Thứ 6 | 14 |
Hãy lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp để biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê trên.
Lời giải: Ta có thể dùng biểu đồ cột hoặc biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê:
- Biểu đồ cột:
- Biểu đồ đoạn thẳng
1.2 Các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu
- Đối với một tập dữ liệu ta có thể:
- Biểu diễn tập dữ liệu đó theo những cách khác nhau vào bảng, biểu đồ thích hợp.
- Chuyển tập dữ liệu đó từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.
- Ví dụ: Cho bảng dữ liệu về ngân sách chi tiêu của 1 gia đình. Hãy biểu diễn số liệu trên bằng các dạng biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ hình quạt.
Mục chi tiêu | Thiết yếu | Tiết kiệm | Giáo dục | Đầu tư | Hưởng thụ | Cho đi |
Tỉ lệ phân trăm | 45% | 15% | 10% | 5% | 15% | 10% |
Lời giải:
- Biểu đồ tranh:
- Biểu đồ cột:
- Biểu đồ hình quạt:
>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức toán 8 chi tiết SGK mới
2. Bài tập về biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ toán 8 chương trình mới
2.1 Bài tập về biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ toán 8 kết nối tri thức
Bài 5.4 trang 97 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức
a) Biểu đồ đã cho là biểu đồ tranh. Mỗi biểu tượng ứng với 3 học sinh.
b) Bảng thống kê số lượng các bạn lớp 8A tham gia các câu lạc bộ là:
Tên câu lạc bộ | Tiếng Anh | Võ thuật | Nghệ thuật |
Số lượng học sinh | 6 | 9 | 6 |
Biểu đồ cột:
Bài 5.5 trang 97 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức
a) Dựa vào bảng thống kê trên, ta có:
Biểu đồ tranh: Mỗi tương ứng với 5 khách
Rất tốt | |
Tốt | |
Trung bình | |
Kém |
- Biểu đồ cột:
Bài 5.6 trang 97 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức
Bảng thống kê biểu diễn số lượng huy chương các loại của đoàn thể thao Mỹ là:
Huy chương | Vàng | Bạc | Đồng |
Số lượng |
39 |
41 |
33 |
- Biểu đồ cột:
Bài 5.7 trang 97 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức
- Biểu đồ phù hợp: Biểu đồ cột
Bài 5.8 trang 97 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức
a) Biểu đồ để so sánh số huy chương của mỗi quốc gia đạt được qua hai kì SEA Games, ta vẽ biểu đồ cột kép như sau:
b) Biểu đồ so sánh số huy chương của Việt Nam và Thái Lan trong mỗi kì SEA Games, ta vẽ biểu đồ cột kép như sau:
Bài 5.9 trang 97 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức
Theo đề bài, cửa hàng bán được 200 kg quả các loại. Khi đó:
- Số quả lê cửa hàng đó bán được là: 200 . 20% = 40 (quả);
- Số quả táo cửa hàng đó bán được là: 200 . 30% = 60 (quả);
- Số quả nhãn cửa hàng đó bán được là: 200 . 40% = 80 (quả);
- Số quả nho cửa hàng đó bán được là: 200 . 10% = 20 (quả);
Bảng thống kê số lượng mỗi loại quả cửa hàng bán được:
Loại quả |
Lê |
Táo |
Nhãn |
Nho |
Số lượng (quả) |
40 |
60 | 80 | 20 |
- Biểu đồ cột:
2.2 Bài tập về biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ toán 8 chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 106 SGK toán 8/1 chân trời sáng tạo
a. So sánh:
- Tỷ lệ học sinh xếp loại tốt lớp 8A thấp hơn lớp 8B (5% < 10%)
- Tỷ lệ học sinh xếp loại khá lớp 8A thấp hơn lớp 8B (45% < 50%)
- Tỷ lệ học sinh xếp loại đạt lớp 8A cao hơn lớp 8B (44% > 37%)
- Tỷ lệ học sinh chưa đạt lớp 8A cao hơn lớp 8B (6% > 3%)
b.
- Số học sinh xếp loại tốt và khá lớp 8B là: 10% + 50% = 60% trên tổng số 100% học sinh cả lớp 8B.
- Số học sinh xếp loại tốt và khá lớp 8A là: 5% + 45% = 50% trên tổng số 100% học sinh cả lớp 8A.
=> Tỉ lệ số học sinh xếp loại tốt và khá của lớp 8B so với lớp 8A là:
Bài 2 trang 106 SGK toán 8/1 chân trời sáng tạo
a) Chuyển dữ liệu từ bảng số liệu ban đầu ở trên sang dạng bảng thống kê sau đây:
Thời gian chạy (giây) | 14 | 15 | 16 |
Số học sinh | 5 | 10 | 15 |
Tỉ lệ phần trăm | 25% | 50% | 25% |
b. Biểu đồ cột biểu diễn thời gian chạy 100 m (tính theo giây) của 20 học sinh nam:
Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn thời gian chạy 100 m (tính theo giây) của 20 học sinh nam:
Bài 3 trang 107 SGK toán 8/1 chân trời sáng tạo
a) Ta hoàn thành bảng thống kê như sau:
Chương trình truyền hình được yêu thích | Số khán giả chọn |
A | 8 |
B | 8 |
C | 12 |
D | 10 |
E | 6 |
G | 6 |
Ta dùng biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu trên.
b) Chương trình truyền hình được yêu thích nhất là chương trình C với số khán giả chọn cao nhất (12 khán giá chọn).
c) Hai cặp chương trình truyền hình được yêu thích ngang nhau là:
- Chương trình A và B (đều có 8 khán giả chọn);
- Chương trình E và G (đều có 6 khán giả chọn).
d) Biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu trên:
Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.
2.3 Bài tập về biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ toán 8 cánh diều
Bài 1 trang 17 SGk toán 8/2 cánh diều
a) Ta có bảngthống kê số lượt khách đến cửa hàng trong ngày đó là:
Ngày trong tuần |
Thứ Hai |
Thứ Ba |
Thứ Tư |
Thứ Năm |
Thứ Sáu |
Thứ Bảy |
Chủ nhật |
Số lượt khách |
161 | 243 | 270 | 210 | 185 | 421 | 615 |
Bài 2 trang 17 SGk toán 8/2 cánh diều
Biểu đồ cột biểu diễn thực trạng và dự báo về số người cao tuổi của Việt Nam đến năm 2069:
Bài 3 trang 17 SGk toán 8/2 cánh diều
a) Bảng thống kê tỉ lệ phân chia vé ở bốn mức trên như sau:
Mức vé | A | B | C | D |
Tỉ lệ vế (%) | 35 | 45 | 15 | 5 |
b) Do tỉ lệ phần trăm phân chia vé ở mức A là 35%, nên ta tô cùng màu cho 7 hình quạt chia sẵn liền nhau để biểu diễn tỉ lệ đó.
Ta cũng làm tương tự đối với các tỉ lệ phần trăm phân chia vé ở các mức B, C, D.
Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn các dữ liệu thống kê trên:
Bài 4 trang 18 SGk toán 8/2 cánh diều
Dựa vào biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 26, ta có bảng thống kê số lượng (chiếc) ti vi và tủ lạnh mà cửa hàng bán được trong các tháng trên như sau:
Số lượng (chiếc) |
Tháng 1 |
Tháng 2 |
Tháng 3 |
Tháng 4 |
Ti vi |
20 | 15 | 25 | 15 |
Tủ lạnh |
10 | 20 | 15 | 10 |
Biểu đồ cột kép biểu diễn các dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 26 như sau:
Bài 5 trang 18 SGk toán 8/2 cánh diều
Từ biểu đồ hình quạt tròn ta lập được bảng thống kê tỉ lệ các loại mẫu vật đó trong bảo tàng sinh vật như sau:
Lớp động vật có xương sống |
Cá |
Lưỡng cư |
Bò sát |
Chim |
Động vật có vú |
Tỉ lệ mẫu vật (%) |
15 | 10 | 20 | 25 | 30 |
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Trên đây là bài học biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ toán 8 chương trình mới. Bên cạnh đó VUIHOC cũng hướng dẫn các em cách giải các bài tập trong bài học trong các sách toán 8 kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều. Hy vọng rằng qua bài học, các em có thể nắm được cách biểu diễn bảng số liệu thành biểu đồ phù hợp và ngược lại.
>> Mời các em tham khảo thêm: