“Cá nhân hóa” lộ trình ôn thi vào lớp 10
Mỗi em học sinh có năng lực, mức độ tiếp thu kiến thức khác nhau nên việc áp dụng chung một lộ trình ôn thi vào 10 có thể sẽ chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, việc “cá nhân hóa” lộ trình ôn tập sẽ giúp các em giảm bớt căng thẳng và áp lực trong ôn thi vào lớp 10. Cùng theo dõi bài viết để biết cách lên lộ trình ôn thi chi tiết cho riêng bản thân mình nhé!
1. Vì sao nên “cá nhân hóa” lộ trình ôn thi vào lớp 10?
Chúng ta không thể áp lộ trình ôn tập của một học sinh có học lực tốt vào học sinh có học lực yếu hơn bởi mỗi học sinh sẽ có năng lực và sự tiếp thu khác nhau. Rất nhiều bậc phụ huynh tham khảo lộ trình ôn tập của các bạn học khá giỏi rồi áp cho con mình vô hình chung đã tạo thành áp lực nặng nề cho con. Theo các chuyên gia, để các em học sinh ôn thi vào lớp 10 đạt hiệu quả nhất cần có một lộ trình ôn tập “cá nhân hóa” theo năng lực, sức khỏe tinh thần và thể chất của mỗi học sinh.
Bởi mỗi học sinh có năng lực và mức độ hiểu biết khác nhau nên một lộ trình ôn tập “cá nhân hóa” sẽ giúp các em xác định được mục tiêu của mình là gì và bản thân muốn đạt mục tiêu đó cần phải đặt ra kế hoạch cụ thể ra sao. Ví dụ mục tiêu của em A là thi đỗ vào trường công lập tầm trung thì em cần tối thiểu mỗi môn đạt bao nhiêu điểm để đủ điểm vào trường. Với số điểm đó, em cần nắm chắc những kiến thức nào, giải quyết được những dạng bài nào. Sau đó, em sẽ lên kế hoạch thời gian ôn tập các phần kiến thức trọng tâm của các môn.
Lộ trình ôn thi vào 10 cá nhân hóa giúp các em xác định rõ ràng mục tiêu cũng như năng lực của bản thân, tận dụng được tối đa thời gian ôn tập mà không bị áp lực. Khi tinh thần ôn tập thoải mái thì các em học cũng hiệu quả hơn và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi tuyển sinh vào 10.
>> Ra mắt khóa cấp tốc Toán 9, vững bước vào 10 dành riêng cho các em 2k10
2. Hướng dẫn lên lộ trình ôn thi vào lớp 10 “cá nhân hóa”
VUIHOC sẽ hướng dẫn các em cách lập kế hoạch, lộ trình ôn tập thi vào lớp 10, tùy vào bản thân mỗi em sẽ tự lên được cho chính mình một lộ trình phù hợp nhất.
2.1 Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi lên kế hoạch ôn thi, bước chuẩn bị là bước quan trọng để xác định xem lộ trình ôn thi vào 10 của em sẽ có “hình dáng” như thế nào. Đầu tiên, em cần xác định được nguyện vọng của bản thân, tức là em cần xác định muốn thi vào trường cấp 3 nào, mức điểm chuẩn năm ngoái để vào được trường là bao nhiêu, tỉ lệ chọi ra sao? Em có thể xác định các thông số trên bằng cách tra cứu trên mạng internet.
Ví dụ: Trường A ở Hà Nội năm ngoái có mức điểm chuẩn là 35 điểm, điểm xét tuyển được tính theo công thức là:
Điểm xét tuyển = (Điểm bài thi môn toán + Điểm bài thi môn ngữ văn) x 2 + Điểm bài thi môn ngoại ngữ + Điểm ưu tiên (nếu có).
Như vậy, để đủ điểm chuẩn vào trường trong trường hợp không có điểm ưu tiên thì tối thiểu mỗi môn em cần đạt là 7 điểm. Tuy nhiên đây là điểm chuẩn xét tuyển của năm trước, điểm chuẩn xét tuyển của năm sau (tức là năm các em thi) sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào tỉ lệ học sinh đăng ký nguyện vọng và điểm số thực tế. Nhưng em vẫn có thể dựa vào cách trên để xác định bản thân cần đạt tối thiểu bao nhiêu điểm để có cơ hội đỗ vào trường mong muốn.
2.2 Bước 2: Lập kế hoạch ôn tập từng môn
Mỗi môn học đều có đặc thù kiến thức riêng và cách ôn tập cũng không giống nhau, chính vì vậy việc lập kế hoạch ôn tập từng môn sẽ giúp các em dễ dàng ôn tập hơn.
Môn Toán
Với môn Toán, các em có thể áp dụng phân chia lộ trình ôn tập như sau:
Thời gian |
Việc cần làm |
Nội dung học tập |
Tháng 7 - Tháng 2 |
Học kiến thức toán 9 |
Trong khoảng thời gian này, các em nên cố gắng học hết kiến thức toán 9. Việc học trước kiến thức sẽ giúp các em có thời gian để tổng ôn và luyện đề. Bởi kì thi vào lớp 10 thường diễn ra ngay sau khi kết thúc năm học một thời gian ngắn khoảng 1 tháng, lúc này các em mới bắt đầu ôn tập lại từ đầu thì sẽ hơi gấp rút và không đạt hiệu quả cao. Trong quá trình học, các em nên ghi chép những kiến thức trọng tâm ra một quyển vở riêng hoặc mỗi chuyên đề nên tổng hợp kiến thức thành dạng sơ đồ tư duy để có thể dễ dàng ôn tập, tra cứu lại sau này. |
Tháng 3 - Tháng 4 |
Ôn tập |
Trong hai tháng này, các em dành thời gian tổng ôn lại toàn bộ kiến thức cơ bản toán 9. Các em nên phân chia theo phần Đại số và Hình học để dễ phân bổ kiến thức ôn tập. Sử dụng sơ đồ tư duy các bài học trong năm đã viết để học. Trong quá trình này, các em có thể tìm thêm các dạng bài nâng cao để ôn tập nếu muốn đạt mức điểm 9 - 10. Còn nếu mục tiêu chỉ ở mức điểm 7 - 8 thì các em không cần đặt quá nhiều trọng tâm vào các kiến thức nâng cao. Chỉ cần ôn tập thật tốt các kiến thức trọng tâm, cơ bản và các dạng bài nâng cao quen thuộc là được. |
Tháng 5 |
Luyện đề |
Đây là giai đoạn chạy nước rút, lúc này, các em đã có một nền tảng kiến thức được chuẩn bị trong suốt gần một năm học. Khi bắt đầu luyện đề, các em nên thử giải các đề thi các năm trước để nắm chắc cấu trúc đề thi. Sau mỗi lần so đáp án, với những lỗ hổng kiến thức, các em cần bổ sung ngay và hạn chế lặp lại các lỗi đó ở các đề bài sau. Bên cạnh luyện đề các năm trước, các em có thể thu thập các đề thi trên mạng để làm thử và đánh giá khả năng, điểm số bản thân có thể đạt được. Yếu ở mảng kiến thức nào thì cần ôn tập lại mảng kiến thức đó. |
Lộ trình ôn thi vào 10 môn Toán dành riêng cho các em 2k10 của nhà trường VUIHOC sắp bắt đầu, nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi cũng như kế hoạch học tập chi tiết nhé!
Môn Văn
Với môn Văn, kiến thức thi vào lớp 10 chủ yếu ở các bài học trong sách giáo khoa lớp 9. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn thường có 3 phần là đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Để ôn tập tốt môn văn, các em nên:
Câu hỏi |
Cần ghi nhớ |
Đọc - hiểu |
- Tác giả: năm sinh, năm mất, đôi nét về cuộc đời và một số thành tựu nổi bật. |
Nghị luận xã hội |
- Tác phẩm: Thể loại, chủ đề, nội dung chính, nghệ thuật đặc sắc |
Nghị luận Văn học |
- Lập sơ đồ tư duy về tác phẩm để ghi nhớ những ý chính |
Với môn Ngữ văn, các em cần phải ghi nhớ và học thuộc lòng nhiều hơn. Vì vậy, sau mỗi bài học trên lớp, các em nên tổng kết lại văn bản thành dạng sơ đồ tư duy hoặc tóm tắt nội dung chính, quan trọng ra một quyển vở riêng. Với cách làm này, sau này các em ôn tập lại sẽ tiết kiệm thời gian hơn.
Môn Anh
Với môn tiếng Anh, các em phân chia thành 2 phần là ngữ pháp và từ vựng:
-
Ngữ pháp: Tập trung ôn tập các chủ đề ngữ pháp trọng tâm theo ma trận đề thi mà thầy cô cung cấp. Trong đó, các chủ đề ngữ pháp chắc chắn sẽ có trong đề thi như thì của động từ, so sánh tính từ, câu bị động, động từ khuyết thiếu, cách phát âm đuôi “ed - s”...
-
Từ vựng: Tập trung học từ vựng trong sách giáo khoa. Các em nên liệt kê danh sách từ vựng và lên kế hoạch ghi nhớ, mỗi ngày học một ít để không bị quá tải từ vựng sau khi bước vào thời gian nước rút.
Tương tự như môn toán, để ôn tập tốt môn Tiếng Anh, các em nên làm thử các đề thi các năm trước, sưu tầm thêm nhiều dạng đề để luyện tập tại nhà. Với mỗi lần luyện đề, các em cần rút ra những kiến thức cần bổ sung và ôn tập. Đây là cách ôn tập hiệu quả và thiết thực nhất.
2.3 Bước 3: Lập thời gian biểu cá nhân
Lộ trình ôn thi vào lớp 10 “cá nhân hóa” gắn liền với thời gian biểu của mỗi cá nhân. Việc ôn tập tốt nhất là cả quá trình tích lũy kiến thức và rà soát lại trước khi chính thức bước vào kì thi. Chính vì vậy, mỗi em cần có một thời gian biểu cá nhân chi tiết để phục vụ cho quá trình ôn tập hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
Các em hãy tự thiết lập một thời gian biểu cá nhân thật chi tiết, bao gồm lịch học ở trường, lịch học thêm, thời gian học bài ở nhà dành cho các bài học trên lớp và thời gian ôn tập kiến thức. VUIHOC tin rằng, nếu các em đủ vững tâm thực hiện đúng theo thời gian biểu ôn tập của bản thân thì chắc chắn các em sẽ đạt được kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10.
3. Bí quyết ôn thi vào lớp 10 dành riêng cho 2k10
Kỳ thi vào lớp 10 là một cột mốc quan trọng đối với mọi học sinh. Để đạt kết quả cao, các học sinh cần nắm vững cấu trúc đề thi và có phương pháp ôn tập hợp lý. Dưới đây là các bí quyết ôn thi hiệu quả từ các chuyên gia và thủ khoa.
3.1 Hiểu rõ cấu trúc đề thi
Nắm vững cấu trúc đề thi của từng môn là bước đầu quan trọng để lập kế hoạch ôn tập hiệu quả. Việc này giúp bạn biết trọng tâm cần phải ôn luyện và không rơi vào tình trạng ôn quá nhiều kiến thức không cần thiết. Riêng với các em 2k10, đây là năm đầu tiên các em tiếp xúc với chương trình sách mới nên các em càng phải chú ý đến những thay đổi trong cấu trúc đề thi.
3.2 Hệ thống kiến thức theo chuyên đề, chủ đề
Hệ thống kiến thức theo từng chuyên đề cụ thể giúp học sinh có cái nhìn tổng quan và dễ dàng nắm bắt các nội dung chính. Ví dụ, trong môn Ngữ Văn, cấu trúc kiến thức gồm hai phần chính: văn học trung đại và văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm cần được sắp xếp và phân loại theo chủ đề như gia đình, lòng yêu nước để dễ dàng liên kết và triển khai ý tưởng. Trong môn Toán, kiến thức sẽ phân chia theo hình học và đại số, các em cũng nên học theo từng chủ đề sẽ có sự liên kết về mặt kiến thức hơn.
3.3 Đọc kỹ, hiểu sâu với môn ngữ văn
Đối với môn Ngữ Văn, việc học vẹt từ bài văn mẫu là không hiệu quả. Học sinh cần đọc kỹ và hiểu sâu các nội dung chính của từng tác phẩm, gạch chân và ghi chú những chi tiết quan trọng. Điều này giúp học sinh phát triển kỹ năng phân tích và tăng khả năng cảm thụ văn học.
Ngoài nội dung chính, thông tin về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, biện pháp nghệ thuật, và các câu nói đặc sắc của tác phẩm cũng cần được ghi nhớ. Các chi tiết này tuy nhỏ nhưng có thể chiếm điểm quan trọng trong bài thi.
Việc cập nhật tin tức hàng ngày giúp học sinh có thêm tư liệu để phân tích và đưa vào bài văn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phần nghị luận xã hội trong đề thi Văn vào 10.
3.4 Thường xuyên luyện đề thi thử
Luyện đề là phương pháp ôn tập hiệu quả, giúp học sinh quen với cấu trúc đề thi, nâng cao khả năng viết và biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Nên luyện ít nhất 2-3 đề mỗi tuần cho mỗi môn học để cải thiện kỹ năng làm bài và tăng tính tự tin trong phòng thi.
3.5 Quản lý thời gian hiệu quả
Học sinh cần biết cách quản lý thời gian hiệu quả, dành thời gian đều đặn cho mỗi môn học và tránh học dồn vào phút chót. Lập kế hoạch ôn tập chi tiết và tuân thủ nghiêm ngặt sẽ giúp bạn sử dụng thời gian một cách tối ưu.
Việc nắm vững những bí quyết trên không chỉ giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi vào lớp 10 mà còn rèn luyện các kỹ năng học tập lâu dài. Chúc các bạn thành công!
ÔN THI ĐỘT PHÁ - VỮNG BƯỚC KÌ THI VÀO 10
Khóa học ôn thi vào 10 CÙNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG CHUYÊN
⭐ 100% học sinh VUIHOC đạt mục tiêu đỗ cấp 3
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên trên toàn quốc
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Học tập tích hợp cùng thầy cô, hỗ trợ 24/7 cùng hệ thống video bài giảng, phòng tự luyện đề chất lượng
⭐ Học cùng thầy cô có kinh nghiệm ôn thi vào 10, các thầy cô đến từ trường chuyên TOP 5 toàn quốc
⭐ Khung chương trình ôn tập chi tiết theo từng giai đoạn và có mục tiêu rõ ràng
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học sớm ôn sâu - bứt phá kì thi vào 10 hoàn toàn miễn phí ngay!!
Trên đây là lộ trình ôn thi vào lớp 10 “cá nhân hóa” từ A - Z dành riêng cho các em học sinh. Bên canh lộ trình ôn tập, các em cần có người đồng hành trong suốt quá trình học tập, đó chính là các thầy cô trên lớp và các thầy cô đến từ TOP 5 trường chuyên trọng điểm Quốc gia tại nhà trường VUIHOC, nếu các em muốn đồng hành cùng thầy cô, hãy đăng ký lớp ôn luyện cấp tốc - xây nền vững bước vào lớp 10 của nhà trường VUIHOC nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
- Lịch thi vào 10 năm học 2024 - 2025 của 63 tỉnh thành trên cả nước
- Bật mí phương pháp ôn thi vào 10 hiệu quả