Soạn bài Bức tranh của em gái tôi| Văn 6 Cánh diều
Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" của nhà văn Tạ Duy Anh là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 6 Cánh diều. Bài soạn dưới đây, VUIHOC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tâm lý của người anh trai khi chứng kiến em gái mình nổi tiếng, từ đó rút ra những bài học sâu sắc về lòng vị tha và sự trân trọng tài năng.
1. Soạn bài Bức tranh của em gái tôi: Chuẩn bị
Câu 1: Khi đọc truyện ngắn:
+ Truyện kể về việc người em gái có tài năng hội họa, cô bé đi dự thi bằng tác phẩm vẽ người anh trai của mình và đã đạt giải nhất. Thời gian diễn ra trại thi vẽ quốc tế và địa điểm xảy ra câu chuyện là ở gian phòng triển lãm tranh, ở nhà.
+ Truyện có những nhân vật: Tôi, em gái của tôi – Kiều Phương, bố mẹ và chú Tiến Lê. Nhân vật chính gồm:
Tôi: ban đầu tỏ ra khó chịu, xem thường những hành động nghịch ngợm của em gái → khi mọi người phát hiện tài năng của em gái thì có thái độ tự ti, ghen tị, nhỏ nhen → khi đứng trước bức chân dung thì cảm thấy xấu hổ, trung thực nhận ra hạn chế của bản thân.
Kiều Phương: tay chân không bao giờ để yên, hay lục lọi đồ, thường bôi bẩn lên mặt; có sở thích và tài năng vẽ tranh, kiên trì theo đuổi đam mê; luôn yêu thương và muốn gần gũi với anh trai; có lòng nhân hậu, vị tha và tình cảm trong sáng.
+ Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất và có tác dụng trong việc tạo độ tin cậy với người đọc, diễn tả được chân thực cảm xúc của nhân vật “tôi”.
+ Truyện nêu lên vấn đề về sự mặc cảm, tự ti trước thành công hay tài năng của người khác. Vấn đề này có liên quan đến cuộc sống hiện nay khi mà mọi người cứ hay so sánh lẫn nhau nhằm tự dìm bản thân mình xuống chứ không phải để nhận ra sự thiếu sót để tiếp tục phát triển. Cá nhân em cảm thấy bản thân cần phải thay đổi để vượt qua sự tự ti đó để khiến mình trở nên tốt hơn.
Câu 2: Đọc trước truyện Bức tranh của em gái tôi; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Tạ Duy Anh
- Tạ Duy Anh, tên thật là Tạ Việt Đãng, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959 tại Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông không chỉ là một nhà văn tài năng mà còn là một người có cuộc sống đa dạng, trải qua nhiều nghề nghiệp khác nhau trước khi đến với văn chương.
- Cuộc đời và sự nghiệp
+ Trước khi trở thành nhà văn, Tạ Duy Anh từng làm việc tại nhà máy thủy điện Hòa Bình, phục vụ trong quân đội, và sau đó theo học Trường viết văn Nguyễn Du.
Sự nghiệp văn chương: Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu con đường sáng tác chuyên nghiệp. Các tác phẩm của ông thường xoay quanh cuộc sống đời thường, những con người bình dị và những vấn đề xã hội.
+ Phong cách văn chương: Văn phong của Tạ Duy Anh giản dị, chân thật, giàu cảm xúc. Ông có khả năng khắc họa nhân vật sinh động, tạo ra những câu chuyện gần gũi và sâu sắc.
- Những đóng góp nổi bật
+ Tác phẩm của Tạ Duy Anh không chỉ tập trung vào một chủ đề nhất định mà còn khai thác nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống, từ tình yêu, gia đình, đến xã hội và lịch sử.
+ Ông sử dụng ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và cảm nhận được ý nghĩa của tác phẩm.
+ Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông được đông đảo bạn đọc yêu thích và đánh giá cao.
- Một số tác phẩm tiêu biểu
+ Bức tranh của em gái tôi: Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, kể về tình cảm gia đình, sự trưởng thành và những xung đột tâm lý của nhân vật.
+ Vó ngựa trở về: Tác phẩm khắc họa chân thực cuộc sống của những người nông dân Việt Nam sau chiến tranh.
+ Hiệp sĩ áo giấy: Một câu chuyện hài hước và sâu sắc về tình yêu, cuộc sống và ước mơ.
+ Đi tìm nhân vật: Tiểu thuyết gây tranh cãi với những góc nhìn thẳng thắn về xã hội.
>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều
2. Soạn bài Bức tranh của em gái tôi: Đọc hiểu
2.1 Từ nhan đề và hình minh họa, em có thể đoán nội dung chính của truyện này nói về việc gì?
Từ nhan đề Bức tranh của em gái tôi và hình ảnh minh họa, em có thể đoán nội dung chính của truyện này nói về một việc sự việc xảy ra có liên quan tới bức tranh mà cô em gái vẽ.
2.2 Người kể câu chuyện ở ngôi nào? Kể về ai?
Người kể câu chuyện ở ngôi thứ nhất. Kể về người em gái – Kiều Phương – hay còn có biệt danh là Mèo.
2.3 Tại sao nhân vật “tôi” lại bí mật theo dõi em gái?
Nhân vật “tôi” bí mật theo dõi em gái bởi vì phát hiện ra em gái đang nhào một thứ bột gì đó màu đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay – thuốc vẽ.
2.4 Phần 2 giúp người đọc hiểu ra điều gì?
Phần 2 giúp cho người đọc hiểu ra được tài năng hội họa của cô em gái Kiều Phương.
2.5 Chú ý sự thay đổi của nhân vật “tôi” qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần 3.
Sự thay đổi của nhân vật “tôi” qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần 3 truyện: Từ khó chịu, xem thường những hành động nghịch ngợm của người em gái chuyển sang tự ti và ghen tị tài năng, hay nhỏ nhen gắt lên với mọi lỗi nhỏ của em gái, và còn thường xuyên xem trộm tranh.
2.6 Sự việc nào trong phần 4 làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn? Hấp dẫn ở chỗ nào?
Sự việc cô bé đi thi và đạt giải nhất trong cuộc thi quốc tế trong phần 4 đã làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn. Hấp dẫn ở chỗ Kiều Phương nhất quyết phải có anh trai cùng đi nhận giải.
2.7 Chú bé trong bức tranh được miêu tả như thế nào?
Chú bé trong bức tranh được miêu tả đang ngồi nhìn ra ngoài phía cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như đang tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Sự suy tư và mơ mộng toát ra từ ánh mắt, tư thế ngồi của mình. Và đó chính là nhân vật “tôi”.
2.8 Chú ý sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi”.
Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi”: từ giật sững người, ngỡ ngàng → hãnh diện → xấu hổ.
Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.
3. Soạn bài Bức tranh của em gái tôi: Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 70 sgk văn 6/2 Cánh diều:
“Truyện kể về việc gì? Hãy tóm tắt nội dung câu chuyện trong khoảng 8- 10 dòng.”
Câu chuyện kể về Kiều Phương một cô bé có tài năng hội họa thiên bẩm, được mọi người trìu mến gọi là Mèo. Chú Tiến Lê - một họa sĩ bạn của bố - đến chơi nhà, phát hiện, khen ngợi tài năng của Kiều Phương. Sự đam mê và tài năng của Mèo dần trở thành tâm điểm chú ý của gia đình, đặc biệt là khi cô bé đạt giải cao trong cuộc thi vẽ. Trong khi đó, người anh trai lại cảm thấy ghen tị và mặc cảm. Anh cho rằng mình bị mọi người lãng quên, tài năng của em gái đã làm lu mờ đi những ưu điểm của anh. Cảm xúc này khiến anh xa lánh em gái, thậm chí còn có những hành động không mấy đẹp. Tuy nhiên, một bước ngoặt xảy ra khi anh nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em. Trong bức tranh, Mèo đã vẽ chân dung chính anh, với một ánh mắt trong sáng và hồn nhiên. Bức tranh như một tấm gương phản chiếu lại chính con người anh, giúp anh nhận ra những hạn chế của bản thân và sự cao thượng của em gái.
3.2 Câu 2 trang 70 sgk văn 6/2 Cánh diều:
“Hãy nêu ra một số chi tiết trong văn bản để thấy sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em (Kiều Phương).”
Các chi tiết trong văn bản thể hiện sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em (Kiều Phương):
- Người em rất hay lục lọi các đồ vật khiến người anh khó chịu vì các đồ không được để yên.
- Nó lao vào ôm cổ tôi nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra.
- Người em hiền từ, nhân hậu, dễ tha thứ khi vẽ tranh về anh mình trong khi anh trai gắt gỏng, cau có với em gái.
3.3 Câu 3 trang 70 sgk văn 6/2 Cánh diều:
“Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tỏ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó?”
- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:
+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế.
+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không.
+ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".
- Nhân vật người anh thường được tái hiện qua tâm trạng:
+ Kể từ khi mọi người phát hiện ra tài năng của Mèo, tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài, chỉ muốn gục đầu xuống khóc.
+ Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.
+ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
+ Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.
- Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật:
+ Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, tức là do chính người anh thuật lại câu chuyện. Điều này giúp độc giả dễ dàng đi sâu vào tâm lý của người anh, hiểu rõ những biến đổi tâm trạng phức tạp của nhân vật này.
+ Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp tác giả tập trung miêu tả chi tiết những suy nghĩ, cảm xúc của người anh, từ đó làm nổi bật sự đối lập giữa tâm trạng phức tạp của anh và sự hồn nhiên, trong sáng của em gái.
3.4 Câu 4 trang 70 sgk văn 6/2 Cánh diều:
“Đọc phần 5 và trả lời các câu hỏi:
a) Tại sao người anh “muốn khóc quá”?
b) Câu nói "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu gì về người anh?
c) Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?”
Gợi ý trả lời:
a) Khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em gái, người anh "muốn khóc quá" vì:
- Người anh ngỡ ngàng, cảm động trước tình cảm sâu sắc mà em dành cho anh. Bức tranh không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là lời tự thú chân thành của em gái về tình anh em.
- Anh nhận ra mình đã có những hành động và suy nghĩ không đúng về em gái. Anh hối hận vì đã không trân trọng tình cảm của em. Sự ghen tị, tự ti, mặc cảm về bản thân cùng sự coi thường tài năng của em đã khiến anh cảm thấy xấu hổ trước tấm lòng nhân hậu và tình cảm trong sáng của em.
b) Câu nói "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em thấy được:
- Người anh đã nhận ra những hành động và suy nghĩ trước đây của mình là vô lý, sai trái. Anh cảm thấy tình cảm của em dành cho mình quá lớn. Em không chỉ có tài năng hội họa mà còn sở hữu một tâm hồn trong sáng, nhân hậu.
- Anh đã đánh giá em một cách phiến diện, chỉ nhìn thấy những hành động bề ngoài của em mà không thấu hiểu được thế giới nội tâm phong phú của em.
c) Điều đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện:
- Đó chính là bức tranh mà Kiều Phương vẽ anh trai mình.
- Khi nhìn thấy bức tranh đó, từ một người anh ghen tị, hờn dỗi, người anh cuối cùng đã nhận ra lỗi lầm của mình và cảm thấy hối hận.
3.5 Câu 5 trang 70 sgk văn 6/2 Cánh diều:
“Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miễn vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...". Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy là những gì? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của người anh? Em đã từng có tâm trạng ấy chưa?”
- Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy như sau: Người anh đang tự hỏi tại sao em gái lại vẽ anh với một vẻ đẹp, một tâm hồn cao cả như vậy trong khi anh đã đối xử và suy nghĩ về em không tốt.
- Điều đó thể hiện tâm trạng của người anh: Người anh cảm thấy xấu hổ vì những hành động ghen tị, đố kỵ của mình trước tài năng, tình cảm của em. Anh nhận ra mình đã sai lầm khi không trân trọng tình cảm của em gái.
- Em đã từng có tâm trạng ấy khi có suy nghĩ xấu về những người có hành động tốt với mình nhưng em lại hiểu nhầm họ. → Ai trong chúng ta cũng từng có những lúc ghen tị, đố kị với người khác, đặc biệt là những người xung quanh mình. Quan trọng là chúng ta có biết cách nhìn nhận lại bản thân và sửa chữa những lỗi lầm đó hay không.
3.6 Câu 6 trang 70 sgk văn 6/2 Cánh diều:
“Theo em, truyện muốn đề cao, ca ngợi điều gì? Điều đó có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào?”
- Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" muốn đề cao, ca ngợi tình yêu thương, sự bao dung và lòng nhân hậu. Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tầm quan trọng của việc trân trọng những người xung quanh, đặc biệt là những người thân trong gia đình. Bức tranh của Kiều Phương không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu hiện của tấm lòng nhân hậu, bao dung của cô bé.
- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn lao, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Vậy, không nên đố kỵ, ghen ghét trước tài năng của người khác, thay vào đó cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Trên đây VUIHOC đã cùng Soạn bài Bức tranh của em gái tôi| Văn 6 Cánh diều. Truyện ngắn này không chỉ là một câu chuyện về tài năng hội họa mà còn là một bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, về sự trưởng thành. Qua đây, chúng ta nhận ra rằng, mỗi người đều có những giá trị riêng và cần phải biết trân trọng những giá trị đó. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: