img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Cảnh ngày xuân| Văn 9 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 11:42 05/08/2024 6,015 Tag Lớp 9

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Cảnh ngày xuân| Văn 9 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm về đại thi hào Nguyễn Du cùng với đoạn trích nổi tiếng “Cảnh ngày xuân” từ tác phẩm văn học có giá trị xuyên không gian, vượt thời gian là Truyện Kiều.

Soạn bài Cảnh ngày xuân| Văn 9 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Cảnh ngày xuân: Chuẩn bị 

a) Tìm hiểu về đại thi hào Nguyễn Du

  • Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 mất ngày 3 tháng 1 năm 1766. Theo một số tài liệu, ông sinh ra tại làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh với tên chữ là Tố Như còn hiệu là Thanh Hiên.

  • Ông là người sống gần dân cùng vốn am hiểu sâu sắc với văn hóa của dân tộc. Cuộc đời và những tác phẩm của ông cũng mang đậm ảnh hưởng của thời đại.

  • Do có học vấn uyên bác cùng với kiến thức vững vàng về các loại thơ cổ nên tác phẩm của ông trải dài từ chữ Hán sang chữ Nôm, từ thể loại thơ ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, đến ca, hành,... 

  • Các tác phẩm của ông luôn có nhạc tính, có âm thanh và bừng lên màu sắc tươi đẹp của sự sống. Các tác phẩm của ông rất tinh tế và khéo léo khi nổi bật cả nghệ thuật tả cảnh lẫn bút pháp diễn tả tâm trạng của nhân vật.

b)  Đoạn trích Cảnh ngày xuân

Đoạn trích thuộc phần “Gặp gỡ và đính ước”. Cả đoạn trích đều nói về chủ chính là vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa xuân vừa trong sáng vừa tràn đầy sức sống. Các nhân vật chính có trong đoạn trích là hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Nội dung của đoạn trích là bức tranh thiên nhiên mùa xuân với lễ Tảo mộ và hội Đạp Thanh.

Tác phẩm sử dụng bút phát miêu tả với chất tạo hình cao. Chỉ qua vài nét chấm phá điểm xuyết đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên mùa xuân sống động. Đại thi hào Nguyễn Du còn lựa chọn nhiều từ ngữ có tính gợi hình gợi cảm để miêu tả cảnh thiên nhiên cùng với tâm trạng của hai nhân vật chính Thúy Kiều Thúy Vân như nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…

>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 

2. Soạn bài Cảnh ngày xuân: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý việc sử dụng từ ngữ để miêu tả mùa xuân.

Những từ ngữ được tác giả sử dụng để miêu tả mùa xuân là “ngày xuân”, “chín chục đã ngoài sáu mươi”,...

Những từ này không chỉ nói về mùa xuân mà còn ám chỉ sự nhanh chóng của thời gian khí nó trôi qua rất nhanh, thoáng cái đã bước sang tháng thứ ba của năm mới.

2.2 Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua các hình ảnh nào?

Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua hai hình ảnh của tiết Thanh Minh. Ngày này có hai hoạt động chính là:

  • Lễ Tảo Mộ - người người nhà nhà cùng nhau sửa sang và dọn dẹp phần mộ của những người nhà đã mất.
  • Hội Đạp thanh là lúc mọi người đi du xuân vãn cảnh ngày tết.

- Lễ hội mùa xuân được thể hiện qua từ ngữ đa dạng:

  • Các động từ “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang”,...đã bộc lộ được tâm trạng vui vẻ tưng bừng khi tham gia hội ngày tết.

  • Những hình ảnh đẹp đẽ như “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” đã giúp người đọc thấy được sự đông vui náo nhiệt của những người tham gia lễ hội truyền thống, mang văn hóa của dân tộc ta.

2.3 Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh vật buổi sáng?

Cảnh vật buổi sáng được tác giả miêu tả với những động từ, tính từ thể hiện được sức sống mãnh liệt cũng như niềm vui sự rộn ràng và náo nức của mọi người. Cảnh vật lúc đó mang vẻ đẹp tinh khôi trong trẻo.

Ngược lại hoàn toàn cảnh vật buổi chiều lại được thể hiện với tâm trạng nao nao buồn rầu khi mất đi sự vui tươi buổi sáng. Lý do dễ hiểu nhất chính là cảnh vật được nhìn qua góc nhìn của những người đã sắp kết thúc những ngày lễ hội đầu năm.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

3. Soạn bài Cảnh ngày xuân: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 40 SGK Văn 9/1 Cánh diều 

Đoạn trích Cảnh ngày xuân kể lại việc gì? Xác định bố cục của đoạn trích.

- Đoạn trích cảnh ngày xuân đã kể về chuyến du xuân, tảo mộ của hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân. Có thể chia đoạn trích Cảnh ngày xuân thành 3 phần:

  • Phần 1: bốn câu thơ đầu tiên - miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi tắn, rực rỡ.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ” - miêu tả hình ảnh của buổi lễ Thanh minh.

  • Phần 3: Đoạn còn lại - khủng cảnh khi hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân quay trở về sau ngày tảo mộ du xuân.

3.2 Câu 2 trang 40 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Qua bốn dòng thơ đầu, em hình dung quang cảnh mùa xuân được Nguyễn Du miêu tả như thế nào?

- Qua bốn dòng thơ đầu, em hình dung được quang cảnh mùa xuân đã được tác giả Nguyễn Du miêu tả:

  • Thời gian vào “ngày xuân”, “chín chục ngoài sáu mươi”,...Cách miêu tả thời gian nay đã cho người đọc cảm nhận thời gian trôi qua thật nhanh, thoáng cái đã đến tháng thứ ba của năm.

  • Không gian khi đó có “thiều quang”, đây là ánh sáng của thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.

  • Bức tranh thiên nhiên có “Cỏ non xanh tận chân trời” là không gian có màu xanh mướt của cỏ non, tràn ngập sự sống hơi thơ của mùa xuân.

  • Trên bức tranh xanh ngắt đó lại thấp thoáng “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Nghệ thuật đảo ngữ đã nhấn mạnh hình ảnh bông hoa lê màu trắng được điểm xuyết trong khung cảnh màu xanh đó, đây chính là điểm đặc trưng của mùa xuân. Động từ “điểm” như một ngòi bút chấm phá để tô điểm nét màu đậm cho cảnh mùa xuân tươi mát, giúp cho hình ảnh mùa xuân trở nên có hồn và sống động hơn hẳn.

=> Chỉ qua vài câu thơ, vài hình ảnh thiên nhiên và vài nét chấm phá mà bức tranh thiên nhiên mùa xuân như được hiện ra trước mắt người đọc. Đó chính là sự tài tình trong giọng thơ của đại thi hào Nguyễn Du.

3.3 Câu 3 trang 40 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả qua những hình ảnh nào trong tám dòng thơ tiếp theo?

Trong tám dòng thơ tiếp theo, lễ hội trong tiết thanh minh đã được miêu tả qua những hình ảnh:

- Khung cảnh tết Thanh Minh có:

  • Lễ Tảo mộ là lễ thăm phần mộ người đã khuất.

  • Hội Đạp thanh là thời điểm tất cả mọi người du xuân.

  • Các từ ngữ và hình ảnh được dùng để miêu tả không khí lễ hội là: gần xa nô nức, yến anh, chị em, bộ hành, tài tử giai nhân, ngựa xe, áo quần, ngổn ngang, tro tiền giấy…

Tất cả các hình ảnh trên đã nhấn mạnh được không khí lễ hội nô nức náo nhiệt cũng như truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta.

3.4 Câu 4 trang 40 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Hãy so sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối, phân tích để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích.

Bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu được thể hiện với giọng thơ vui vẻ cùng với màu sắc tươi tắn với khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống. Ngược lại, trong sáu dòng thơ cuối thì đoạn văn trở nên vắng lặng và yên bình hơn.

Cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích được gắn với nhau qua biện pháp tả cảnh ngụ tình. Giọng văn trong đoạn trích chuyển đổi từ thích thú vui tươi dần đến tiếc nuối và buồn bã. 

3.5 Câu 5 trang 40 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Khái quát những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và lễ hội ngày xuân của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (việc sử dụng ngôn từ, xây dựng hình ảnh; những biện pháp nghệ thuật chủ yếu; thể thơ lục bát....).

- Nghệ thuật miêu tả: Với những hình ảnh giàu chất tạo hình đã khiến cho bức tranh thiên nhiên đầy sống động như được hiện ra trước mắt người đọc. 

- Các từ ngữ có tính gợi hình gợi cảm cao như nô nức, ngổn ngang, tà tà, dập dìu,..

- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng dày đặc mà tinh tế như phép so sánh, phép ẩn dụ,...

- Sử dụng nhiều từ láy để miêu tả tâm trạng của con người cũng như miêu tả cảnh vật tự nhiên. Qua thiên nhiên đã diễn tả được tâm trạng của con người một cách rất tinh tế.

Cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân đã được miêu tả theo trình tự thời gian.

3.6 Câu 6 trang 40 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Trong đoạn trích trên, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Trong đoạn trích trên, em thích nhất hình ảnh thơ của hai câu “Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Đây là hai câu thơ thể hiện rõ nhất vẻ đẹp của cảnh sắc mùa xuân. Không gian không chỉ đẹp bởi khung cảnh màu xanh mát mà còn điểm xuyết thêm màu trắng của hoa lê mà còn là điểm nhấn của mùi thơm nhè nhẹ của cỏ non. Màu xanh ấy như được trải dài đến tận cuối chân trời. Những màu trắng li ti được điểm nhẹ lên trên phong cảnh chính là màu của mùa xuân, của sự tinh khôi, của sức sống mãnh liệt.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Cảnh ngày xuân| Văn 9 tập 1 Cánh diều . Để có thêm nhiều kiến thức của các môn học trong giáo trình trung học, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với giáo viên của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990