img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 10:06 25/06/2024 14,733 Tag Lớp 9

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có cái nhìn đa chiều nhất về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Dữ

- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ thứ 16. Ông sinh ra tại huyện Trường Tân nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. 

- Ông là con cả của tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Tương truyền rằng Nguyễn Dữ chính là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Phùng Khoang. 

- Nguyễn Dữ đậu Hương Tiến, làm quan thời nhà Mạc đến thời nhà Lê ông giữ chức tri huyện. Nhưng do bất mãn với thời cuộc mà ông xin về quê nuôi mẹ rồi ở ẩn trong núi rừng Thanh Hóa.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là Truyền kỳ mạn lục. Đây là tác phẩm gồm những ghi chép tản mạn về những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dan gian. Ông viết ra tác phẩm này trong thời gian ẩn cư tại núi xứ Thanh.

- Tác phẩm gồm tổng hai mươi truyện và được viết hoàn toàn bằng chữ Hán.

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc 

Em biết gì về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến?

- Với hiểu biết của em, trong xã hội phong kiến cũ người phụ nữ không được coi trọng. Họ luôn sống phụ thuộc vào người chồng, phải sống dưới những chuẩn mực mà xã hội đề ra. Cả cuộc đời họ không những phải công dung ngôn hạnh mà còn phụ thuộc vào tam tòng tứ đức. Ở nhà thì theo cha, cưới chồng theo chồng đến khi chồng mất lại phụ thuộc vào con trai. 

- Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm nào viết về người phụ nữ? Hãy chia sẻ ấn tượng đó của em.

- Về người phụ nữ, em ấn tượng nhất với tác phẩm Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương. 

- Tác phẩm nói về sống phận lênh đênh, bấp bênh của người phụ nữ. Cũng chính là sự ca ngợi phẩm chất trong sáng mà đầy nghĩa tình của những người phụ nữ Việt Nam xưa.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức

2. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương: Đọc văn bản 

2.1 Những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh

- Chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết: Người con gái Nam Xương, thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.

- Chi tiết giới thiệu nhân vật Trương Sinh: Cũng người làm Nam Xương, tính tình đa nghi, hay phòng bị quá mức với vợ.

2.2 Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?

Theo em, sau khi chiến tranh kết thúc Trương Sinh sẽ trở về và gia đình sẽ lại đoàn tụ hạnh phúc.

2.3 Trương Sinh có thái độ như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?

- Sau khi nghe thấy những lời nói của con trẻ, Trương Sinh ngay lập tức có thái độ nghi ngờ vợ mình. Anh ta nghĩ rằng trong thời gian mình chiến đấu nơi chiến trường thì hàng đêm luôn có đàn ông đến nhà sống với vợ mình.

2.4 Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh có đúng như dự đoán của em không?

- Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh khác hoàn toàn với dự đoán trước đó của em.

2.5  Câu chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?

- Nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang thì câu chuyện sẽ thiếu đi đoạn kết. Sau khi Trương Sinh biết được sự thật nhưng không thể cứu được vợ mình, Trương Sinh sẽ không thể gặp được vợ lần cuối cũng như ăn năn trước vợ vì hành động ghen tuông mù quáng của mình

2.6 Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?

- Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng vì cô muốn minh oan cho chính mình. Cô không muốn bị mang tiếng xấu mà chết, muốn được giải oan khuất.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm

- Cốt truyện: Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời cay đắng và cái chết đầy đau thương của nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là người con của mảnh đất Nam Xương, cô được miêu tả là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nhưng chồng cô - Trương Sinh lại là một người có tính đa nghi quá đà, rất dễ nghi ngờ vợ vô lý. Chiến tranh bùng nổ khiến Trương Sinh phải ra chiến trường chiến đấu, Vũ Nương ở nhà chăm lo cho mẹ già cùng với con nhỏ, một thân cáng đáng cả một gia đình. Khi Trương Sinh trở về, nghe lời nói vô tình vô ý của con nhỏ nên đã nghi ngờ vợ không chung thủy trong thời gian mình không ở nhà. Cái bóng mà nàng hay bảo với con đó là cha vô tình trở thành nỗi oan không thể hóa giải. Dù nói thế nào mọi người cũng không tin sự trong trắng của mình nên Vũ Nương đã chọn cái chết để chứng minh trong sạch. Sau khi chìm mình dưới nước sông, cô gặp Phan Lang và nhờ có anh mà cô có thể hiện hồn về gặp chồng lần cuối khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho cô. Nhưng sự đã rồi, dù đã được minh oan trinh tiết của mình nhưng cô cũng không thể sống lại, chỉ có thể mãi mãi ở chốn thủy cung.

- Bố cục tác phẩm: Có thể chia văn bản thành ba phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình” - Đoạn đầu đã giới thiệu các nhân vật trong tác phẩm cũng như nêu lên được những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “nhưng việc trót đã qua rồi” - Nỗi oan khuất không thể tỏ cùng ai của Vũ Nương.

  • Phần 3: Còn lại - Vũ Nương được minh oan, chứng minh trinh tiết của mình.

3.2 Câu 2 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những nét gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?

- Ở ngay phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật được những đặc điểm của nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh.

- Vũ Nương hiện lên là người phụ nữ truyền thống, đẹp người đẹp nết, luôn lo lắng chu toàn cho gia đình.

- Trương Sinh là một người chồng đa nghi, dễ nghi ngờ vợ mình.

- Lời người kể có vai trò quan trọng trong việc khắc họa nhân vật. Qua lời người kể, người đọc có thể dễ dàng thấy được những đặc điểm nổi bật của nhân vật cũng như hình dung rõ ràng được cặp vợ chồng Trương Sinh - Vũ Nương.

3.3 Câu 3 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Phân tích lời than của nhân vật Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông để làm rõ các khía cạnh: 

a. Nỗi đau đớn của nhân vật.

Qua lời than của Vũ Nương, ta có thể thấy được nỗi đau đớn khi bản thân sống trong sạch thủy chung mà lại bị chính người chồng đầu ấp tay gối nghi ngờ, không tin tưởng. Nàng đã sử dụng hết lời lẽ để mong sự tin tưởng từ chồng, nói đến cả tình nghĩa vợ chồng, nói đến bao thăng trầm trong cuộc sống đã cùng nhau trải qua chỉ mong chồng đừng nghi oan cho mình, mong có thể hàn gắn lại gia đình đang trên bờ vực tan vỡ.

b. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì.

- Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì là sự phát triển trong tâm lý của các nhân vật.

- Khi bị chồng hiểu lầm, Vũ Nương đã sử dụng hết ngôn ngữ lý lẽ để mong chồng tin tưởng mình luôn sống đúng đạo làm vợ. Nhưng khi Trương Sinh vẫn nghi ngờ, không tin thì ngôn ngữ của Vũ Nương như đẩy đến đỉnh điểm khi mà cô mất hết niềm tin, chán nản, tuyệt vọng dẫn đến quyết định nhảy sông tự vẫn lấy cái chết minh oan.

3.4 Câu 4 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Cho biết nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương. Nguyên nhân nào là chủ yếu. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương

- Nguyên nhân trực tiếp: Sự đa nghi của người chồng, sự ghen tuông độc đoán của Trương Sinh đã bức Vũ Nương không thể minh oan cho chính mình, phải lựa chọn cái chết.

- Nguyên nhân gián tiếp:

  • Do chế độ phong kiến khắc nghiệt với người phụ nữ. Những người phụ nữ thời này luôn phải sống dưới sức ép của xã hội, với những chuẩn mực mà xã hội đề ra mà không thể phản kháng. Một xã hội bất công với phụ nữ khi họ phải sống theo tam tòng tứ đức, luôn phải phụ thuộc cả cuộc đời vào người chồng.

  • Cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối. Vũ Nương vốn gia cảnh nghèo khó còn Trương Sinh lại là con nhà phú hào nên vốn dĩ đôi vợ chồng này đã không bình đẳng trong chính tư duy lẫn kinh tế. Thói đời luôn là sự khinh rẻ của giàu với nghèo, sự không công bằng trong tiếng nói đã khiến Vũ Nương luôn phải chịu đựng nhẫn nhục trong chính cuộc hôn nhân của mình.

  • Lễ giáo phong kiến hà khắc khiến cho người phụ nữ không có tiếng nói riêng, luôn phải đặt chữ trinh tiết lên hàng đầu. Người phụ nữ mà thất tiết không chỉ bị chồng vứt bỏ mà còn bị cả xã hội đánh giá, hắt hủi chỉ có thể lựa chọn con đường duy nhất là cái chết để minh oan. 

  • Do chiến tranh tàn ác đã chia rẽ bao gia đình hạnh phúc. Nếu không có chiến tranh thì Trương Sinh sẽ không phải ra chiến trường, Vũ Nương cũng không phải sử dụng cái bóng để dỗ con khi vắng chồng.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3.5 Câu 5 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trong tác phẩm, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian nào? Nhân vật này có vai trò gì trong truyện?

- Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, nhân vật Phan Lang được khắc họa:

  • Thời gian trong cả quá khứ lẫn hiện tại.

  • Không gian: Ở trong vùng đất Nam Xương và cả dưới thủy cung.

  • Trong câu chuyện, sự xuất hiện của Phan Lang có tác dụng kết nối hai nhân vật chính trong câu truyện và giải oan cho Vũ Nương.

3.6 Câu 6 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? Theo em, đoạn kết có màu sắc kì ảo này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

- Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua các chi tiết:

  • Chi tiết Vũ Nương trở về: ngồi trong chiếc kiệu hoa ở giữa dòng sông. Theo sau nàng là năm mươi chiếc xe cờ tán với võng lọng rực rỡ cả con sông lúc ẩn lúc hiện.

  • Đoạn kết kỳ ảo này có tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm:

  • Minh oan cho Vũ Nương, khắc họa hoàn chỉnh vẻ đẹp trong phẩm chất của Vũ Nương. Người tốt sẽ luôn được minh oan dù cái kết có tệ như thế nào.

  • Tạo nên cái kết mà ai cũng mong muốn.

  • Niềm cảm thông, đau xót của tác giả với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời.

3.7 Câu 7 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nêu chủ đề tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và trình bày suy nghĩ của em về chủ đề đó. 

- Chủ đề của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”: nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ.

- Suy nghĩ của em về chủ đề tác phẩm chính là sự thương cảm với số phận nghiệt ngã của người phụ nữ trong chế độ cũ. Nhưng đây cũng là sự tôn trọng tuyệt đối với những người vợ, người mẹ dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ được trọn vẹn sự trong sạch, công dung ngôn hạnh.

4. Kết nối đọc viết trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện.

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, có một chi tiết đắt giá mang đến sự thay đổi hoàn toàn cho cốt truyện chính là hình ảnh chiếc bóng. Hình ảnh cái bóng mang nhiều giá trị mà nhà văn Nguyễn Dữ muốn truyền tải với người đọc. Thứ nhất, cái bóng có giá trị hiện thực, tượng trưng cho hoàn cảnh đau khổ, đáng thương của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến ​​nói chung.

Không có chồng bên cạnh, cái bóng trở thành thứ mà Vũ Nương dùng để dạy dỗ con mình. Đó là hình ảnh thu nhỏ của sự cô đơn, tố cáo hiện thực tàn khốc khi chiến tranh đã chia cắt bao gia đình, khiến cho bé Đản phải sống những ngày tháng không cha, còn Vũ Nương phải sống xa chồng. Thứ hai, cái bóng cũng là yếu tố dẫn đến sự oan ức của Vũ Nương. Vì tin vào sự ngây thơ của con nhỏ cùng với sự ghen tuông mù quáng nên cái bóng trở thành nguyên nhân khiến Trương Sinh nghi ngờ vợ mình ngoại tình, khiến Vũ Nương phải chịu oan ức và lựa chọn cái chết để minh oan. Cái bóng xuyên suốt câu chuyện mà bé Đản nói đến chính là chi tiết thắt nút thắt của câu chuyện, khi Trương Sinh đã hiểu rõ mọi việc thì tất cả đã quá muộn rồi. Tóm lại, qua sự xuất hiện của cái bóng chính là hình tượng nghệ thuật thể hiện những giá trị tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé.

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990