img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 15:59 07/10/2024 664 Tag Lớp 9

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có thể thấy được giá trị của các tác phẩm văn học nói về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức 

1. Câu 1 trang 109 sgk văn 9/2 kết nối tri thức 

Nêu những điểm tương đồng và khác biệt giữa các văn bản được đưa vào bài học (kể cả bài viết tham khảo) để nhận thấy tính chất đa dạng của loại văn bản có đề cập các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước.

-Điểm tương đồng giữa các văn bản được đưa vào bài học (kể cả bài viết tham khảo) để nhận thấy tính chất đa dạng của loại văn bản có đề cập các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước:

+ Trong cả ba văn bản mục đích chính đều tôn lên vẻ đẹp của môi trường xung quanh và thiên nhiên. Những cảnh đó đến từ núi non hùng vĩ, từ những bông hoa hay cây cảnh.

+ Các tác phẩm đều có các yếu tố đặc trưng của đất nước Việt Nam như tình yêu quê hương đất nước, truyền thống hay đến cả những yếu tố tâm linh.

+ Cả ba văn bản đều có những thông tin giá trị về lịch sử và yếu tố văn hoá truyền thống của đất nước.

- Điểm khác biệt giữa các văn bản được đưa vào bài học (kể cả bài viết tham khảo) để nhận thấy tính chất đa dạng của loại văn bản có đề cập các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước:

2. Câu 2 trang 109 sgk văn 9/2 kết nối tri thức 

Phối hợp với các bạn trong lớp xây dựng một tủ sách gồm những tài liệu viết về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên đất nước Việt Nam. Chú ý lập thư mục cho các tài liệu sưu tầm được.

Một tủ sách gồm những tài liệu viết về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên đất nước Việt Nam:

- Các đầu sách:

+ Cuốn “Hạ Long - kỳ quan của tạo hoá” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

+ Cuốn “Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới” của viện khảo cổ học Việt Nam.

- Các tờ báo:

+ Số báo “Vịnh Hạ Long - Điểm đến du lịch hấp dẫn” của báo Tuổi Trẻ.

+ Số báo “Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long qua những bức ảnh” của báo Thanh Niên.

- Cuốn tạp chí:

+ Bài viết “miền di sản” của tạp chí du lịch Việt Nam.

+ Bài viết “khám phá Việt Nam” của tạp chí địa lý Việt Nam.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức

3. Câu 3 trang 109 sgk văn 9/2 kết nối tri thức 

Tạo lập văn bản thuyết minh bằng hình ảnh (có kèm theo các lời dẫn giải cần thiết) về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở địa phương em.

- Cầu Thê Húc:

+ Nội dung: Ảnh chụp cầu Thê Húc từ xa.

+ Lời thuyết minh: Đây là một cây cầu được làm bằng gỗ nối đảo Ngọc Sơn với bờ hồ và bắc ngang qua Hồ Gươm. Cầu Thê Húc được xây dựng từ thế kỷ XIX và là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng và được nhiều du khách đến Hà Nội yêu thích.

- Đền Ngọc Sơn:

+ Hình ảnh chụp đền Ngọc Sơn từ phía bên ngoài.

+ Lời thuyết minh: Đền Ngọc Sơn là một trong những ngôi đền lâu đời nằm trên Đảo Ngọc Sơn ở khu vực trung tâm thủ đô Hà Nội. Tại đây thờ những người anh hùng dân tộc như Quang Trung, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo,...

- Tháp Rùa: 

+ Nội dung: Toàn cảnh hình ảnh Tháp Rùa.

+ Lời thuyết minh: Có thể nói, Tháp Rùa là biểu tượng của hồ Hoàn Kiếm hay chính là Hồ Gươm. Địa danh này được xây dựng vào thế kỷ XIX cùng thời điểm với cầu Thê Húc, trên đảo Ngọc Sơn. Tháp Rùa có chiều cao khoảng 3 mét, gồm ba tầng và ở mỗi tầng sẽ thờ một vị thần khác nhau.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

4. Câu 4 trang 109 sgk văn 9/2 kết nối tri thức 

Mô phỏng cách làm của hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với các bạn trong nhóm học tập về một cảnh quan thiên nhiên hay di tích lịch sử nổi tiếng.

Tham quan Lăng Vua Tự Đức

Xin giới thiệu với mọi người, hôm nay tôi sẽ là hướng dẫn viên du lịch của các bạn. Hôm nay tôi rất tự hào khi được là người giới thiệu với các bạn lăng mộ vua Tự Đức - một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam.

Lăng Tự Đức là một trong những công trình kiến ​​trúc đẹp nhất của triều Nguyễn. Vua Tự Đức sinh năm 1848 mất năm 1883 được mệnh danh là ông vua thi sĩ đã chọn nơi an nghỉ cho mình theo địa vị cũng như mong muốn của một vị vua, vị quý tộc hàng đầu của triều Nguyễn. Nơi ông yên nghỉ nằm trong một thung lũng hẹp thuộc thôn Dương Xuân Thượng, huyện Cư Chánh nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, Thành phố Huế

Tự Đức là vị vua nắm giữ ngôi vị dài nhất trong 13 vị vua nhà Nguyễn với 36 năm trị vì. Ông có tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, là con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo luật kế vị của chính quyền phong kiến, anh trai ông là Hồng Bảo mới là người đứng đầu tiên trong danh sách kế vị. Tuy nhiên, do không có năng lực cũng như thái độ ngông cuồng nên Hồng Bảo đã bị cha mình là vua Thiệu Trị phế truất khỏi ngôi thái tử và truyền ngai vàng cho Hồng Nhậm. Vua Tự Đức được đánh giá là một người hiền lành, tốt bụng yêu nước thương dân nhưng lại có tính bạc nhược bi quan một phần do tình hình sức khỏe của ông vốn không tốt. Trở thành vua trong điều kiện xã hội khó khăn, ngoại bang tấn công từ bên ngoài, nội bộ anh em thì tranh giành ngai vàng, bản thân ông thì yếu đuối bệnh tật không thể có con nối dõi. Chính vì vậy có thể nói cuộc đời vua Tự Đức chính là chuỗi biến cố bi thảm. Để thoát khỏi cuộc sống nghiệt ngã của mình mà từ sớm vua Tự Đức đã cho  xây dựng khu lăng tẩm này như một ngôi nhà thứ hai để ông trú mỗi khi trầm cảm cũng như sẵn sàng nằm xuống khi sức khoẻ không cho phép nữa bởi như nhà vua đã nói“người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!” 

Lúc mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức đã đặt tên cho dự án lăng tẩm này là Vạn Niên Cơ. Nhưng sau cuộc nổi dậy Chày Vôi do anh em Doãn Hữu Trưng phát động, nhà vua đổi tên thành Khiêm Cung và đến khi ông băng hà được đổi thành Khiêm Lăng. Thiết kế của lăng gồm hai phần chính bố trí trên 2 trục thẳng đứng song song với nhau với núi Giáng Khiêm ở phía trước còn núi Dương Xuân ở phía sau và hồ Lưu Khiêm ở minh đường.

 Toàn cảnh lăng Tự Đức giống như một quảng trường rộng lớn. Ở đó quanh năm có sông chảy, thông reo và chim hót. Một điều nổi bật ở lăng Tự Đức là sự kết hợp giữa các đường nét hài hoà. Không có con đường thẳng tắp góc cạnh như các công trình kiến ​​trúc khác mà con đường ngói Bát Tràng bắt đầu từ cổng Vụ Khiêm, đi tới trước Khiêm Cung Môn, rẽ vào trước lăng rồi chợt biến mất sau khi len vào những hàng cây đại thụ ở khu vực gần lăng mộ Hoàng hậu Lệ Thiên Anh.

Sự sáng tạo của con người cùng với con mắt thẩm mỹ với sự hài hoà cân đối đã tạo ra một phong cảnh đẹp và đầy màu sắc. Dưới cảnh mây nước và hương hoa ngào ngạt khiến cho con người ta dường như quên mất đây là khu vực yên nghỉ của người mất mà lầm tưởng là khu vực thăm quan với cỏ cây, hoa lá. 

Trong lăng mộ có gần 50 công trình khác nhau và có điểm chung khi tất cả tên gọi của các công trình này đều có chữ Khiêm ở trong.  Đi qua cổng Vụ Khiêm và đền Sơn Thần, du khách bước vào con đường chính dẫn vào khuôn viên nơi điện thờ. Đây từng là nơi vui chơi, giải trí của vua chúa. Đến Chí Khiêm Đường bên trái là nơi thờ các bà vợ của vua. Phía sau là ba hàng tam cấp được xây bằng đá Thanh dẫn lên Khiêm Cung Môn - một tòa nhà hai tầng giống như đình lầu, là điểm tương phản đầu tiên với hồ Lưu Khiêm phía trước. Hồ Lưu Khiêm vốn là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng tẩm được đào rộng thành một hồ nước. Giữa hồ là đảo Tịnh Khiêm với những vùng trồng hoa và hang nhỏ nuôi dưỡng các loài động vật quý hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là hai nơi vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách...Ba cây cầu gồm Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắc qua hồ, đưa mọi người đi đến những ngọn đồi thông và đảo xanh cùng mùi cỏ hoa. Cảnh vật nơi đây dường như đưa mọi người đến một thế giới kỳ ảo và mộng mơ giữa đời thực. Bên trong Khiêm Cung Môn là nơi vua nghỉ lại mỗi khi đến đây. Ở trung tâm là Điện Hòa Khiêm - nơi làm việc của Vua, nay là nơi thờ tự tại Vua và Hoàng hậu. Bên trái và bên phải là Pháp Khiêm Vũ và Lê Khiêm Vũ dành cho quan văn và quan võ đến để theo hầu vua. Phía sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm. Trước đây khi còn tại thế thì đây là nơi nghỉ ngơi của vua, sau này thì điện Lương Khiêm trở thành nơi thờ linh hồn Bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường – nơi lưu giữ bảo vật hoàng gia. 

Đặc biệt, bên trái điện Lương Khiêm là nhà hát Minh Khiêm - nơi vua xem ca hát giải trí. Có thể nói đây là một trong những rạp lâu đời nhất còn sót lại của Việt Nam. Nối từ điện Ôn Khiêm đến Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là hành lang dài. Hai viện này chính là nơi cung phi của vua ở khi theo hầu vua nghỉ ngơi. Bên cạnh đó là Tùng Khiêm Viện và Dung Khiêm Viện, tiếp đến là khu vườn dùng để nuôi nai của vua.

Sau khi đi ra khỏi khu vực tẩm điện thì du khách sẽ đến con đường đi sang khu lăng mộ vua. Ở đó có bia đá Thanh nặng đến 20 tấn khắc bài “Khiêm Cung Ký” do chính nhà vua soạn thảo. Dù có đến 103 bà vợ nhưng vua Tự Đức lại không có nổi một mụn con nối dõi nên bài viết trên bia đá này đã thay cho bia “Thánh đức thần công” ở các lăng khác. Toàn bài “Khiêm Cung Ký” có đến 4.935 chữ và là một bàn tự thuật về cuộc đời của nhà vua. Từ khi ông sinh ra, kế vị đến nhưng đau khổ do bệnh tật của mình. Vua Tự Đức muốn dùng tấm bia khổng lồ này vừa là một lời vinh công vừa là lời nhận tội với lịch sử và cả thế hệ sau này. Ông tự nhận mình có tội “Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả…”

Nơi ông vua thi sĩ yên nghỉ là không gian tuyệt vời kết hợp giữa cả nhạc và thơ. Đây là nơi bình yên mà ông đã tạo cho mình sau những tháng ngày bệnh tật hoành hành và đau khổ do thời cuộc. Những thế hệ sau này mỗi khi thấy được khung cảnh tuyệt đẹp này thường sẽ nghĩ đến câu đề  “Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”.

Có thể khẳng định rằng, lăng vua Tự Đức chính là một điểm du lịch tuyệt vời cho những ai muốn khám phá khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sự tài hoa trong thiết kế của con người cùng với những giá trị về văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 109| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990