img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài củng cố, mở rộng Trang 59| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 14:14 06/08/2024 2,489 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để Soạn bài củng cố, mở rộng trang 59 cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài củng cố, mở rộng Trang 59| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Củng cố và mở rộng Trang 59 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

1. Câu 1 Trang 59 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ ( trong Chinh phụ ngâm) và người khách tha hương ( trong Tiếng đàn mưa) có những điểm chung nào không? Vì sao?

Câu trả lời chi tiết:

- Những nỗi niềm cảm xúc của người chinh phụ và người khách tha hương có những điểm chung. Cụ thể đó là:

+ Những nỗi niềm của sự bồi hồi và sự nhớ nhung da diết: Người chinh phụ nhớ đến chồng, và lo lắng cho chồng ở nơi chiến trường; còn người khách tha hương nhớ về quê hương của mình đến mức nước mắt tuôn rơi như mưa.

+ Nỗi niềm mong ngóng, chờ đợi đến cháy bỏng nhưng lại vô vọng: Người chinh phụ mong ngóng, chờ đợi chồng mình về từng ngày, từng tháng mà mãi không thấy chồng ở nơi đâu; người khách tha hương thì lại bồi hồi, mong muốn quay trở lại quê nhà nhưng điều đó thật khó có thể xảy ra.

+ Tự thấy nỗi đau cho bản thân mình: Người chinh phụ thấy tự sầu não, ưu tư muộn phiền, đau buồn cho một kiếp người cô đơn ở nơi “buồng cũ chiếu chăn”; người khách tha hương tự buồn đau, phải tự yêu thương bản thân khi phải xa quê hương.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Câu 2 Trang 59 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Những điều gì khiến cho thể thơ song thất lục bát có được những thế mạnh khi thể hiện ra những nỗi niềm, xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người?

Câu trả lời chi tiết:

- Thể thơ song thất lục bát có được những thế mạnh khi thể hiện ra những nỗi niềm, xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người bởi vì:

+ Thể thơ song thất lục bát có khả năng truyền đạt những cảm xúc mạnh mẽ mà lại sâu lắng. Chính vì điều này đã khiến cho các nhà thơ ưu tiên sử dụng thể thơ này hơn để truyền tải những nỗi niềm của chính bản thân mình.

+ Đây cũng là thể thơ giàu tính nhạc họa, xuất hiện ở trong nhiều thể loại văn học (đặc biệt xuất hiện nhiều nhất trong thể ngâm khúc). Điều này giúp cho các tác giả dễ dàng thể hiện những cảm xúc của mình đến được nhiều đối tượng.

+ Bản chất của thể thơ song thất lục bát cũng mang đậm tính nét trữ tình, giàu những biểu cảm, mang đậm cái tâm hồn của người Việt

3. Câu 3 Trang 60 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm và đọc một tác phẩm thơ song thất lục bát viết về hình ảnh người phụ nữ. Em hãy so sánh hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm đó với hình tượng của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm?

Câu trả lời chi tiết:

- Tác phẩm thơ song thất lục bát có chứa nội dung đề cập tới thân phận của người phụ nữ đó chính là tác phẩm Thân phận đàn bà của tác giả Ngọc Chi

- Thân phận hẩm hiu của người phụ nữ trong bài thơ Thân phận đàn bà và số phận của người phụ nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm đều có trong mình một cuộc đời ai oán, khổ đau, long đong, lận đận. Nếu như người chinh phụ mang trong mình nỗi khổ đau vì phải xa chồng, đau đớn cho thân phận của mình, thì người phụ nữ ở trong Thân phận đàn bà lại chịu khổ vì chiếc thân phận long đong, với một tương lai không được xác định, đành phải cam chịu tủi nhục cả một cuộc đời.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

4. Câu 4 Trang 60 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Em hãy chọn và phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát mà em thấy yêu thích nhất.

Câu trả lời chi tiết:

Trong nền thơ văn Việt Nam từ xưa đã in dấu hơn một nghìn năm lịch sử của văn hóa dân tộc, nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng là một phần đóng góp cho sự vẻ vang trong đó. Những bài thơ của ông mang đến những tình cảm vô cùng chân thực và đẹp đẽ của người Việt Nam, được diễn đạt bằng những ngôn ngữ Việt Nam vô cùng gần gũi và giản dị. Trong số các bài thơ ấy tiêu biểu có thể kể đến đó là bài “Khóc Dương Khuê”.

Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng nhau đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều đình nhà Nguyễn. Tuy nhiên, sau năm 1884, đất nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến cáo quan về làng ở ẩn nhưng Dương Khuê thì lại không có cái chí hướng đó, ông tiếp tục làm quan cho triều đình nhà Nguyễn bấy giờ đang là tay sai cho thực dân, cho tới tận lúc ông qua đời ở tuổi 64. Chính cái chết đột ngột của Dương Khuê là một nỗi đau không nguôi của Nguyễn Khuyến. Chẳng màng đến những chuyện khác xung quanh, lúc đó Nguyễn Khuyến chỉ nghĩ rằng mình đã mất đi một người bạn thân nhất, một thứ tình cảm quý giá mà không thứ gì có thể thay thế được. Tự bản thân ông hiểu ra được tình bạn ấy đến ngay cả chính ông cũng không thể nào có thể đo lường hết được chiều sâu, và rồi ông kêu lên những tiếng thảng thốt:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

Chẳng còn những sự trau chuốt cho văn chương chữ nghĩa, câu thơ chỉ còn là một nỗi đau, một nỗi đau vô cùng chân thành và trọn vẹn. Tiếng “thôi” có thể nghe dân giã mà tự nhiên làm sao, nhưng nó lại bộc phát từ chính sự đau đớn ở trong cõi lòng của tác giả, ở trong cái hoàn cảnh xã hội mà người ta luôn tự đề cao những sự “cao nhã” ở trong văn chương thì ta thấy Nguyễn Khuyến đã coi trọng những sự chân thực trong cuộc sống đời thường đến mức nào. Tuy là có ý nói đến cái chết nhưng trong bài ông lại không dám nói hẳn từ “chết”, mà thay vào đó là câu “thôi đã…thôi rồi”, vậy đã coi như là hết, hết thật rồi, ông đã mất đi người bạn thân của mình mãi mãi. Một kẻ quyền quý có đánh rơi một viên ngọc quý độc nhất vô nhị cũng chỉ kêu được đến vậy mà thôi, nếu như không đau nỗi đau thật thì  làm sao có thể khóc lên trong mình một tiếng khóc thật đến thế. Chỉ có điều nỗi đau ấy của Nguyễn Khuyến không thể được gào thét lên, nên ông đã tự khóc với chính mình, tự mình khóc cho mình nghe, tiếng khóc đi vào lòng chứ chẳng thấu đến bất cứ ai. Lúc này ông chỉ muốn ngồi một mình, ngồi với người bạn đã khuất để cùng nhau nhớ lại những kỉ niệm đã có từ những ngày đã rất xa xôi:

“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước…
Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời.”

Tình bạn ấy đã được gắn bó kể từ khi hai người cùng nhau đi thi Hương và đỗ cùng nhau, hai người vốn khác quê, xa lạ, chẳng có quen biết gì nhưng cứ như duyên trời đã được định sẵn, họ cứ thế mà gắn bó cùng nhau. Đọc câu từ của Nguyễn Khuyến ta cảm thấy nó thật là bình dị mà cực kì gần gũi, thân mật “sớm hôm”, “tôi bác”, “cùng nhau”, chan chứa những tình cảm vô cùng gắn bó, sự “kính yêu từ trước đến sau”.

“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách…
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.”

Đôi bạn tâm đầu ý hợp đã từng trải qua cùng nhau những ngày tháng vui vẻ, thú vị, có trong mình một tâm hồn biết thưởng thức và chia sẻ những niềm vui của những kẻ cao nhân mặc khách. Tâm hồn của nhà thơ như đang rung động bản thân mình trước những kỉ niệm, đang được sống lại từng giây với những cảm giác “từng gác cheo leo”, và lắng nghe tiếng đàn tiếng hát dịu êm của “ả đào”. Là những người bạn đến với nhau như được sắp đặt của duyên số, thân nhau vì lòng mến mộ nhau, nên tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê có thể coi như là một chỗ tri âm tri kỷ, “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp…Biết bao đông bích, điển phần trước sau.” Chỉ nhấp chén rượu để thưởng thức những vị đậm và mùi thơm, vừa ngẫm nghĩ để cho thơ được phần nào thêm lai láng. Cùng nhau phụng sự dưới một triều đại, đôi bạn thân đã cùng nhau chia sẻ nỗi đau khi mất nước, ông cũng cảm thấy bản thân mình bất lực, cam chịu mà nặng nề. Không chỉ dành nỗi tiếc thương cho người bạn đã ra đi mà đây còn là thương cho chính bản thân mình, thương cho mình đã mất đi một người tri kỷ. Nguyễn Khuyến đã mang trong mình cả nỗi đau mất tri kỷ, cả nỗi đau của thời thế:

“Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi đã mải lên tiên.”

Sự ra đi mãi mãi của người bạn tri kỷ là một sự mất mát vô cùng lớn đối với ông, một sự thiếu vắng lẻ loi trong cuộc đời của ông.

Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối vô cùng sâu sắc về một tình bạn tri kỷ đẹp của tác giả, góp phần khẳng định thêm về tình cảm giữa con người và  con người với nhau. Bài thơ đã để lại những cái nhìn cao đẹp về tình bạn tri kỷ cũng như nhân cách vô cùng cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài củng cố, mở rộng trang 59 trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990