img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi| Văn 6 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 16:12 18/11/2024 2,808 Tag Lớp 6

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi| Văn 6 kết nối tri thức mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm tác phẩm Cửu Long Giang ta ơi cũng như thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi| Văn 6 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi: Tìm hiểu về tác giả Nguyên Hồng

- Tác giả Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Hàng Cau nay thuộc thành phố Nam Định.

- Ông chính là hội viên sáng lập ra Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1957.

- Chủ đề mà ông hay viết thường về những con người nghèo khó mà tràn đầy yêu thương.

- Ông là một tác giả đa tài với nhiều thể loại văn học được ông sáng tác từ tiểu thuyết, thơ, hồi ký hay đến cả những tiểu thuyết sử thi.

2. Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi: Trả lời câu hỏi cuối bài 

2.1 Câu 1 trang 121 sgk văn 6/1 kết nối tri thức

Theo em, nhan đề bài thơ có gì đặc biệt? Nhan đề ấy gợi lên ấn tượng, cảm xúc gì? 

-Nhan đề bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” đã có tác dụng:

+ Nêu bật được lên chủ đề của tác phẩm.

+ Nhan đề đã sử dụng tên của một đoạn sông thuộc sông Mê Kông - chảy trên lãnh thổ của đất nước Việt Nam ta. Qua đó không chỉ chủ động giới hạn về mặt địa lý của lãnh thổ mà còn thể hiện được tình yêu nước của như niềm tự hoà với thiên nhiên của đất nước mình.

- Nhan đề đó như một tiếng gọi tha thiết của tác giả mỗi khi nhắc đến tình cảm của bản thân mình với từng hạt cát, từng giọt nước tại từng tấc đất mà ông cha ta đã gìn giữ bao đời nay.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức 

2.2 Câu 2 trang 121 sgk văn 6/1 kết nối tri thức

Em hình dung thế nào về "tấm bản đồ rực rỡ"? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy.

- Hình dung về “tấm bản đồ rực rỡ”:

+ Tấm bản đồ vốn hay xuất hiện trong bài giảng của giáo viên địa lý nay trở nên đẹp một cách lạ thường bởi nó không chỉ là mảnh giấy có hình mà chính là dáng hình của Tổ quốc ta.

+ Tấm bản đồ trong tầm mắt của đứa trẻ mười tuổi như một không gian mới gợi ra bao sự háo hức và say mê. Cậu bé đã nung nấu ước mơ có thể thấy được toàn cảnh vẻ đẹp của quê hương Việt Nam.

- Nhân vật trong bài thơ đã có cảm giác yêu thương đất nước mình, như phép thuật nâng cao ước mơ của đứa trẻ.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

2.3 Câu 3 trang 121 sgk văn 6/1 kết nối tri thức

Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông.

Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông:

- Dòng sông Mê Kông to lớn mênh mông với chiều dài hơn hai ngàn cây số.

- Dòng sông Mê Kông chảy như cây lao đá đổ.

- Ở đó có sóng toả chân trời buồm trắng.

- Chín nhánh của con sông Mê Kông có phù sa nổi váng.

- Ruộng bãi của sông Mê Kông trù phú trồng không bao giờ hết lúa.

- Bến nước của dòng sông ngập tràn tôm cá.

- Sông Mê Kông quặn đẻ chín nhánh sông vàng.

2.4 Câu 4 trang 121 sgk văn 6/1 kết nối tri thức

Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

- Hình ảnh khắc họa được người nông dân Nam Bộ:

+ Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương

+ Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa 

+ Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa

+ Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu 

+ Những Gò Công, Gò Vấp, Đồng Tháp, Cà Mau 

+ Những mặt đất 

+ Cha ông nhắm mắt 

+ Truyền cháu con không bao giờ chia cắt. 

- Những hình ảnh trên khiến cho người đọc thấy được những đặc điểm của người dân nơi đây:

+ Họ là những người luôn chịu thương chịu khó chăm chỉ lao động để vượt qua khó khăn nghèo đói. Và thành quả của sự chăm chỉ kiên trì này chính là những cánh đồng bạt ngàn lúa.

+ Họ là những người có tình yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết mãnh liệt. Họ luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước bằng sự kiên cường và dũng cảm. Những con người nơi đây sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mình để bảo vệ quê hương đất nước.

2.5 Câu 5 trang 122 sgk văn 6/1 kết nối tri thức

Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?

Một số hình ảnh giàu sức gợi và sinh động của bài thơ:

- Hình ảnh “tấm bản đồ rực rỡ”: là hình ảnh tượng trưng cho Tổ quốc, mở ra được sự tò mò cũng như háo hức say mê của những cô cậu học sinh.

- Hình ảnh “gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ” ẩn dụ cho cây thước mà giáo viên thường dùng để dạy dỗ học sinh của mình. Còn đạo sĩ là ám chỉ người thầy được gọi trong sự ngưỡng mộ của các bạn học sinh.

- Hình ảnh con sông Mê Kông chảy vào Việt Nam còn được gọi là sông Cửu Long đầy trù phú và đẹp đẽ,

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi Văn 6 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990