Soạn bài Đổi tên cho xã| Văn 8 tập 1 cánh diều
Dưới đây là phần Soạn bài Đổi tên cho xã chương trình Ngữ Văn 8 tập 1 sách cánh diều. Văn bản viết về câu chuyện của xã Cà Hạ đổi tên thành xã Hùng Tâm. Thông qua vở kịch phê phán về thói háo danh, thích khoa trương và “bệnh” thành tích,… của tất cả mọi người trong xã hội.
1. Soạn bài Đổi tên cho xã văn 8 tập 1 Cánh diều: Chuẩn bị
Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tóm tắt nội dung của văn bản (Văn bản kể về sự việc gì? Sự việc đó xảy ra trong bối cảnh như thế nào? Cốt truyện có điểm gì đặc biệt?...)
Phương pháp giải:
Đọc sau đó tóm tắt nội dung của văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản kể về sự việc đó là xã Cà Hạ sắp sửa được đổi tên, sự việc diễn ra tại buổi công bố tên xã mới hết sức long trọng. Việc đổi tên xã khiến cho chính quyền xã cần phải phân công lại nhiệm vụ cho mỗi người. Sau khi nghe xong phân công nhiệm vụ, ông Sửu có thắc mắc về nhiệm vụ của mình sau đó được giao cho vị trí là chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ của mình được giao là gì, mọi người vẫn còn bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện giữa ông Nha, ông Thỉnh với Văn Sửa cho thấy được sự hài hước và trào phúng của văn bản này.
Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đặc điểm của hài kịch đã được thể hiện ở trong văn bản thông qua những phương diện nào (xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, thủ pháp trào phúng,…)?
Phương pháp giải:
Xem kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm của hài kịch đã được thể hiện ở trong văn bản thông qua những phương diện:
+ Xung đột: Ông Nha – chủ tịch xã với nhiều ảo tưởng, ông đã đổi tên xã, phong những chức danh mới cho mọi người ở trong xã để sĩ diện, khoe khoang và mong muốn sẽ giúp cho xã ngày càng một trở nên giàu có và phát triển hơn. Tuy nhiên, ở trên thực tế, chính những việc làm ấy đã khiến cho xã rơi vào hoàn cảnh vô cùng nghèo đói.
+ Nhân vật: ông Thình, ông Đốp,…
+ Lời thoại: lời thoại đã bộc lộ được rất rõ nét tính cách và đặc điểm nhân vật của họ.
+ Thủ pháp trào phúng: ông Nha đã ảo tưởng sẽ xây dựng được một xã văn minh giàu mạnh và phát triển nhưng lại đẩy xã mình vào tình cảnh lộn xộn, nghèo đói và đầy lố bịch.
>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều
Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Liên hệ và kết nối với cuộc sống cùng với bản thân để hiểu sâu hơn về nội dung của văn bản và hiểu thêm về chính mình.
Phương pháp giải:
Trả lời dựa theo kinh nghiệm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Chúng ta cần phải đồng nhất giữa bên trong với bên ngoài.
Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc trước văn bản Đổi tên cho xã sau đó tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ
Phương pháp giải:
Tìm hiểu những thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ thông qua sách báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
Lưu Quang Vũ được sinh ra tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa thuộc tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc của ông lại ở quận Hải Châu thuộc thành phố Đà Nẵng, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống ở Phú Thọ cùng với cha mẹ. Khi hoà bình được lập lại (năm 1954) gia đình ông đã chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm được bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ ấy đã in dấu ở trong những sáng tác của ông sau này.
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
2. Soạn bài Đổi tên cho xã văn 8 tập 1 Cánh diều: Đọc hiểu
2.1 Đoạn chữ in nghiêng phần mở đầu này có nhiệm vụ gì?
Trả lời:
Đoạn chữ in nghiêng phần mở đầu là giới thiệu về bối cảnh đang xảy ra câu chuyện
2.2 Chú ý vào địa danh và tên của những nhân vật.
Trả lời:
- Địa danh: tại trụ sở Ủy ban xã, ở trong một căn phòng rộng được trang trí bằng rất nhiều đồ: áp phích, bản đồ,…
- Tên của các nhân vật: ông Nha là chủ tịch xã, anh Văn Sửu là thư kí ông Nha, ông Thình, ông bà Độp, ông Ruộng, anh Tý, cô Xoan, bà Thủ,...
2.3 Mục đích của cuộc họp ấy là gì?
Trả lời:
- Thông báo về việc xã sẽ đổi tên từ xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm, phố Cà, thủ phủ của xã, sẽ trở thành thị trấn Hùng Tâm.
2.4 Tên mới của xã có điểm gì khác tên cũ?
Trả lời:
- Tên mới của xã là Hùng Tâm, nghe có vẻ hay hơn cái tên cũ (Cà Hạ) nhưng cũng không có ý nghĩa gì quá đặc biệt.
2.5 Vì sao một vài dòng chữ được in nghiêng và được để trong ngoặc đơn?
Trả lời:
- Một vài dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn được sử dụng để giải thích cho những động tác mà diễn viên sẽ biểu diễn.
2.6 Tên của các chức vụ sẽ được thay đổi ra sao?
Trả lời:
- Đồng chí Bạch Bá Thình thôi giữ chức vụ Đội trưởng đội Sáu để giữ chức vụ Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm luôn Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã.
- Đồng chí Lê Khắc Tự thôi giữ chức vụ Tổ trưởng Tổ nề mộc để nhận chức vụ Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản.
- Đồng chí Hà Thị Thủ thôi giữ chức vụ Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã để giữ chức vụ Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm.
- Đồng chí Hà Văn Ruộng thôi giữ chức vụ Đội trưởng đội Hai để giữ chức vụ Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp.
- Bà Độp – nguyên Trưởng trại lợn sẽ được giữ chức vụ Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc.
2.7 Ngôn ngữ hài hước đã được thể hiện thông qua những chi tiết nào?
Trả lời:
Chi tiết: Người hoạn lợn đã được mở một Trụ sở Hoạn lợn sau đó được lấy với cái tên bớt thô hơn đó là “Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm”.
2.8 Chú ý vào cách ví von và so sánh của ông Nha.
Trả lời:
- Cách ví von và so sánh của ông Nha: Nguyễn Trãi phò Lê Lợi, Cà Hạ đổi tên thành Hùng Tâm.
2.9 Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có điểm gì gây cười?
Trả lời:
Ngôn ngữ của ông Nha không phù hợp trong một cuộc họp có tính chất trang trọng. Lời nói có khá nhiều từ ngữ không được rõ nghĩa như: ta bung ra hay ta bung ra pháo. Điều đáng cười hơn nữa là ở chỗ ông muốn phát triển nền kinh tế nhưng những công việc vốn là lợi thế của xã lại triệt để vứt bỏ để chuyển sang sản xuất pháo, việc mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng chẳng hiểu rõ. Ông Nha càng cố nói về những từ khoa học, thì càng lộ ra được nhiều sự thiếu hiểu biết của bản thân như Trung tâm Công nghệ mà chỉ sản xuất có mỗi pháo.
2.10 Dự đoán về kết quả đổi mới của ông Nha.
Trả lời:
- Dự đoán: kế hoạch phát triển xã của ông Nha sẽ thất bại, cuộc sống của người dân trong làng sẽ ngày càng nghèo khổ và cơ cực hơn nữa.
3. Soạn bài Đổi tên cho xã văn 8 tập 1 Cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 90 SGK Văn 8/1 Cánh diều
Nội dung chính trong văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung của đoạn trích liên quan như thế nào đến tên vở kịch bệnh sĩ?
Trả lời:
- Nội dung của văn bản kể về việc đổi tên của một xã: từ tên xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm. Tên các tổ, đội, các bộ phận và ngành nghề trong xã đều được đổi mới làm sao cho hùng tráng, mới mẻ và tiên tiến,... nhưng chỉ là đổi tên cho bề ngoài, bên trong thì vẫn như cũ.
- Nội dung đoạn trích có liên quan mật thiết đến tên vở kịch Bệnh sĩ. Nội dung kể về một làng quê nghèo có tên Cà Hạ. Người dân ở đây vô cùng hiền lành và chân chất nhưng ông Toàn Nha (chủ tịch xã) lại vô cùng háo danh và thích “sĩ diện”. Lẽ ra phải đổi mới cách làm ăn để cho cuộc sống của người dân được no đủ thì ông Nha lại chỉ quan tâm tới việc đặt ra những cái tên sao cho sang trọng và hiện đại.
3.2 Câu 2 trang 90 SGK Văn 8/1 Cánh diều
Quan sát văn bản sau đó chỉ ra cách trình bày kịch bản có điểm gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hay thơ. Nhận biết những chỉ dẫn sân khấu (những dòng chữ in nghiêng đặt ở trong ngoặc đơn) và chức năng của những chỉ dẫn ấy.
Trả lời:
- Điểm khác:
+ Văn bản chủ yếu nêu ra tên hệ thống nhân vật cùng với lời thoại của mỗi nhân vật.
+ Ngoài những nhân vật kèm lời thoại, văn bản kịch còn có nhiều chỉ dẫn sân khấu (lời của tác giả kịch bản chỉ dẫn cho ánh sáng, đạo cụ, trang phục, bối cảnh, hành động,… của các nhân vật đứng trên sân khấu).
- Ví dụ về chỉ dẫn sân khấu đó là: “Phố Cà …..cô Xoan, bà Thủ”
- Chức năng của những đoạn chỉ dẫn: giúp cho người đọc hình dung được ra bối cảnh, không gian của trụ sở Ủy ban xã ở phố Cà cùng với những trang trí hình thức lòe loẹt hay âm thanh (pháo nổ) ầm ĩ, huyên náo và đông đảo người dân trong xã đang chuẩn bị cho buổi đổi tên,… Ngay trong chỉ dẫn sân khấu đã thấy được tính chất hài kịch.
3.3 Câu 3 trang 90 SGK Văn 8/1 Cánh diều
Hãy phân tích một vài đặc điểm hài kịch đã được thể hiện rõ ở trong văn bản Đổi tên cho xã.
Trả lời:
- Một vài đặc điểm hài kịch đã được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã:
+ Xung đột: Ông Nha – chủ tịch xã cùng với những ảo tưởng, ông đổi tên cho xã, phong các chức danh cho mọi người ở trong xã để sĩ diện, khoe khoang và mong muốn sẽ giúp cho xã ngày càng trở nên giàu có và phát triển. Tuy nhiên, ngoài thực tế, chính những việc làm ấy đã khiến cho xã rơi vào hoàn cảnh vô cùng nghèo đói.
+ Nhân vật: ông Đốp, ông Thình,…=> những cái tên rất gần gũi.
+ Lời thoại: lời thoại đã bộc lộ được rất rõ nét tính cách và đặc điểm nhân vật của họ.
+ Thủ pháp trào phúng: ông Nha đã ảo tưởng sẽ xây dựng được xã văn minh giàu mạnh và phát triển nhưng lại đẩy cho xã vào tình cảnh lộn xộn, nghèo đói và đầy lố bịch.
3.4 Câu 4 trang 90 SGK Văn 8/1 Cánh diều
Nhân vật ông chủ tịch xã Toàn Nha là nhân vật tiêu biểu cho kiểu người nào ở trong xã hội? Hãy phân tích về đặc điểm tính cách của nhân vật ấy.
Trả lời:
- Nhân vật tiêu biểu cho thói ưa chuộng sự hư danh, háo danh và “bệnh” hình thức, …không chú trọng vào nội dung hay chất lượng công việc – Căn bệnh rất phổ biến trong xã hội.
- Biểu hiện:
+ Cách tổ chức trang trí của cuộc họp.
+ Ngôn ngữ, lời nói, lời phát biểu dài dòng, văn hoa nhưng sáo rỗng.
3.5 Câu 5 trang 90 SGK Văn 8/1 Cánh diều
Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu ra và phê phán về hiện tượng gì? Điều ấy còn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay không?
Trả lời:
- Văn bản sử dụng tiếng cười phê phán thói háo danh và thích khoa trương, “bệnh” thành tích, nói mà không làm được.
3.6 Câu 6 trang 90 SGK Văn 8/1 Cánh diều
Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu ra một vài ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” ở trong cuộc sống.
Trả lời:
- Nhiều người sẵn sàng nói dối và làm sai, mặc kệ có ảnh hưởng tới người xung quanh hay không và chỉ quan tâm tới kết quả, nhằm mong muốn được khoe khoang bản thân mình sẽ tài giỏi hơn người khác.
- Trong cuộc sống ngày nay, rất nhiều các bạn trẻ đua đòi, sĩ diện và luôn đua theo phong trào, sẵn sàng ăn cắp hoặc ăn trộm chỉ để có tiền để mua đồ hiệu và quần áo sang chảnh,…
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài Đổi tên cho xã| Văn 8 tập 1 cánh diều mà VUIHOC muốn các em tham khảo. Thông qua phần soạn bài này, chắc hẳn các em có thể biết thêm thông tin về xã hội ngày trước và cũng học được một bài học vô cùng quý giá cho bản thân.
Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo về những bài soạn khác thuộc chương trình ngữ văn THCS nói riêng hay những bài soạn khác của những môn học khác nói chung, các em hãy truy cập nhanh với website của VUIHOC là vuihoc.vn để tự đăng ký khoá học nhanh chóng nhất và được giải đáp trực tiếp những thắc mắc từ các thầy cô giáo đáng yêu và nhiệt huyết của VUIHOC nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: