img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Đồng chí| Ngữ Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 15:56 19/02/2024 12,215 Tag Lớp 8

Bài thơ “Đồng Chí” của tác giả Chính Hữu nói về tình đồng chí, đồng đội vô cùng thắm thiết và sâu nặng của những người lính cách mạng dựa vào cơ sở cùng chung cảnh ngộ cùng với lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần hết sức quan trọng hình thành nên sức mạnh cũng như phẩm chất của những người lính cách mạng.

Soạn bài Đồng chí| Ngữ Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Đồng chí: Trước khi đọc 

 

1.1 Câu 1 

Ở chương trình lớp 6 và lớp 7, em đã được học các thể thơ nào? Đọc một bài thơ thuộc một trong số những thể thơ đó.

Phương pháp giải:

Nhớ lại những thể thơ đã được học ở chương trình lớp 6, lớp 7

Lời giải chi tiết:

Ở chương trình Ngữ văn lớp 6 và lớp 7, em đã được học các thể thơ bao gồm: lục bát, thơ bốn chữ và thơ năm chữ.

Ví dụ: Gặp lá cơm nếp

Xa nhà đã mấy năm

Thèm bát xôi mùa gặt

Khói bay ngang tầm mắt

Mùi xôi sao lạ lùng.

Mẹ ở đâu, chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thôi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con.

Ôi mùi vị quê hương

Con quên làm sao được

Mẹ già và đất nước

Chia đều nỗi nhớ thương.

Cây nhỏ rừng Trường Sơn

Hiểu lòng nên thơm mãi…

1.2 Câu 2 

Nêu tên của một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội vào những năm chiến tranh mà em đã được học hoặc đã đọc.

Phương pháp giải:

Nhớ lại những bài thơ mà em đã được học hoặc được đọc có viết về tình đồng chí, đồng đội

Lời giải chi tiết:

Một số bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội vào những năm chiến tranh: Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Tây tiến,…
>> Mời bạn tham khảo: Soạn văn 8 kết nối tri thức

2. Soạn bài Đồng chí: Đọc văn bản 

2.1 Số tiếng có trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ cùng với vần và nhịp thơ.

Lời giải chi tiết:

Số tiếng có trong mỗi dòng thơ là 7/8

Số dòng có trong mỗi khổ thơ: 

Khổ 1 có 7 dòng

Khổ 2 có 10 dòng

Khổ 3 có 3 dòng

Vần: vần chân và vần lưng 

Nhịp thơ là 3/2/2

2.2 Những điều góp phần tạo nên tình đồng chí ở những người lính.

Lời giải chi tiết: 

Cơ sở của tình đồng chí thông qua sáu câu thơ đầu tiên:

- Cùng nguồn gốc, giai cấp và cảnh ngộ : đều xuất thân là nông dân từ những vùng quê nghèo khó.

- Cùng chí hướng và nhiệm vụ : súng bên súng đầu sát bên đầu, cùng mang trong mình một tình yêu quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu cho đất nước.

- Cùng nhau trải qua biết bao nhiêu gian khó : đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

2.3 Tình cảm của những người đồng chí ấy dành cho nhau.

Lời giải chi tiết: 

Chi tiết và hình ảnh biểu hiện về tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của người lính cách mạng :

- Sự cảm thông vô cùng sâu xa những tâm sự và nỗi lòng của nhau : nỗi nhớ, sự lo toan cho quê nhà, giếng nước, gốc đa đều là những hình ảnh thân thương và bình dị, đều mang nỗi xót xa đó là Ruộng nương anh gửi bạn thân cày...nhớ người ra lính.

- Chia sẻ những gian lao, thiếu thốn qua hình ảnh Áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá ... Chân không giày ; có những khoảnh khắc cùng trải qua nỗi đau khổ từng cơn ớn lạnh hay sốt run người, vầng trán ướt đẫm mồ hôi.

3. Soạn bài Đồng chí: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 39 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

Những đặc điểm của thể thơ tự do đã được thể hiện như thế nào thông qua bài thơ Đồng chí?

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng của thể loại

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ Đồng chí, đặc điểm của thể thơ tự do đã được thể hiện đó là: về số chữ hay số câu không có bất cứ luật lệ cố định nào về niêm, luật, đối và vần. Bài thơ tự do có sử dụng âm thanh, hình tượng và màu sắc vô cùng đa dạng, phong phú, biểu thị những câu từ một cách đơn giản, khá mới lạ, mang lại tính cách tân và không chứa hình ảnh cũ kỹ,....

3.2 Câu 2 trang 39 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức 

Bài thơ có thể được chia thành mấy phần? Xác định mạch cảm xúc thông qua các phần của bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài thơ và xác định ra mạch cảm xúc

Lời giải chi tiết:

Bài thơ có thể được chia thành 3 phần:

- 7 câu đầu: Cơ sở để hình thành nên tình đồng chí.

- 10 câu tiếp: Biểu hiện cùng với sức mạnh của tình đồng chí.

- 3 câu cuối: Hình ảnh cùng với biểu tượng về người lính.

Mạch cảm xúc cứ tiếp tục gợi mở trong những hình ảnh và chi tiết biểu hiện về tình đồng chí cùng với sức mạnh của tình đồng chí. Bài thơ khép lại với cảm xúc rất lắng đọng trước biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí.

3.3 Câu 3 trang 39 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

Bài thơ là lời tâm tình của người nào với ai? Theo em, việc chọn nhân vật để thể hiện cảm xúc như thế có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ đã thể hiện lời tâm tình của chính tác giả với người đồng chí, đồng đội của mình.

- Việc lựa chọn nhân vật nhằm thể hiện vẻ đẹp sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội nhưng trong mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng với cảm xúc đã được dẫn dắt và dồn tụ vào những dòng thơ nhằm gây ấn tượng sâu đậm

3.4 Câu 4 trang 39 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

Qua sáu câu thơ đầu tiên, em biết được những gì về khởi nguồn của tình đồng chí giữa các người lính với nhau? Xác định sau đó nêu ý nghĩa của những hình ảnh có tác dụng làm nổi bật lên tình cảm đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại 6 câu thơ đầu tiên, chú ý vào cơ sở hình thành nên tình đồng chí

Lời giải chi tiết:

- Khởi nguồn của tình đồng chí giữa các người lính bắt nguồn sâu xa từ những sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

=> Đó cũng chính là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những con người cách mạng. Chính điều ấy cùng với mục đích và lý tưởng chung đã khiến cho họ từ mọi phương trời xa xôi tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội và đã trở nên vô cùng thân quen với nhau.

- Tình đồng chí đã được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ, sẵn sàng sát cánh bên nhau trong chiến đấu thông qua hình ảnh: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”.

- Tình đồng chí, đồng đội đã nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chia sẻ tất cả gian lao cũng như niềm vui, đó chính là mối tình tri kỉ cùa những người bạn chí cốt, mà tác giả biểu hiện thông qua một hình ảnh rất cụ thể và giản dị mà hết sức gợi cảm:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

3.5 Câu 5 trang 39 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

Dòng thơ thứ bảy có điều gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng như thế nào trong quá trình thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ?

Phương pháp giải:

Chú ý vào dòng thơ thứ 7 sau đó nêu tác dụng của nó ở trong quá trình thể hiện mạch cảm xúc bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Dòng thơ thứ bảy của bài thơ là một từ chỉ với hai tiếng “Đồng chí” để xưng hô trong những cơ quan, đoàn thể và đơn vị bộ đội. Dòng thơ có cấu tạo vô cùng đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ bao gồm một từ, hai tiếng với dấu chấm than: "Đồng chí!". Kiểu câu đặc biệt ấy tạo một điểm nhấn. Nó vang lên như một sự phát hiện cũng như một lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay vô cùng thân thiết giữa hai con người. Nó như cái bản lề nhằm gắn kết hai đoạn: Đoạn trước chính là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, còn đoạn sau là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí.

3.6 Câu 6 trang 39 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

Tìm những chi tiết thể hiện được tình đồng chí trong các khổ thơ 3, 4. Những chi tiết đó thể hiện tình đồng chí như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ toàn bộ đoạn thơ và nêu ra cảm nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

- Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì thương yêu nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà hay giếng nước gốc đa...

- Từ “mặc kệ” cho thấy được tư thế ra đi vô cùng dứt khoát của người lính.

- Những gian lao và thiếu thốn về cuộc sống của người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên rất cụ thể và chân thực: áo rách, quần vá và chân không giày...

- “miệng cười buốt giá”: trời lạnh, môi miệng thì khô và nứt nẻ, nói cười vô cùng khó khăn, có khi nứt ra đến chảy cả máu => cười trong sự gian lao, bởi có hơi ấm cùng với niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

3.7 Câu 7 trang 39 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

Phân tích về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong đoạn cuối bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ toàn bộ đoạn thơ và nêu ra cảm nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “đầu súng trăng treo”, vừa là một hình ảnh tả thực, vừa là một hình ảnh mang chất lãng mạn bay bổng. Hai hình ảnh ấy có sự trái ngược với nhau, súng tượng trưng cho một tinh thần chiến đấu sẵn sàng bảo vệ cuộc sống tốt đẹp, để tổ quốc yên bình, tuy nhiên súng cũng thể hiện sự chết chóc và sự tàn khốc. Còn trăng lại tượng trưng cho cái đẹp, nét đẹp dịu dàng và nên thơ của cuộc sống thanh bình.

3.8 Câu 8 trang 39 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

Xác định nguồn cảm hứng chủ đạo ở trong bài thơ Đồng chí.

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bộ bài thơ nhằm xác định cảm hứng chủ đạo.

Lời giải chi tiết:

Cảm hứng chủ đạo của bài này chính là cảm hứng về một tình yêu trong sáng và tràn đầy sức sống, niềm tin cùng hi vọng. Bài thơ cũng chính là nỗi nhớ của tình yêu và những rung cảm và cảm nhận ở trong không gian thiên nhiên. Điều ấy được biểu hiện trong chi tiết “nắng đã vàng hanh” và “tiếng sếu vọng sông gày”, đây là những dấu hiệu của một ngày trời vừa nắng vừa se lạnh hay đó cũng chính là cảm hứng của bài thơ. “Em ở nhà xa, em có hay”, câu thơ đã thể hiện suy nghĩ đắn đo liệu người ấy có còn biết nỗi niềm này hay là không. Hình ảnh nắng hanh và mây trôi như mở ra một không gian, như một lời nhắn của “anh” dành cho “em”. Bài thơ cũng ca ngợi về tình đồng chí cao đẹp, những người chiến sĩ có chung mục tiêu, chung lý tưởng và cũng có chung ý chí chiến đấu. Bài thơ còn là lời khẳng định vô cùng đanh thép về sức mạnh của tình đồng chí có thể vượt qua được mọi khó khăn thử thách để chiến thắng mọi kẻ thù. 

4. Kết nối đọc viết trang 39 SGK Văn 8/2 Kết nối tri thức

 Viết đoạn văn (độ dài khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về tình đồng chí đã được thể hiện trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ toàn bộ bài thơ và trình bày cảm nhận của em.

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" được vang lên thật thiết tha và cảm động. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất của cách mạng cũng như của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu xa của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy ở trong bài thơ chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Câu này mang ý nghĩa quan trọng ở trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới ở trong mạch cảm xúc và bao hàm được những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu thì là tình đồng đội tri kỷ và sau đó được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí có nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn phải có chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí - chiến sĩ hòa mình vào mối giao cảm lớn lao của cả một dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì có nghĩa là đồng thời với tư cách họ chính là những con người cụ thể, họ còn có tư cách là quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của một "rừng cây”, nghĩa là từng người chứ không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa có sự giản dị, thân mật lại vừa có sự cao quý và lớn lao là vì thế.

 Thông qua phần soạn bài Đồng chí phía trên, hy vọng các em có thể hiểu về nghệ thuật và nội dung mà tác giả muốn gửi gắm. Điều mà ai cũng có thể cảm nhận được chính là khó khăn mà những người chiến sĩ phải trải qua để cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp như bây giờ.

Ngoài bài soạn phía trên ra, khi muốn tham khảo về nhiều bài soạn khác nữa ở trong chương trình ngữ văn nói riêng cũng như những bài soạn khác của môn học khác nói chung, các em cần truy cập nhanh vào website của VUIHOC chính là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học thật nhanh chóng và được giảng bài dễ hiểu từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990