Soạn bài Khan hiếm nước ngọt| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Khan hiếm nước ngọt cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6 Cánh Diều để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!
1. Soạn bài Khan hiếm nước ngọt: Phần chuẩn bị
- Nghị luận xã hội nhằm mục đích nêu lên những ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng cụ thể nhằm mục đích thuyết phục người đọc, người nghe đồng ý với những ý kiến của người viết hoặc người nói về việc một hiện tượng trong đời sống.
- Khi đọc được một văn bản nghị luận xã hội:
+ Nhan đề có thể cho biết nội dung, đề tài của bài viết nhằm mục đích nói về sự khan hiếm nước ngọt trong cuộc sống hiện nay.
+ Ở trong văn bản trên, người viết đưa ra quan điểm phản đối rằng con người và muôn loài sống ở trên quả đất sẽ không bao giờ thiếu nước. Để có thể phản đối lại ý kiến đó, người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục:
-
Bề mặt của trái đất mênh mông nhưng toàn là nước mặn, đây không phải thứ nước mà con người có thể sử dụng được: lượng nước ngọt có được hầu hết đều bị đóng băng, còn việc khai thác nguồn nước ở sông, suối, đầm, ao, hồ và nguồn nước ngầm thì không phải vô tận…
-
Con người hiện đang sống trong tình cảnh thiếu nước ngọt trầm trọng để sử dụng trong sinh hoạt: Để có thể sản xuất ra được 1 tấn ngũ cốc cần phải tiêu tốn 1000 tấn nước, để trồng được một tấn khoai tây cần đến 500 đến 1500 tấn nước, để sản xuất được một tấn thịt gà ít nhất cũng phải cần dùng tới 3500 tấn nước, để cần có một tấn thịt bò thì phải cần từ 15000 đến 70000 tấn nước,…
-
Nguồn nước ngọt phân bố không được đồng đều ở các khu vực: các vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, hay các vùng khô hạn để có được nước ngọt phải đi thật xa hoặc tích lũy từ mùa mưa, tuy ở đây vẫn có nguồn nước ngầm nhưng để khai thác được thì rất tốn kém và gian nan…
+ Vấn đề được bài viết nêu lên có liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện nay của chúng ta trong đó nêu rõ thực trạng của việc nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm. Từ đó, nâng cao ý thức của bản thân và những người xung quanh trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt.
- Đọc trước toàn bộ văn bản Khan hiếm nước ngọt; liên hệ với những hiểu biết có được của bản thân về nước, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi dưới đây:
+ Hằng ngày, em vẫn sử dụng nước trong sinh hoạt, sự khác nhau giữa khái niệm các loại nước:
-
Nước: chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại ở trong tự nhiên ở ao hồ, sông biển,…
-
Nước mặn: nước có ở biển, có vị mặn tự nhiên vì trong đó chứa nhiều rất nhiều muối.
-
Nước ngọt: nước có sẵn ở trong tự nhiên, không có vị mặn, thường có ở sông hồ.
-
Nước sạch: nước không bị nhiễm các chất bẩn và các chất độc hại, thường sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người.
⇒ Nguồn nước hiện tại nhà em đang sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày là nước sạch.
+ Nếu đứng trước lớp để trình bày về ba tác dụng của nước ngọt, em sẽ nêu ra các tác dụng:
-
Dùng để tưới cây
-
Dùng để làm thức uống cho động vật
-
Môi trường sống phù hợp của những loài vật ưa thích nước ngọt.
>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều
2. Soạn bài Khan hiếm nước ngọt: Phần đọc hiểu
2.1 Ý chính của phần mở đầu là gì? Nó liên quan với tên văn bản như thế nào?
Câu trả lời chi tiết:
- Ý chính của phần mở đầu nhằm mục đích là khẳng định với mọi người rằng đang có suy nghĩ sai lầm rằng con người và muôn loài sẽ không bao giờ có thể thiếu nước.
- Nhan đề tên của văn bản chính là nội dung và ý nghĩa chính của nó.
2.2 Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến nào?
Câu trả lời chi tiết:
Các câu in nghiêng được sử dụng ở trong phần 2 dùng để phản đối lại ý kiến rằng con người và muôn loài sẽ không bao giờ có thể thiếu nước.
2.3 Chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2.
Câu trả lời chi tiết:
Những lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ở trong phần 2:
- Bề mặt quả đất mênh mông toàn nước mặn, không phải thứ nước con người có thể sử dụng được: nước ngọt hầu hết bị đóng băng, còn việc khai thác ở sông, suối, đầm, ao, hồ và nguồn nước ngầm thì không phải vô tận…
- Con người đang sống trong tỉnh cảnh thiếu nước ngọt để dùng trong sinh hoạt: Để có 1 tấn ngũ cốc cần 1000 tấn nước, một tấn khoai tây cần 500 đến 1500 tấn nước, một tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3500 tấn nước, để có một tấn thịt bò thì cần từ 15000 đến 70000 tấn nước,…
- Nguồn nước ngọt không phân bố đồng đều: các vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, để có nước ngọt phải đi thật xa, tuy ở đây có nguồn nước ngầm nhưng khai thác tốn kém và gian nan…
2.4 Phần 3 có vai trò gì trong văn bản nghị luận này?
Câu trả lời chi tiết:
Phần 3 có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các phương hướng để giải quyết cho vấn đề khan hiếm nước ngọt được nhắc đến ở trong văn bản nghị luận này.
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
3. Soạn bài Khan hiếm nước ngọt: Phần trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 53 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 Cánh diều
Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề gì? Vấn đề có được nêu khái quát ở phần nào? Tên văn bản và vấn đề đặt ra trong có liên quan như thế nào?
Câu trả lời chi tiết:
- Văn bản Khan hiếm nước ngọt nói về vấn đề tình trạng nghiêm trọng của khan hiếm của nước ngọt ở trên thế giới.
- Vấn đề có được đó được nêu khái quát ở phần 1 của văn bản.
- Tên của văn bản chính là nội dung chính của văn bản và là vấn đề mà được văn bản đặt ra ở trong bài, có quan hệ mật thiết với nhau.
3.2 Câu 2 trang 53 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 Cánh diều
Theo tác giả, có những lí do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm? Liệt kê ra vở các lý do theo bảng sau:
Câu trả lời chi tiết:
Hiện tượng | Lí do |
Nước ngọt ngày càng khan hiếm | a. Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra |
b. Đủ thứ rác thải, có những rác thải tiêu hủy được nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả những chất độc hại cứ ngấm vô đất, thải ra sông suối | |
c. Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình | |
d. Nước ngọt phân bố không nhiều có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại khan hiếm |
3.3 Câu 3 trang 53 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 Cánh diều
Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?
Câu trả lời chi tiết:
- Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này nhằm mục đích là muốn thể hiện lên thực trạng đáng báo động của tình trạng đang thiếu nước ngọt hiện nay và đưa ra lời kêu gọi gửi tới mọi người hãy cùng nhau chung tay khai thác và sử dụng nguồn nước ngọt trong thiên nhiên một cách có hợp lý.
- Mục đích được thể hiện rõ nhất ở trong câu văn cuối cùng của văn bản, thuộc vào đoạn văn thứ (3).
- Các lí lẽ và bằng chứng đã được nêu lên ở trong văn bản hoàn toàn làm rõ được mục đích của tác giả nói ở trong văn bản.
3.4 Câu 4 trang 53 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 Cánh diều
Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?
Câu trả lời chi tiết:
Trong văn bản "Khan hiếm nước ngọt", người viết thể hiện một thái độ lo lắng, đưa ra lời cảnh báo và đồng thời kêu gọi sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của mọi người xung quanh đối với vấn đề khan hiếm nước ngọt. Thái độ này được thể hiện chủ yếu qua cách người viết trình bày:
- Nhấn mạnh tính nghiêm trọng của vấn đề: Người viết nêu rõ thực trạng thiếu nước ngọt trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt và những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của nó, như ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và sản xuất nông nghiệp và nhiều khía cạnh khác.
- Kêu gọi cùng nhau đứng lên hành động: Văn bản thường chứa những lời nhắc nhở hoặc khuyến khích cộng đồng cùng nhau bảo vệ nguồn nước ngọt, sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm và hợp lý.
- Tôn trọng và trân trọng giá trị của nước ngọt đem lại: Người viết thể hiện sự ý thức về tầm quan trọng của nước ngọt đối với sự sống của con người và môi trường.
3.5 Câu 5 trang 53 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 Cánh diều
So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?
Câu trả lời chi tiết:
So với những điều em đã biết về nước, văn bản đã giúp cho em hiểu thêm được nhiều khía cạnh quan trọng, như sau:
- Thực trạng khan hiếm nước ngọt
+ Nước ngọt là nguồn tài nguyên quý giá không phải vô tận và đang ngày càng bị cạn kiệt do nhiều nguyên nhân dẫn đến như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và sự lãng phí nước trong đời sống hiện nay.
+ Một số khu vực trên thế giới, đặc biệt là các vùng khô hạn, hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất.
- Sự quan trọng của nước ngọt
+ Nước ngọt không chỉ là nhu cầu cơ bản để duy trì sự sống mà còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
+ Thiếu nước ngọt không chỉ đe dọa cuộc sống của con người mà còn gây ra những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và phát triển kinh tế.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước ngọt
+ Ô nhiễm nguồn nước: Do rác thải sinh hoạt, hóa chất công nghiệp, và phân bón nông nghiệp.
+ Biến đổi khí hậu: Làm thay đổi lượng mưa và nguồn nước.
+ Sử dụng nước không hợp lý: Nhiều người sử dụng lãng phí nước, thiếu các biện pháp tái sử dụng hoặc bảo vệ nguồn nước.
- Hậu quả của việc thiếu nước ngọt
+ Gây ra khủng hoảng về lương thực, dịch bệnh, và bất ổn xã hội.
+ Làm suy giảm chất lượng cuộc sống và cản trở đến sự phát triển của nhiều quốc gia.
- Giải pháp và ý thức trong việc bảo vệ và gìn giữ nguồn nước ngọt
+ Văn bản nhấn mạnh việc mỗi cá nhân cần phải có ý thức hơn trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
+ Gợi mở về các giải pháp như sử dụng tái chế nước, giảm thiểu ô nhiễm, trồng cây xanh để bảo vệ nguồn nước.
3.6 Câu 6 trang 53 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 Cánh diều
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) về chủ đề môi trường, có sử dụng thành ngữ "nhiều như nước".
Câu trả lời chi tiết:
Môi trường hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại nhất của chúng ta vì tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Không khí bị ô nhiễm chứa đầy bụi mịn, khói độc hại,... Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng nề do các nhà máy xả thải trực tiếp mà không qua xử lý. Người ta thường nói “nhiều như nước,” nhưng điều này khiến nhiều người lạm dụng và sử dụng nước một cách lãng phí, làm ô nhiễm môi trường càng thêm trầm trọng. Hậu quả của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, làm gia tăng các bệnh tật, trong đó c bệnh hiểm nghèo. Không chỉ con người, ô nhiễm còn tàn phá sự sống của các sinh vật khác, tiêu diệt cây cối, động vật. Để bảo vệ cuộc sống và tương lai của hành tinh, chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Khan hiếm nước ngọt trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6 Cánh Diều. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: