Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức
Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức dưới đây sẽ giúp các em biết thêm về một lễ hội đặc biệt chỉ có của người dân Lô Lô. Không chỉ là toàn cảnh buổi lễ mà Vuihoc sẽ còn giúp các em thấy được ý nghĩa quan trọng của buổi lễ này.
1. Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô: Trước khi đọc
Câu 1
Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em được biết.
- Lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi:
-
Diễn ra tại tỉnh Bình Định
-
Vào khoảng ngày 16-20/2 âm lịch hàng năm
-
Lễ vật bao gồm: một cặp gà trống, hai ché rượu, một chiếc vòng sáp ong, trầu cau, chén gạo,..
-
Cách tổ chức: Già làng sẽ trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của lễ hội.
Câu 2
Hẳn em đã từng được nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này.
Mỗi khi được nghe phổ biến quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó, em sẽ cảm thấy khá hào hứng với chúng. Sau khi tập trung nghe luật và trực tiếp theo gia hoạt động đó em cảm thấy được nét đẹp của mỗi trò cũng như là cách để mở rộng vốn hiểu biết của bản thân qua mỗi hoạt động và trò chơi khác nhau.
>> Xem thêm: Soạn văn 7 Kết nối tri thức
2. Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô: Đọc văn bản
2.1 Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước?
Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước là vào lúc mùa vụ đã kết thúc, người dân đã thu hoạch được thành quả lao động của mình.
2.2 Cách dẫn dắt người đọc vào thông tin chính của văn bản
- Người đọc đã được dẫn dắt vào thông tin chính của văn bản theo trình tự:
-
Giới thiệu về người dân Lô Lô
-
Nêu lên nét đẹp trong tính cách của người dân Lô Lô
-
Nhắc đến một số lễ hội của họ và dẫn vào lễ rửa làng của người dân Lô Lô.
2.3 Thời điểm diễn ra lễ rửa làng và những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ?
- Thời điểm diễn ra lễ rửa làng: Cách ba năm một lần, vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch người dân Lô Lô sẽ tổ chức.
- Những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ rửa làng:
-
Chuẩn bị lễ vật cho phần lễ: Chén nước, thẻ hương, con gà trống, giấy trúc,...
-
Từ tối ngày hôm trước khi diễn ra lễ rửa làng, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt chén nước và tờ giấy trúc xuống vị trí góc nhà để khấn xin tổ tiên chấp thuận cho tổ chức lễ rửa làng.
-
Trong ngày lễ chính, lễ cúng sẽ bao gồm một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ và một số nam giới của làng.
2.4 Sự miêu tả chi tiết các món đồ lễ?
Những miêu tả chi tiết của các món đồ lễ:
-
Hai con dê: Dê là loại động vật có mùi đặc trưng với tác dụng xua đuổi tà ma
-
Một con gà trống trắng, hạt ngô, rượu ngô, kiếm gỗ, cỏ, kiếm sắt, ba cành đào, ba cành lau,...
-
Cây tre dài sẽ được đục ở đoạn giữa rồi đồ vào trong đó đầy đất. Sau đó cắm vào đấy hình nhân thể hiện sự sợ hãi của hồn ma với người dân làng Lô Lô.
2.5 Các bên tham dự lễ đã phải làm gì khi những đoàn hành lễ đi quanh làng bản?
- Khi những đoàn hành lễ đi quanh bản làng, các bên tham dự lễ đã phân chia rõ nhiệm vụ của mình:
-
Hai người chịu trách nhiệm dắt hai con dê
-
Những người còn lại người thì vác cây tre giả có hình ngựa, người quấy ngô, người xách gà trống trắng, người cầm cành mận, cành đào, cành lau, vải đỏ,...đi theo sau thầy cúng để vào từng nhà dân.
-
Mỗi khi thầy cúng đến nhà nào là gia chủ phải chuẩn bị sẵn hình nhân với hai bó củi và hai bó cỏ cùng với thái độ thành khẩn cung kính.
2.6 Tác động tinh thần tích cực của lễ rửa làng?
Lễ rửa làng có tác dụng tích cực đến tinh thần của người dân làng Lô Lô. Sau buổi lễ mọi người cảm thấy nhẹ nhõm hơn và củng cố niềm tin về một tương lai ấm no tươi đẹp sau này.
2.7 Những quy định nghiêm ngặt về hoạt động sau ngày lễ chính?
- Sau ngày diễn ra lễ rửa làng, người dân Lô Lô phải tuân thủ nghiêm ngặt một số quy định như:
-
Phải sau chín ngày kể từ ngày diễn ra lễ, người lạ mới được bước chân vào làng.
-
Nếu phát sinh người lạ vào làng thì ngay lập tức phải chuẩn bị làm lại một buổi lễ khác.
Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!
3. Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô: Sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 87 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức
Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;...)
Những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản:
-
Thời điểm diễn ra: Cứ ba năm một lần, vào khoảng tháng 5 tháng 6 âm lịch sau khi kết thúc vụ mùa.
- Sự chuẩn bị trước buổi lễ:
-
Chuẩn bị đầy đủ lễ vật bao gồm: hai con dê, con gà trống trắng, chén nước, giấy trúc, thẻ hương.
-
Trước ngày diễn ra buổi lễ, thầy cúng sẽ khấn xin tổ tiên cho phép tổ chức buổi lễ. Ông sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống phía góc nhà.
-
Lễ cùng sẽ cần có một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ và một số nam giới của làng.
- Ngày diễn ra buổi lễ:
-
Thầy cúng sẽ đi trước, theo sau là người dắt dê, người cầm gà, rượu ngô, cỏ,...
-
Đoàn người đi đến lần lượt mỗi nhà, đi đến đâu là tiếng chiêng trống rộn ràng đến đấy.
3.2 Câu 2 trang 87 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức
Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả đã thực hiện mục đích đó như thế nào?
- Theo em, mục đích chính của tác giả khi viết văn bản này là để giới thiệu cho người đọc nét văn hóa của người dân Lô Lô qua chính lễ rửa làng. Tác giả muốn khẳng định, chính những lễ hội này đã góp phần làm nên sự phong phú cho bản sắc của những dân tộc thiểu số của Việt Nam ta.
- Tác giả đã thực hiện mục đích đó bằng cách dẫn dắt người đọc vào buổi lễ. Người đọc như nhìn thấy được trực tiếp buổi lễ rửa làng của người Lô Lô. Chúng ta đã biết được thời điểm tổ chức buổi lễ cũng như những bước để chuẩn bị và cách thức tiến hành buổi lễ đó.
3.3 Câu 3 trang 87 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức
Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ?
- Văn bản đã nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ rửa làng của người Lô Lô.Hoạt động phải thực hiện theo luật lệ là quy định sau chín ngày buổi lễ kết thúc thì làng Lô Lô mới được phép tiếp đón người lạ đến làng.
- Hoạt động nằm ngoài luật lệ: phần hội ăn uống liên hoan sau lễ.
3.4 Câu 4 trang 87 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức
Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?
- Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ rửa làng đã được tô đậm qua những thông tin:
-
Ngay sau những ngày làm việc vất vả, người dân Lô Lô đã quây quần bên nhau để thực hiện những lễ nghi theo truyền thống của dân tộc.
-
Họ cùng nhau tổ chức và thực hiện buổi lễ.
-
Sau khi làm xong, tâm trí họ nhẹ nhàng hơn cũng như có thêm niềm tin hơn với cuộc sống sau này.
3.5 Câu 5 trang 87 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức
Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?
- Sau khi đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em đã rút ra được kinh nghiệm về cách tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động là:
-
Bố cục của văn bản: Cần nêu lên được chính xác thời điểm sẽ diễn ra hoạt động đó. Phải nói rõ được các bước để chuẩn bị và từng bước diễn ra hoạt động cũng như ý nghĩa của nó.
-
Chúng ta cần miêu tả chi tiết các thông tin về lễ hội để người đọc có thể dễ dàng hình dung được điều mình đang muốn truyền tải.
-
Có thể sử dụng thêm hình ảnh hoặc đoạn phim ngắn để tạo ấn tượng cho người đọc.
4. Kết nối đọc viết trang 87 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.
Đọc xong bài “Lễ rửa làng của người Lô Lô”, em cảm nhận được ý thức cộng đồng và niềm tự hào, trân trọng của người Lô Lô đối với thiên nhiên và môi trường sống. Người Lô Lô là một trong những dân tộc thiểu số với số lượng có thể nói là nhỏ nhất ở Việt Nam. Họ thường sống tập trung ở những khu vực cố định. Ngoài công việc vất vả, họ thường cùng nhau tổ chức các nghi lễ truyền thống để trở về cội nguồn. Lễ rửa làng là một trong những lễ hội thường xuyên diễn ra của người Lô Lô. Họ ngồi lại với nhau để chọn thời gian cử hành nghi lễ. Sau đó họ cùng nhau chuẩn bị và tận hưởng buổi lễ của mình. Người dân ở Lô Lô cũng rất cẩn thận và kỹ càng chỉn chu trong việc lựa chọn lễ vật và tổ chức buổi lễ.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: