img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 09:11 25/03/2024 3,198 Tag Lớp 8

Văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu miêu tả tình trạng vô cùng thảm hại của kỳ thi năm Đinh Dậu (năm 1897), đồng thời thể hiện về sự đau đớn và xót xa của nhà thơ đối với tình cảnh hiện thực quá nhốn nháo và rất bất ổn của xã hội thực dân nửa phong kiến. Cùng tham khảo ngay bài soạn dưới đây của VUIHOC nhé!

Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu: Trước khi đọc

Câu 1: Nhà nước phong kiến xưa đã tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia với mục đích gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức lịch sử và văn học để có thể trả lời.

Lời giải chi tiết:

Nhà nước phong kiến xưa đã tổ chức các kỳ thi cho sĩ tử tham gia với mục đích tìm ra được người tài giỏi để có thể phục vụ cho triều đình và mang lại lợi ích cho đất nước.

Câu 2: Sau cuộc thi (nghệ thuật, thể thao, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ nhằm xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh ấy là gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức lịch sử và văn học để có thể trả lời.

Lời giải chi tiết:

Mục đích của lễ xướng danh chính là tôn vinh và khen ngợi những người thi đỗ được đề tên ở trên bảng vàng.

2. Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu: Đọc văn bản

2.1 Những chi tiết miêu tả con người cùng với khung cảnh lễ xướng danh.

- Con người thì Luộm thuộm sĩ tử vai đeo lọ

- Khung cảnh thì Trường Nam thi lẫn với trường Hà và quan trường miệng thét loa.

2.2 Sự xuất hiện của những nhân vật người nước ngoài ở trong kì thi.

Những nhân vật nước ngoài đó chính là quan sứ và mụ đầm.

3. Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 83 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Bố cục của bài thơ bao gồm mấy phần? Đó là những phần gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để có thể xác định được bố cục.

Lời giải chi tiết:

Bố cục của bài thơ bao gồm 4 phần. Đó là đề, thực, luận và kết. 

- Đề (2 câu đầu tiên): Giới thiệu chung về kì thi Hương đã được diễn ra vào năm 1897

- Thực (2 câu tiếp theo): Hình ảnh của các sĩ tử khi tham gia kỳ thi

- Luận (2 câu tiếp theo): Hình ảnh của những người nước ngoài “phủ bóng” lên trên khung cảnh của kì thi

- Kết (2 câu cuối cùng): Sự nhắc nhở về thực trạng vô cùng bi hài của kì thi nói riêng và của đất nước nói chung vào hoàn cảnh thực dân Pháp đô hộ

3.2 Câu 2 trang 83 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Hai câu thơ đề cho biết được điều gì về chế độ thi cử của nước ta vào cuối thế kỉ XIX?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung của hai câu thơ đề để có thể trả lời.

Lời giải chi tiết:

Về chế độ thi cử ở nước ta vào cuối thế kỉ XIX, hai câu thơ đề đã cho ta thấy được rằng tác giả đang muốn phê phán chế độ thi cử của nhà nước thực dân phong kiến thời bấy giờ. Sự hổ lốn và vô trách nhiệm, làm mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi quốc gia khi để cho sĩ tử Hà Nội xuống dưới Nam Định “thi lẫn” với nhau thông qua chi tiết “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.

3.3 Câu 3 trang 83 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng ở trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” cùng với “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong quá trình tái hiện hình ảnh những sĩ tử và quan viên người Việt.

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức về biện pháp tu từ cùng với văn cảnh để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ đảo ngữ đã được sử dụng trong hai câu thực. Từ “lôi thôi” nhằm nhấn mạnh về hình ảnh của sĩ tử bị chìm vào trong sự nhếch nhác. “Ậm oẹ” nghĩa là ra bộ nạt nộ hay hăm doạ. 

→ Việc sử dụng đến biện pháp đảo ngữ (đã nhấn mạnh được về không khí nhếch nhác ở trong ngày thi) giúp nhấn mạnh về hình ảnh lôi thôi và nhếch nhác của các sĩ tử nhằm gây sự chú ý cho người đọc; đồng thời cũng thể hiện được những thái độ trào phúng và khinh ghét của tác giả đối với quan trường.

3.4 Câu 4 trang 83 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Phân tích tác dụng của phép đối đã được tác giả sử dụng ở trong hai câu thực.

Phương pháp giải:

Xác định phép đối sau đó phân tích tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Cách đảo trật tự cú pháp như là: “Lôi thôi sĩ tử” hay “ậm oẹ quan trường” kết hợp với những từ ngữ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm oẹ, thét loa khiến cho quang cảnh thi trở nên nhốn nháo, ô hợp và mất đi vẻ trang nghiêm trong một kì thi do quốc gia tổ chức. Hơn thế nữa, sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết đi vẻ nho nhã và thư sinh. Quan trường không còn chút quyền uy, mực thước và trang trọng như trước mà như nhân vật tuồng hề thông qua chi tiết “ậm oẹ, thét loa”. Cảnh trường thi phản ánh lên sự suy vong của một nền học vấn cùng với sự lỗi thời của đạo Nho.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

3.5 Câu 5 trang 83 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Tiếng cười trào phúng đã được thể hiện như thế nào thông qua việc đặc tả và nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” đó chính là quan sứ và mụ đầm?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ những câu thơ có hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” chính là quan sứ và mụ đầm nhằm chỉ ra tiếng cười trào phúng.

Lời giải chi tiết:

Sự có mặt của quan sứ cùng với mụ đầm đáng lẽ phải làm cho quang cảnh của trường thi trang nghiêm hơn. Song trái lại, sự hiện diện của chính quyền thực dân lúc đó lại càng làm tăng thêm sự chua chát. Quyết định số phận của của những sĩ tử là một kẻ “ngoại lai” không biết đến Nho học. Nơi cửa Khổng sân Trình chính là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm và lố lăng của quan sứ. “Váy lê quét đất” đối với “Lọng cắm rợp trời” (còn có ý nghĩa làm nhục quốc thể) chao ôi thật chua chát biết bao. 

3.6 Câu 6 trang 83 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Nhắc tới “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ đến những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả thông qua lời nhắn nhủ đó?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ lại tác phẩm để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

- Nhắc tới “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ đến những đối tượng: sĩ tử/ quan trường/ những người tài giỏi khác vào trong thời đại ấy/ mọi người Việt Nam có lương tri và biết trăn trở trước những tình cảm của dân tộc.

- Thái độ: Vừa chế giễu (giễu tài năng của các “nhân tài đất Bắc” rởm, giễu những người đã quay lưng với tình cảnh của dân tộc) vừa là lời tâm sự vừa là lời nhắn nhủ xót xa (xót xa cho vận mệnh của nước nhà) của tác giả.

3.7 Câu 7 trang 83 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Nhân vật nào ở trong bài thơ để lại cho em ấn tượng nhiều nhất? Tại sao?

Phương pháp giải:

Trình bày về nhân vật mà em cảm thấy ấn tượng nhất và lý giải nguyên nhân.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật em ấn tượng nhiều nhất chính là những người sĩ tử. Vì tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc về hình ảnh người thí sinh lôi thôi cùng với những chai lọ ở trên vai thật là xốc xếch trong khi đó đáng ra họ phải là những thư sinh nho nhã và thanh lịch.

3.8 Câu 8 trang 83 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Cảm xúc chủ đạo của tác giả ở trong bài thơ này là gì?

Phương pháp giải:

Hệ thống lại toàn bộ nội dung để xác định được cảm xúc chủ đạo.

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc chủ đạo chính là tiếng cười trào phúng luôn hòa cùng với tiếng khóc đau xót - một cảm xúc vô cùng đặc biệt thường gặp trong những sáng tác của ông.

4. Kết nối đọc viết trang 83 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (dài khoảng 7 – 9 câu) phân tích về một chi tiết có tính chất trào phúng mà em cảm thấy ấn tượng nhất ở trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Phương pháp giải:

Chọn ra chi tiết trào phúng mà em cảm thấy ấn tượng nhất và viết đoạn văn để phân tích.

Lời giải chi tiết:

Đoạn tham khảo 1:

Hai câu luận đã tô đậm bức tranh “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” chỉ bằng hai bức biếm hoạ của ông Tây và mụ đầm. Tài liệu cũ cho biết, năm ấy Toàn quyền Pôn Đu-me cùng với vợ chồng tên Công sứ Nam Định Lơ Noóc-măng đã tới dự. Các ông cử tân khoa và các ông tú mền, tú kép... cũng phải cúi rạp mình xuống để lạy ông Tây và mụ đầm “váy lê quét đất”, “trên ghế... ngoi đít vịt”. Cái nhục của hàng vạn sĩ tử của Bắc Hà không thể nào kể được:

Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,

Váy lê quét đất, mụ đầm ra.

Tây thực dân đang đè đầu cưỡi cổ với dân ta. Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả về cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước của ta, một nghi lễ vô cùng long trọng. Đó chính là nỗi đau mất nước. Từ xưa đến năm ấy (1897) chốn trường thi chính là nơi tôn nghiêm và lễ giáo phong kiến vốn rất trọng nam khinh nữ, đàn bà không được bén mảng đến nơi tuyển chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ có “mụ đầm ra” mụ đầm tới với “váy lê quét đất” mà còn bày ra ở giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh hết sức nhục nhã.

Đoạn tham khảo 2:

Chi tiết sĩ tử cùng với quan trường được khắc hoạ vô cùng sắc nét, bộc lộ được tính cách kỳ thi và tính chất xã hội, đồng thời đây cũng chính là một chi tiết chứa đầy tính chất trào phúng. Sĩ tử là người đi thi còn quan trường là những ông quan đi coi thi và chấm thi có trách nhiệm trong quá trình thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ cùng nghệ thuật trào phúng, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc về hình ảnh của người thí sinh lôi thôi cùng với những chai lọ ở trên vai thật là xốc xếch. Chữ “lôi thôi” ấy đặt ở đầu câu, gây được ấn tượng mạnh, làm cho hình ảnh của "vai đeo” chụp được tư thế cùng với tư cách của những kẻ một thời mà mang danh là kẻ sĩ, tiêu biểu cho ý thức của xã hội phong kiến. “Lọ” ở đây có người hiểu với nghĩa là lọ mực, có người lại hiểu là lọ đựng nước uống mà các thí sinh phải mang theo. Dù là hiểu theo ý nghĩa nào, hình ảnh “vai đeo lọ” vẫn thật mỉa mai với cái vẻ xiêu vẹo, lếch thếch, gãy đổ, chẳng ra gì của các ông cử tương lai.

Đoạn tham khảo 3:

Bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu đã miêu tả về lễ xướng danh khoa thi ở trường Nam năm 1897, thể hiện về thái độ mỉa mai và phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử vô cùng nhốn nháo:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo về phía trước, nhấn mạnh về hình ảnh của sĩ tử bị chìm ở trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu chẳng thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng mỗi một cái lọ (vì đường xa nên phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì cũng lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời của anh học trò đi thi vào thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì lại “ậm ọe” giọng như mửa, sĩ tử rất đông vì dồn cả hai trường thi về nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng để đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm vô cùng đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ hết sức rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đến đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương cảm thấy khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo nhưng lại “ậm ọe” mà không biết nhục.

 Toàn bộ phần soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu phía trên đã giúp các em biết rõ hơn về tình hình của kỳ thi vào thời phòng kiến. Ngoài bài soạn này ra, nếu các em cần có sự tham khảo những bài soạn khác ở trong chương trình ngữ văn và kể cả những bài soạn khác thuộc các môn học khác nói chung, các em hãy nhanh chóng truy cập vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho bản thân một cách nhanh chóng và được trực tiếp giảng dạy nhiều dạng bài tập thường gặp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990