img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Mời trầu| Văn 8 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 17:24 07/03/2024 5,722 Tag Lớp 8

Bài thơ Mời trầu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nói về một phong tục của người Việt xưa chính là tập tục ăn trầu. Thông qua việc mời trầu, bài thơ muốn thể hiện chuyện tình cảm nam nữ. Cùng VUIHOC soạn bài Mời trầu| Văn 8 tập 2 Cánh diều để có thể nắm được nghệ thuật và nội dung mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm này nhé!

Soạn bài Mời trầu| Văn 8 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Mời trầu: Chuẩn bị

Tìm hiểu về tác giả Hồ Xuân Hương

Đọc trước văn bản Mời trầu sau đó tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin liên quan đến nhà thơ Hồ Xuân Hương.

Trả lời:

Hồ Xuân Hương (sinh năm 1772, mất năm 1822) là một thi sĩ sống vào giai đoạn cuối của thế kỷ XVIII và đầu của thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến cho nhiều học giả phải tranh cãi. Năm 2021, bà cùng với Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà thơ của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh là những “danh nhân văn hóa thế giới” cùng với kỷ niệm năm sinh và năm mất. Di tác của bà hoàn toàn là tác phẩm thơ và đa số đều được viết với chữ Nôm. Bà đã được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu công nhận là Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát ra được những quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao sự niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được ra tiếng nói của thời đại mình.

2. Soạn bài Mời trầu: Đọc hiểu 

Chú ý vào việc vận dụng ca dao, thành ngữ và tục ngữ của tác giả.

Trả lời:

- Xanh như lá hay bạc như vôi.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều

3. Soạn bài Mời trầu: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 41 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Xác định được thể loại, bố cục cùng với chủ đề của bài thơ Mời trầu.

Trả lời:

- Bài thơ được viết dưới thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, dù cho hình thức vẫn là một bài thơ Đường luật nhưng lại được viết bằng chữ Nôm và mang đậm bản sắc dân tộc từ đề tài và chủ đề cho đến hình ảnh, ngôn từ,...

- Có thể chia bố cục của bài thơ ra thành hai phần: hai câu đầu với hai câu cuối.

- Chủ đề của bài thơ: Qua việc mời trầu, một phong tục từ lâu đời của người Việt, Hồ Xuân Hương đã thể hiện được khát vọng mãnh liệt về tình yêu lứa đôi và phê phán về sự bạc bẽo của tình đời. Đây là một chủ đề có sự khác biệt với chủ đề của những bài thơ Đường luật khác (những tác giả trước đây đều thường chỉ đề cập tới những vấn đề lớn mang tầm cỡ quốc gia, dân tộc hay đại diện cho những tầng lớp khác nhau trong xã hội mà ít quan tâm tới tình cảm riêng tư của con người bình thường, đặc biệt là người phụ nữ).

3.2 Câu 2 trang 41 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Bài thơ gắn liền với phong tục gì của người Việt? Nội dung của phong tục ấy đã được thể hiện như thế nào ở trong tác phẩm này?

Trả lời:

– Bài thơ gắn liền với phong tục ăn trầu của người Việt.

– Nội dung của phong tục đó đã được Hồ Xuân Hương thể hiện vô cùng chi tiết ở trong bài thơ thông qua những đồ vật và thao tác cùng với việc thực hành phong tục ấy.

+ Quả cau: Cau được hái về sau đó được bổ dọc ra thành bốn miếng, phơi héo hoặc cứ để tươi. Lá trầu: Trầu được hái về sau đó rửa sạch, thường được cắt dọc thành hai mảnh. Vôi đã được tôi để sẵn trong bình.

+ Người têm trầu sẽ quệt vôi vào lá trầu. Cuộn miếng cau vào với lá trầu đã quệt vôi, cuốn lại thành hình “sâu kèn” hoặc là hình “cánh phượng” rồi cho vào miệng nhai. Trong quá trình nhai trầu (hay còn gọi là ăn trầu), những thành phần ở trong miếng trầu hoà quyện lại vào với nhau thành một khối màu đỏ thắm.

+ Khi gặp nhau hoặc đi tiếp khách, người Việt thường sẽ mời nhau ăn trầu, thể hiện tình nghĩa cùng với sự hiếu khách: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

+ Trong hôn nhân: Đồ sắm lễ của nhà trai khi đem đến nhà gái luôn cần phải có trầu cau, thể hiện được sự gắn bó keo sơn khi trở thành vợ chồng.

Vì vậy, nếu một người con trai hay một người con gái đến tuổi thành niên, khi nhận được trầu mời từ người khác, thường ngụ ý đã nhận tình cảm của người ấy và mong muốn tiến tới hôn nhân.

3.3 Câu 3 trang 41 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả Hồ Xuân Hương

Trả lời:

Ở bài Mời trầu có nhiều từ ngữ liên quan tới ca dao, tục ngữ và thành ngữ. Những yếu tố ngôn ngữ ấy đều có tác dụng trong quá trình thể hiện nội dung bài thơ.

– Những cụm từ “quả cau nho nhỏ” hay “miếng trầu” gợi nhớ tới các câu ca dao về tình yêu và hôn nhân như:

+ Quả cau nho nhỏ

Cái vỏ vân vân

Nay anh học gần

Mai anh học xa...

+ Thưa rằng tôi đi hải dân

Hai anh mở tủi đưa trầu cho ăn.

+ Từ ngày ăn phải miếng trầu

Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu.

+ Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

– Hai câu đầu còn liên tưởng đến câu tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

– Hai câu cuối của bài thơ gợi nhớ tới các thành ngữ: “xanh vỏ, đỏ lòng” hay “xanh như lá, bạc như vôi”,...

+ Hồ Xuân Hương không sử dụng toàn bộ câu ca dao hoặc nguyên vẹn một câu tục ngữ hay thành ngữ mà chủ yếu sử dụng các thành phần của chúng, gợi nhớ tới các câu trọn vẹn. Những thành phần của ca dao, tục ngữ và thành ngữ đã được Hồ Xuân Hương sử dụng ở trong bài có tác dụng to lớn trong quá trình biểu đạt nội dung của bài thơ, nói được những điều vô cùng thầm kín ở trong tình cảm mà khi sử dụng từ ngữ thông thường thì khó có thể nói ra hết hoặc nói sâu sắc được như thế.

+ Những từ gợi nhớ hoặc thành phần của một câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ, ngoài việc biểu đạt nghĩa gốc của chúng còn được tác giả Hồ Xuân Hương ghép thêm từ và thành phần mới để tạo lập được nghĩa mới phù hợp với nội dung biểu đạt có phong cách riêng của bà.

Những từ ngữ đã được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của tác giả Hồ Xuân Hương:

“Trầu hội”: thể hiện về sự khiêm nhường (kết hợp với “quả cau nho nhỏ”).

– “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”: sự khẳng định mạnh mẽ cái “tôi” cá nhân của một phụ nữ. Điều đó ở thời trung đại chỉ có một mình Hồ Xuân Hương mới dám thể hiện. Động từ “quệt” cũng cho thấy được cá tính vô cùng mạnh mẽ của nữ sĩ.

Những từ ngữ mang dấu ấn cá nhân ấy đã thể hiện rất rõ nét thái độ với tình cảm vô cùng thắm thiết của tác giả trước tình yêu với hôn nhân. Đây là sự độc đáo và cá tính ở trong thơ của bà, không thể lẫn lộn với người khác.

3.4 Câu 4 trang 41 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Bài Mời trầu đã thể hiện tâm trạng của tác giả với rất nhiều cung bậc cảm xúc. Theo em, đó là những loại cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều này.

Trả lời:

Bài Mời trầu thể hiện được tâm trạng của tác giả với rất nhiều cung bậc cảm xúc:

– Đầu tiên là những cảm xúc hết sức chân thật và khiêm nhường: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”.

– Nhưng cũng vô cùng cá tính và rõ ràng: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vừa vừa có sự khẳng định và tự tin vừa thêm chút nhí nhảnh xen lẫn trào lộng. Mời trầu không phải là một bài thơ trào phúng tuy nhiên có ý vị trào phúng cùng với với sắc thái chua cay (người con gái đã thể hiện được khát vọng, gửi gắm tình yêu thông qua miếng trầu mời nhưng rất có thể sẽ chỉ nhận lại được tình cảm lạnh lùng và hờ hững của chàng trai).

– Vừa hy vọng vừa nghiêm túc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”, nhưng lập tức lại có sự thâm trầm và phảng phất nỗi buồn sâu xa, xen lẫn với sự trách móc và ngờ vực: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Chỉ qua bốn câu thơ mà tác giả Hồ Xuân Hương đã thể hiện được rất nhiều cung bậc sinh động của tình cảm con người và bộc lộ được thế giới nội tâm của một thiếu nữ đang khao khát có được một tình yêu chân thành và sâu sắc.

3.5 Câu 5 trang 41 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Hồ Xuân Hương đã viết về việc mời trầu nhưng để nói về chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả đang muốn nói thông qua bài thơ này bằng một đoạn văn (độ dài khoảng 6 – 8 dòng)

Trả lời:

Mời trầu chính là một phong tục giao tiếp của người Việt xưa. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nếp văn hóa giao tiếp ấy đã được phản ánh vô cùng sâu đậm trong thơ ca dân gian, đặc biệt là ở trong quan hệ lứa đôi nam nữ. Xuân Hương tự xưng tên một cách bạo dạn và trẻ trung làm sao. Có bao giờ nghe những nàng thôn nữ ở trong ca dao xưng tên như thế. Xuân Hương đã đảo lộn lại vai trò, chứng tỏ nàng đã ý thức vô cùng sâu sắc về “quyền được yêu” của những người phụ nữ. Chính ý thức cá nhân dám vượt thời đại đó khiến cho nàng cởi mở và thành thật. Bài thơ “Mời trầu” bộc lộ được rất nhiều nét tính cách của tác giả Hồ Xuân Hương. Mạnh bạo vượt qua những lễ giáo phong kiến vô cùng nghiệt ngã, Xuân Hương đã đảo lộn vai trò, mời trầu bạn tình, cũng là Xuân Hương chủ động tới với tình yêu bằng một thái độ cởi mở chân thành và tha thiết. Khát vọng tình yêu thì vô cùng cháy bỏng, nhưng nữ sĩ vẫn rất sáng suốt nhận ra được sự bạc bẽo của tình đời. Mà phần chiêm nghiệm về cuộc đời của nhà văn đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong bài thơ. Cho nên, với Hồ Xuân Hương, tình yêu sẽ mãi mãi chỉ như là một khát vọng.

3.6 Câu 6 trang 42 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài và thái độ của tác giả đã được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau:

Trả lời:

Đây là một bài ca dao hay và thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc. Là một tác phẩm dân gian và không có tác giả cụ thể, đáp ứng được đời sống tâm hồn của nhiều người nên giữa bài ca dao với bài thơ của Hồ Xuân Hương có những điểm giống nhau và khác biệt như sau:

– Giống nhau: Đều thông qua tục ăn trầu với những thao tác như là tâm trầu, ăn trầu để nói đến chuyện tình cảm.

– Khác nhau:

+ Bài ca dao được lưu truyền ở trong dân gian dưới thể thơ lục bát, một thể thơ vô cùng phổ biến của ca dao và dân ca. Bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được viết bằng chữ Nôm và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

+ Tuy cùng nói đến chuyện tình cảm nhưng bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nói về tình yêu của nam nữ để tiến tới hôn nhân, còn bài ca dao nói về chuyện hôn nhân của vợ chồng. Cũng nói về duyên nhưng bài ca dao lại nói đến duyên vợ chồng gắn bó và keo sơn; còn duyên ở trong bài thơ của Hồ Xuân Hương là quan hệ giữa một chàng trai với cô gái nên nó cũng có thể trở nên vô duyên khi mà đối phương trong tình yêu là một kẻ “xanh như lá, bạc như vôi”.

+ Khác với một bài thơ dân gian, thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương mang cả tính mạnh mẽ cùng với những từ ngữ có nét riêng biệt và ít nhiều có ý vị trào phúng như là “này của Xuân Hương”, sử dụng từ “quệt” thay vào từ “pha” hiền lành ở trong bài ca dao. Từ ngữ trong bài ca dao, về cơ bản, chính là những từ ngữ không thể hiện được nét riêng cá tính. Như vậy, bài thơ của Hồ Xuân Hương mang theo tính cá biệt, nét riêng của bà, không thể nào lẫn với những người khác.

Thông qua phần Soạn bài Mời trầu văn 8 tập 2 Cánh diều, các em có thể hiểu được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc cùng với mong muốn có được tình yêu chính đáng của những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo bất kỳ bài soạn nào khác ở trong chương trình ngữ văn nói riêng hoặc những bài soạn khác trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập vào website của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể  đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng bài trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990