img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ| Văn 7 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 14:29 02/05/2024 5,437 Tag Lớp 7

"Mùa xuân nho nhỏ" là một bài thơ hay, thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và khát vọng cống hiến của tác giả Thanh Hải. Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu kĩ hơn tác phẩm qua Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ| Ngữ Văn 7 tập 1 kết nối tri thức dưới đây.

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ| Văn 7 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Thanh Hải 

  • Tiểu sử

- Tác giả Thanh Hải (1930-1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn.

- Quê quán: Phong Điền - Thừa Thiên Huế.

- Ông bắt đầu hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Đến thời kỳ chống Mỹ, Thanh Hải ở lại hoạt động tại quê hương và là một trong những cây bút góp phần xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam ngay từ những ngày đầu.

- 1954 - 1964: làm cán bộ tuyên huấn.

-  1964 - 1967: phụ trách báo cờ giải phóng của Huế và làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

- 1975: làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên kiêm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

  • Sự nghiệp sáng tác

Thanh Hải có 5 tập thơ, trong suốt 50 năm cuộc đời của ông:

- Tập thơ Những đồng chí trung kiên (1962).

- Tập thơ Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1972).

- Mùa xuân nho nhỏ (11/1980), khoảng 1 tháng trước khi ông qua đời, khi ông đang bệnh nặng và phải nằm ở bệnh viện Bạch Mai.

- Ánh Mắt (1956)

- Tập thơ Mưa xuân trên đất này (1982).

  • Phong cách nghệ thuật

- Thơ Thanh Hải thường viết về thiên nhiên và tình yêu cuộc sống.

- Lời thơ nhẹ nhàng, bình dị, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết và mang đậm chất triết lý về cuộc đời.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức

1.2 Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”

  • Thể loại: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thuộc thể thơ năm chữ.

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ viết vào tháng 11-1980, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời và trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất và đang bước vào giai đoạn xây dựng cuộc sống mới với vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách. Bài thơ như một lời chia sẻ, tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của Thanh Hải để lại với đời

  • Phương thức biểu đạt: biểu cảm

  • Bố cục bài Mùa xuân nho nhỏ: 4 phần

- Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên.

- Khổ 2 + 3: Cảm xúc của tác giả về mùa xuân của đất nước.

- Khổ 4 + 5: Ước nguyện của tác giả.

- Khổ 6: Lời ngợi ca đối với quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế

  • Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời và bên cạnh đó là “mùa xuân” của đất nước khi bước vào giai đoạn xây dựng cuộc sống mới, đồng thời thể hiện khát vọng cống hiến, muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho đời

  • Giá trị nghệ thuật: Bài thơ năm tiếng gần gũi với dân ca với nhạc điệu trong sáng, thiết tha, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị và giàu tính gợi cảm, nhiều hình ảnh so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

1.3 Trả lời câu hỏi trước khi đọc 

Câu 1: (trang 90 SGK Ngữ văn 7, tập 1) Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?

Lời giải chi tiết:

Đối với em, mùa xuân là một mùa đặc biệt ý nghĩa và là mùa đẹp nhất trong năm. Khi xuân về, muôn hoa đua nhau khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc, vẽ nên một bức tranh thiên nhiên rực rỡ, muôn màu. Xuân về cũng là lúc nhà nhà sum vầy đón Tết Nguyên đán với bao nhiêu hứng khởi và hy vọng vào một năm mới thành công. Chính vì vậy mùa xuân trong lòng em không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là mùa của đoàn viên.

Câu 2: (trang 90 SGK Ngữ văn 7, tập 1) Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân

Lời giải chi tiết:

- Thơ xuân:

Đây cả mùa xuân đã đến rồi

Từng nhà mở cửa đón vui tươi.

Từng cô em bé so màu áo

Đôi má hồng lên, nhí nhảnh cười. 

(Nguyễn Bính)

- Cảnh ngày xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Nguyễn Du)

- Mùa xuân chín:

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

(Hàn Mặc Tử)

2. Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ: Trong khi đọc 

2.1 Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ?

Lời giải chi tiết:

Nhà thơ thành công vẽ nên trước mắt độc giả một bức tranh thiên nhiên mùa xuân sống động:

  • Âm thanh: âm thanh tươi vui rộn rã của loài chim chiền chiện.

  • Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa và trong veo của giọt sương.

⇒ Màu sắc tươi sáng rực rỡ cùng với âm thanh rộn ràng như thiết tha níu giữ, mời gọi con người ở lại với cuộc sống tươi đẹp, với mùa xuân xứ Huế đầy sức sống này.

2.2 Vẻ đẹp mùa xuân qua hình ảnh “lộc”

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh “lộc” đã tô màu cho bức tranh mùa xuân trong bài thêm trọn vẹn:

+ Lộc của “người ra đồng”: chỉ những người lao động - người ươm mầm sự sống, ươm những mầm non trên cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng đến những cánh đồng bạt ngàn thẳng cánh cò bay xanh ngát những chồi non mới nhú từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang nghĩa chỉ sức sống mạnh mẽ của con người. Có thể nói chính con người góp phần làm nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên đất nước.

+ Lộc của “người cầm súng”: liên tưởng đến hình ảnh những người chiến sĩ cầm súng khi ra chiến trường, trên vai trên lưng là những cành lá ngụy trang. Những cành lộc biếc, chồi non ấy mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, hoa cỏ. Từ “lộc” thể hiện sức mạnh niềm tin, hy vọng và tiếp thêm ý chí, quyết tâm để bảo vệ đất nước.

⇒ Con người chính là nhân tố quyết định thúc đẩy hướng đi và sự phát triển của đất nước. Hình ảnh “lộc” xuân tràn theo người ra đồng là một lời thơ rất đẹp trong bối cảnh cuộc sống lao động và chiến đấu. Xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ song song không thể tách rời, họ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

2.3 Hình ảnh con chim, cành hoa, mùa xuân, nốt trầm nho nhỏ.

Lời giải chi tiết:

- Cành hoa, con chim, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những hình ảnh của vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh tuý của cuộc đời và lẽ sống đẹp của con người Việt Nam.

- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3. Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 91 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức:

Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?

Lời giải chi tiết:

-Ở khổ thơ đầu, mùa xuân được nhà thơ miêu tả qua những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, giọt long lanh...

- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về một mùa xuân tươi đẹp, đầy màu sắc trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và đầy sức sống.

3.2 Câu 2 trang 91 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức:

Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?

Lời giải chi tiết:

- Ở hai dòng thơ đầu, hình ảnh “con chim chiền chiện” vụt thoáng qua nhưng trong không gian vẫn còn đọng lại trong tiếng chim cùng với tiếng gọi thiết tha của nhà thơ: Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời. Vừa là tiếng gọi như một câu hỏi nhưng cũng bộc lộ niềm tin hân hoa của nhà thơ. Hình ảnh con chim chiền chiện bay lượn trên bầu trời xuân với tiếng hót ngân vang, cũng là dòng cảm xúc dâng trào vừa trong trẻo vừa sôi nổi, thiết tha trong tâm hồn nhà thơ.

- Ở hai câu thơ sau, tiếng chim vô hình nhưng lại như đọng lại trong không gian thành những giọt thanh âm “long lanh” lấp lánh như giọt sương, giọt mưa xuân. Nhà thơ trân trọng đưa tay ra đón nhận từng giọt thanh âm trong trẻo của tiếng chim mùa xuân.

3.3 Câu 3 trang 92 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức:

Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?

Lời giải chi tiết:

Khi nói về mùa xuân của đất nước, tác giả lại nhắc tới hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì “người cầm súng” đại diện cho những người chiến sĩ bảo vệ đất nước, và "người ra đồng" là đại diện cho những người đang sản xuất, lao động miệt mài nơi hậu phương để đất nước ngày một phát triển. Đây là những khía cạnh thiết yếu đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, nhân dân yên bình và ấm no là một trong những nhiệm vụ cốt yếu của cả dân tộc. Xây dựng và bảo vệ đất nước là hai nhiệm vụ song song không thể tách rời, họ đem mùa xuân đến khắp các nẻo đường trên đất nước. Chính vì lẽ đó mà hai hình ảnh này được tác giả đề cập song hành cùng nhau khi nói về mùa xuân của đất nước.

3.4 Câu 4 trang 92 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức:

Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Lời giải chi tiết:

- Cách gieo vần của khổ thơ trên: gieo vần liền (lao – sao).

- Cách ngắt nhịp: 2/3, 3/2

Đất nước/ bốn ngàn năm

Cứ đi lên/phía trước

3.5 Câu 5 trang 92 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức:

Theo em, vì sao tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”? Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?

Lời giải chi tiết:

- Đây là những hình ảnh bình dị, nhỏ bé, khiêm nhường của thiên nhiên, của cuộc sống, chúng mang lại niềm vui và truyền khát vọng sống cho tác giả.

- Tác giả khát khao cống hiến cho đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Dù đang khó khăn nhưng ông vẫn muốn cống hiến phần tốt đẹp – dù là nhỏ bé – của mình cho cuộc đời, cho mùa xuân của đất nước. Liên hệ với hoàn cảnh ra đời là một tháng trước khi nhà thơ qua đời – ta sẽ càng cảm nhận một cách thấm thía và sâu sắc ước nguyện mãnh liệt, cháy bỏng ấy. Khi tác giả đang chống chọi với tử thần trên giường bệnh mà ông hoàn toàn không sợ cái chết, không nghĩ cho bản thân mà chỉ nghĩ cho đất nước và khao khát muốn được cống hiến cho đất nước. 

3.6 Câu 6 trang 92 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức:

Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta”. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết:

Tôi: biểu hiện một cái “tôi” cụ thể, cái tôi riêng của nhà thơ; ta: tác giả đã hoà chung niềm khát khao với nhiều người, với số đông. Việc chuyển đổi đại từ nhân xưng này nhấn mạnh sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung. Cái “tôi” của tác giả đã đại diện nói thay cho nhiều cái “tôi” khác và trở thành cái “ta”. Cái “tôi” riêng hòa vào cái “ta” chung và trong cái “ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng.

3.7 Câu 7 trang 92 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức:

Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một tên gọi độc đáo và đầy sáng của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời gian trừu tượng nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, có kích thước, hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn. 

- Đối với em, “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo về một khát vọng, một lẽ sống và cống hiến cao đẹp. Mỗi người chúng ta hãy là một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì đẹp đẽ, tinh tuý của mình, dẫu chỉ là điều nhỏ bé để góp phần vào tô điểm cho mùa xuân đất nước.

4. Kết nối đọc viết trang 92 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức:

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Đoạn văn tham khảo

“Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cống hiến và lẽ sống cao đẹp của Thanh Hải, nổi bật với đoạn thơ:

                         "Một mùa xuân nho nhỏ

                          Lặng lẽ dâng cho đời

                          Dù là tuổi hai mươi

                          Dù là khi tóc bạc" 

Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" cùng với sự dâng hiến "lặng lẽ" khiến ta hình dung về sự cống hiến một cách âm thầm trong suốt cuộc đời. Tuổi trẻ - Mùa xuân của tác giả chỉ là một phần nhỏ bé trong mùa xuân lớn của cả dân tộc. Thanh Hải biết vậy và ông cũng tự nhận cống hiến của mình chỉ như một nốt trầm trong bản hòa ca hùng tráng bất tận của cuộc đời. Điệp từ "Dù là" cùng với hai hình ảnh ẩn dụ mà đối lập nhau "hai mươi", "tóc bạc" khiến hai câu thơ vang lên mạnh mẽ, dứt khoát như một lời thề. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi tác giả đang phải gồng mình chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo ta mới thấy hết được tinh thần và khát vọng cống hiến cao đẹp của một con người có trái tim nhân hậu như Thanh Hải. Khổ thơ đã khiến ta càng thêm trân trọng và yêu mến tấm lòng của Thanh Hải, của người con xứ Huế mộng mơ.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ Ngữ Văn 7 kết nối tri thức. Tác phẩm đã khơi gợi trong các bạn học sinh về tinh thần xây dựng, cống hiến cho quê hương, đất nước. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990