img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nhớ đồng| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 17:30 22/04/2024 13,015 Tag Lớp 8

Soạn bài Nhớ đồng| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo không chỉ phân tích từng chi tiết trong tác phẩm Nhớ đồng mà còn gợi cho người đọc những cảm xúc thiêng liêng về cảnh vật của đất nước.

Soạn bài Nhớ đồng| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Nhớ đồng: Chuẩn bị đọc 

Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?

Em đã có ấn tượng sâu đậm với vẻ đẹp hữu tình mà thơ mộng của vùng đất Tây Bắc. Thêm vào đó là sự thân thiện, nhiệt tình mà hiếu khách của con người chân chất tại vùng đất này.

2. Soạn bài Nhớ đồng: Trải nghiệm cùng văn bản

2.1 Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Em dựa vào đâu em xác định như vậy?

Tác giả đã sử dụng rất nhiều điệp từ “đâu” để nhắc đến những hình ảnh gần gũi thân quen nơi quê hương. Tại khổ thơ này chính là tiếng lòng của tác giả tha thiết nhớ cuộc sống tự do, nhớ đất nước yên bình thân thương.

2.2 Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?

Việc lặp lại hai dòng thơ giúp tăng tính biểu cảm, thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả mà không hề làm đứt đoạn mạch cảm xúc bài thơ.

3. Soạn bài Nhớ đồng: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

  • Tác phẩm được viết theo thể thơ bảy chữ.

  • Trong khổ thơ thứ hai tác giả đã sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 kèm theo cách gieo vần “ui” ở các từ mùi, vui, bùi.

3.2 Câu 2 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.

Những câu thơ, từ ngữ được lặp đi lặp lại trong toàn bài thơ có thể kể đến:

Câu thơ

  • “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

 Hiu quanh bên trong một tiếng hò”

  • Tác dụng: Việc lặp lại hai lần câu thơ đã thể hiện được sự nhớ thương da diết cùng với sự cô đơn từ tận đáy lòng tác giả. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng để miêu tả nỗi nhớ thương đó.

Điệp từ 

  • Từ “đâu” được lặp lại đến 11 lần.

  • Tác dụng: Tạo nên sự ám ảnh cho người đọc, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương mong ngóng những hình ảnh và kỷ niệm quê hương. Ngoài ra còn là tác dụng khắc họa sự cô đơn tù túng của người tù.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

3.3 Câu 3 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

  • Có thể chia bố cục bài thơ thành ba phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “rất thiệt thà” - Thể hiện nỗi nhớ không nguôi của nhà thơ với cuộc sống tự do bên ngoài ngục tù.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “bát ngát trời” - Hồi tưởng lại khoảng thời gian vui vẻ khi mình chưa bị giam trong tù.

  • Phần 3: Còn lại - Một lần nữa tác giả trở lại với hiện thực.

3.4 Câu 4 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo 

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

  • Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là về nỗi nhớ quê hương tha thiết.

  • Có thể xác định được chủ đề của bài thơ dựa vào những tiếng hò xuất hiện trong bài. Tiếng hò được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo nên cảm giác hiu quạnh của nhân vật trữ tình.

3.5 Câu 5 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

Chủ đề của bài thơ là những lý lẽ, lý tưởng và tình cảm của người chiến sĩ chính trị 

3.6 Câu 6 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

Theo em, qua bài thơ tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc phải luôn yêu thương, bảo vệ những cảnh vật xung quanh mình. Chúng ta còn cần yêu quê hương đất nước, biết ơn những anh hùng đã hy sinh thân mình bảo vệ từng khoảng lãnh thổ.

3.7 Câu 7 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài thơ Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

Những hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng đã giúp người đọc thấy rõ hơn cảnh sắc nơi đây. Đó là hình ảnh thân thương giản dị, là chốn thôn quê yên ả thanh bình. Ở nơi đó con người chính là chủ thể giữa thiên nhiên. Họ là những người yêu cuộc sống, chăm chỉ lao động, luôn hướng đến cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Những hình ảnh này có tác dụng giúp người đọc hiểu rõ hơn nội dung bài thơ. Qua đó còn hiểu được tâm tư tình cảm của tác giả Tố Hữu.

Hy vọng qua Soạn bài Nhớ đồng VUIHOC đã giúp các em hiểu thêm về tác phẩm. Ngoài ra các em càng thêm yêu quê hương mình và hiểu được trách nhiệm của bản thân với đất nước.

>> Mời bạn tham khảo thêm: Trong lời mẹ hát

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990