img

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương| Văn 6 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 16:51 09/12/2024 Tag Lớp 6

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương| Văn 6 Chân trời sáng tạo. Bài soạn này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bốn bài ca dao dân gian cũng như giá trị mà những tác phẩm này mang lại cho các thế hệ sau này.

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương| Văn 6 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương: Chuẩn bị đọc
2. Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương: Trải nghiệm cùng văn bản
3. Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương: Suy ngẫm và phản hồi
3.1 Câu 1 trang 63 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
3.2 Câu 2 trang 63 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
3.3 Câu 3 trang 63 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
3.4 Câu 4 trang 63 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
3.5 Câu 5 trang 63 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
3.6 Câu 6 trang 64 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
3.7 Câu 7 trang 64 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo
3.8 Câu 8 trang 64 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo

1. Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương: Chuẩn bị đọc 

Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến điều gì?

Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” đã khiến em lập tức nghĩ đến những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tươi đẹp, đến những danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước ta. Những cảnh đẹp đó đến từ những bãi biển rộng lớn hay đến cả những cánh đồng lúa mênh mông, những dòng sông thác chảy hùng vĩ, những hang động hoang sơ thăm thẳm,...

2. Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương: Trải nghiệm cùng văn bản

Qua câu ca dao này, hình ảnh thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?

Qua câu ca dao “Phồn hoa thứ nhất Long Thành/ Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” người đọc có thể nhìn thấy được hình ảnh thành Thăng Long đông đúc, tấp nập. Ở nơi thủ đô nhộn nhịp này có rất nhiều cửa hàng lớn, đa dạng sản phẩm, tấp nập người mua kẻ bán luôn rộn ràng và náo nhiệt. Em còn có thể liên tưởng đến những cửa hàng được sắp xếp cẩn thận và hợp lý như trên một bàn cờ lớn.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo

3. Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương: Suy ngẫm và phản hồi 

3.1 Câu 1 trang 63 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo

Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao 1 có điểm gì đặc biệt? Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành?

- Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao 1 đặc biệt ở cách liệt kê đầy đủ ba mươi sáu phố phường tại thủ đô.

- Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc tác giả về mảnh đất thiêng liêng Long Thành này. Những cụm từ đó đã khắc hoạ được vẻ đẹp trù phú, sự giàu có, đông đúc và nhộn nhịp tại nơi thủ đô Thăng Long. Qua đó khiến cho người đọc luôn có cảm giác thích thú, say mê và luôn nhớ mãi mảnh đất xinh đẹp này.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

3.2 Câu 2 trang 63 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo

Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?

- Bài ca dao 2 đã giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước mình, qua đó thấy được truyền thống yêu nước của ông cha ta. Qua ba chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng cùng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thể hiện được tinh thần đấu tranh bảo vệ dân tộc.

- Qua bài ca dao, ta có thể thấy được sự tự hào về quê hương đất nước cũng như lịch sử dân tộc mình của tác giả. 

3.3 Câu 3 trang 63 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo

Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3? Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

- Bài ca dao thứ ba đã thể hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên Bình Định (núi Vọng Phu, đầm Thị Nại, cù lao Xanh). Còn là vẻ đẹp của lịch sử đấu tranh anh hùng bảo vệ đất nước của người dân nơi đây (các chiến công của nghĩa quân Tây Sơn đã gắn với đầm Thị Nại) và cả sự thuỷ chung ân tình của người phụ nữ tại vùng đất này (hòn Vọng Phu).

- Phép điệp từ “có” trong câu  “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.” đã nhấn mạnh nét đẹp đặc trưng của vùng đất Bình Định. Qua đó đã làm thể hiện được sự tự hào của mỗi người dân nơi đây về mảnh đất quê hương mình.

3.4 Câu 4 trang 63 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo

Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3.

Đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3:

- Hình thức thơ: Bao gồm bốn dòng thơ với hai câu có sáu tiếng và hai câu có tám tiếng. Cứ một câu sáu kết thúc sẽ đến một câu tám và lặp lại đến hết bài.

- Các gieo vần cố định về mặt hình thức khi tiếng thứ sáu của câu sáu hiệp vần với tiếng thứ sáu trong câu tám. Tiếp đến tiếng thứ tám của câu tám sẽ hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng thơ tiếp theo.

- Nhịp thơ linh hoạt: dòng 1 sử dụng nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2 và dòng 4 dùng nhịp 4/4.

3.5 Câu 5 trang 63 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo

Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vùng Tháp Mười? Từ đó, cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất này.

- Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện được sự trù phú mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng Tháp Mười.

- Qua những hình ảnh đó ta có thể thấy được sự tự hào của tác giả với sự giàu có của thiên nhiên Đồng Tháp Mười. Tác giả vừa yêu quý, vừa tự hào lại luôn có cảm giác biết ơn với những điều mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất và con người tại nơi đây.

3.6 Câu 6 trang 64 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo

Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên? Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước? Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?

- Qua bốn bài ca dao trên, những vẻ đẹp của quê hương đã thể hiện xuyên suốt. Đó chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, của truyền thống đấu tranh và văn hoá của vùng đất này.

- Qua đó ta thấy được sự tự hào và tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

- Em có thể nhận định được điều đó qua chính những hình ảnh, từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong từng bài ca dao kết hợp với giọng điệu thơ mà tác giả dân gian đã thể hiện.

3.7 Câu 7 trang 64 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo

Điền vào bảng sau (làm vào vở) ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy:

Bài ca dao Từ ngữ, hình ảnh độc đáo Giải thích
1 “Phồn hoa thứ nhất Long Thành” 
“Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”
Hai câu thơ đã gợi lên được hình ảnh kinh thành Thăng Long luôn đông đúc, nhộn nhịp cả về con người, đường xá lẫn cảnh vật.
2 “Sâu nhất là sông Bạch Đằng”
“Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan”
Hai câu thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của đất nước ta. Qua đó còn nói lên được sự dũng cảm bảo vệ đất nước của ông cha ta và sự tự hào của người dân Việt Nam với đất nước mình.
3 “Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh" Qua điệp từ “có” mà người đọc có thể thấy được sự tự hào không chỉ về cảnh vật thiên nhiên mà còn vì mỗi cảnh vật lại gắn thêm một sự kiện lịch sử hay có một ý nghĩa nào đó.
4 “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” Vùng đất nơi đây đã được thiên nhiên ưu ái và ban tặng cho rất nhiều sản vật tự nhiên, giúp cho người dân nơi đây có thể thoải mái sinh sống và có sự giàu có nhất định cả về thiên nhiên lẫn tài sản.

3.8 Câu 8 trang 64 sgk văn 6/1 Chân trời sáng tạo

Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?

- Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài ca dao số một.

- Bởi vì qua bài ca dao, em đã thấy được vẻ đẹp của nơi thủ đô phồn hoa với bao cảnh đẹp của phố phường Hà Nội xưa. Đây chính là niềm tự hào khó tả về mảnh đất nơi kinh thành, là nơi hội tụ biết bao tinh hoa của đất nước. 

- Qua bài thơ, em đã biết được hết tên của 36 phố phường của nơi kinh thành Thăng Long xưa, đây là nơi có vẻ đẹp tráng lệ và cũng là nơi trọng điểm của cả đất nước.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương Văn 6 Chân trời sáng tạo. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
0 | 0 đánh giá
Hotline: 0987810990