Soạn bài: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất| SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 7 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!
1. Soạn bài: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất: Phần chuẩn bị
Theo em, để có thể trồng trọt, chăn nuôi một cách hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?
Câu trả lời chi tiết:
Theo em, để có thể trồng trọt, chăn nuôi một cách hiệu quả, người lao động sẽ thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố là:
- Đất đai màu mỡ: đất đai màu mỡ thường là yếu tố quan trọng nhất giúp cây trồng phát triển. Một mảnh đất tốt sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng và điều kiện cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng.
- Nguồn nước dồi dào: Nước là yếu tố không thể thiếu cho cây trồng và vật nuôi. Những vùng đất có hệ thống tưới tiêu tốt, hợp lý, gần sông suối, ao hồ thường có năng suất nông nghiệp cao hơn.
- Giống cây trồng tốt: Chọn giống cây trồng và vật nuôi tốt sẽ giúp người nông dân đạt được năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Vì vậy, việc chọn giống tốt chính là một trong những cách để có thể giúp người dân tăng hiệu quả sản xuất.
- Kỹ thuật chăm sóc: Kỹ thuật chăm sóc cây trồng và vật nuôi cũng là một trong những yếu tố quan trọng khác, luôn luôn song hành cùng những yếu tố quan trọng kia. Bởi vậy, ta có thể thấy rằng ở những người nông dân chăm chỉ, kiên nhẫn, biết cách áp dụng các kỹ thuật mới vào lao động sản xuất thì họ thường thu hoạch được mùa màng bội thu.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh cũng là một yếu tố không thể thiếu. Người nông dân cần biết cách bảo vệ cây trồng và vật nuôi khỏi các loại sâu bệnh để đảm bảo sản lượng và chất lượng.
- Thời tiết thuận lợi: Thời tiết luôn là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quá trình canh tác nông nghiệp. Những năm có thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa là những năm mùa màng bội thu, còn những năm thiên tai liên tục thì người nông dân gặp vô vàn những khó khăn trong quá trình canh tác, trồng trọt.
- Tinh thần cần cù, chịu khó: Cùng với đó tinh thần cần cù, chịu khó của người lao động cũng là một yếu tố quan trọng. Những người nông dân chăm chỉ, kiên nhẫn, và yêu lao động họ thường đạt được rất nhiều những thành quả tốt đẹp.
- Kiến thức và kinh nghiệm: Người nông dân cần có kiến thức và kinh nghiệm trong việc trồng trọt và chăn nuôi. Việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng vô cùng quan trọng, bởi nó có thể áp dụng trong mọi vấn đề.
⇒ Những yếu tố trên không chỉ giúp nâng cao hiệu quả trồng trọt và chăn nuôi mà còn phản ánh sự gắn bó mật thiết giữa con người và thiên nhiên, giữa người lao động và đất đai trong các tác phẩm văn học.
2. Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất: Phần trải nghiệm cùng văn bản
“Hoa đất” trong câu 5 có thể được hiểu như thế nào?
Câu trả lời chi tiết:
“Hoa đất” trong câu 5 được hiểu: “Hoa đất” được hiểu như là sự phát triển mạnh mẽ, nảy nở của cây trồng nhờ điều kiện mưa thuận lợi vào tháng ba. Nó biểu trưng cho một mùa màng tốt đẹp, năng suất cao, đất đai màu mỡ và đầy sức sống.
>> Xem thêm: Soạn văn 7 chân trời sáng tạo
3. Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất: Phần suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính của văn bản
Những câu tục ngữ về lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong lao động sản xuất từ xưa đến nay. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân ta đúc kết lên nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít những kinh nghiệm được nhân dân ta tổng kết lại chủ yếu dựa vào những quan sát chủ quan của mỗi cá nhân.
3.1 Câu 1 Trang 32 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Hãy chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện ở trong những câu trên.
Câu trả lời chi tiết:
Các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện ở trong những câu trên là:
- Nội dung: Thể hiện những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều đời của nhân dân ta về lĩnh vực lao động sản xuất.
- Hình thức diễn đạt:
+ Câu từ ngắn gọn, hàm súc, cô đọng.
+ Có nhịp điệu, hình ảnh tượng trưng
+ Có hiệp vần trong các câu với nhau.
+ Mang tính đa nghĩa, được hiểu theo nhiều ý khác nhau.
3.2 Câu 2 Trang 32 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5.
Câu trả lời chi tiết:
|
|
|
|
1 | 4 | 1 | 1 |
2 | 8 | 1 | 2 |
3 | 8 | 1 | 2 |
4 | 6 | 1 | 2 |
5 | 10 | 1 | 2 |
3.3 Câu 3 Trang 32 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.
Câu trả lời chi tiết:
Câu |
Cặp vần |
Loại vần |
2 |
Lụa – lúa |
Vần sát |
3 |
Lâu – sâu |
Vần cách |
4 |
Lạ - mạ |
Vần sát |
5 |
Tư – hư |
Vần sát |
6 |
Bờ - cờ |
Vần cách |
⇒ Tác dụng: Để các câu tục ngữ trở nên dễ nhớ và dễ đọc, chúng cần có vần điệu, nhịp nhàng, và hòa hợp về âm thanh. Điều này tạo ra cảm giác liền mạch, hợp lý, và dễ dàng truyền đạt ý nghĩa một cách hiệu quả hơn khi chúng ta đọc lên.
Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.
3.4 Câu 4 Trang 32 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và 6 có gì điểm gì khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5?
Câu trả lời chi tiết:
Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và 6 có điểm khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5 là:
Số lượng chữ được viết ở câu tục ngữ số 1 rất ít, chỉ bao gồm bốn chữ còn ở câu tục ngữ số 6 được viết dưới dạng câu lục bát, số lượng từ được viết nhiều hơn so với những câu còn lại.
3.5 Câu 5 Trang 32 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Dựa vào các từ ngữ như “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian đã mong muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này
Câu trả lời chi tiết:
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm thông qua câu tục ngữ trên đó là: Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ này, tháng 3 bình thường trời sẽ rất khô hạn, hoa màu rất cần nước để phát triển nên những cơn mưa vào thời điểm này rất có ích cho hoa màu. Những cơn mưa tháng 3 giúp cây trồng nảy nở, phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến tháng 4, cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước hơn. Những cơn mưa lớn vào tháng 4 có thể làm đất bị ngập úng, gây hại cho cây trồng, khiến cây dễ bị hư hại. Như vậy, theo quan niệm dân gian, mưa tháng 3 tốt cho mùa màng vì giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, còn mưa tháng 4 thì ngược lại, làm hư đất và cây trồng. Kinh nghiệm này thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về quy luật tự nhiên và cách ứng phó để bảo vệ mùa màng.
3.6 Câu 6 Trang 32 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Xác định biện pháp tu từ thường được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.
Câu trả lời chi tiết:
- Biện pháp tu từ Nhân hóa: “nép”, “phất cờ”
- Tác dụng của biện pháp tu từ: Nhân hóa sự vật "lúa chiêm" khiến nó có những hành động, cử chỉ giống con người, làm cho câu thơ và hình ảnh thơ trở nên gần gũi, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Qua việc nhân hóa, "lúa chiêm" như có hồn, biết đợi mưa tháng ba để phát triển, như con người chờ đợi điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Mưa tháng ba hoa đất" và "Mưa tháng tư hư đất" không chỉ đúc kết kinh nghiệm trồng trọt mà còn làm cho sự vật trở nên thân thuộc, gần gũi với con người hơn. Mưa tháng ba được ví như món quà quý giá cho lúa chiêm, giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, nảy nở. Trong khi đó, mưa tháng tư lại giống như vị khách không mời, làm hư hại đất đai và cây trồng. Qua việc nhân hóa, sự vật trở nên sống động, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên, giúp chúng ta cảm nhận được sự tương tác hài hòa và ý nghĩa của từng thời điểm trong năm đối với nông nghiệp.
3.7 Câu 7 Trang 32 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Các câu tục ngữ trên cùng đã nói về nội dung gì? Nêu lên ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.
Câu trả lời chi tiết:
Các câu tục ngữ cùng đã nói về nội dung: những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất. Các câu tục ngữ trên có ý nghĩa trong việc áp dụng những kinh nghiệm từ trước đối với lao động sản xuất:
- Giải thích các hiện tượng và dự báo về những kinh nghiệm, bài học quý báu của cha ông ta trong quá trình lao động sản xuất. Từ đó, người nông dân có thể dựa vào những kinh nghiệm đó làm việc hiệu quả tạo nên sản phẩm chất lượng, mang đến nguồn kinh tế ổn định cho gia đình.
- Giúp cho người nông dân hiểu rõ thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác áp dụng trong lao động sản xuất
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 7 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
- Ôn tập trang 26
- Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống