img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Quê hương| Văn 7 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:18 02/05/2024 3,967 Tag Lớp 7

Bài thơ “Quê hương” chính là kỉ niệm sâu đậm về thời niên thiếu của tác giả Tế Hanh với miền quê chài lưới của mình. Bài thơ được viết bằng tất cả tấm lòng thương yêu thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu thương những con người lao động cần cù. Cùng VUIHOC tham khảo bài viết này ngay để soạn bài dễ dàng hơn nhé!

Soạn bài Quê hương| Văn 7 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Quê hương: Tìm hiểu chung 

1.1 Tác giả Tế Hanh

a. Tiểu sử

Trần Tế Hanh (sinh năm 1921, mất năm 2009), thường gọi là Tế Hanh, là một nghệ sĩ thơ ca vô cùng nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam vào thời tiền chiến. Nguyên quán là từ một làng chài ven biển tại tỉnh Quảng Ngãi, quê hương này đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận không thể thiếu được trong cuộc đời và những sáng tác của ông.

Sinh vào ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, thuộc phủ Bình Sơn, nay thuộc về xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Tế Hanh là một người con trai của Trần Tất Tố, một người làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có đến bốn người anh em, trong đó người em út chính là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.

Tế Hanh bắt đầu theo học tại các trường làng và trường huyện lúc còn nhỏ. Từ khi 15 tuổi, ông đã chuyển tới học tại trường Khải Định, còn được biết tới với tên gọi Quốc Học Huế. Khi còn nhỏ, ông đã thể hiện sự đam mê với thơ ca sau đó được thi sĩ Huy Cận khám phá và hướng dẫn, từ đó Tế Hanh cũng bắt đầu sáng tác thơ. Vào năm 1938, khi mới 17 tuổi, ông đã viết bài thơ đầu tiên có tựa đề "Những ngày nghỉ học."

Sau đó, ông tiếp tục sáng tác rồi thu thập nhiều bài thơ thành tập thơ "Nghẹn ngào." Tập thơ ấy đã nhận được giải khuyến khích từ Tự Lực Văn Đoàn năm 1939. Năm 1941, các bài thơ của Tế Hanh bao gồm "Quê hương," "Vu vơ”, "Lời con đường quê” và "Ao ước" đã được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu ở trong cuốn sách "Thi nhân Việt Nam," được xuất bản năm 1942.

Trong tháng 8 năm 1945, Tế Hanh đã tham gia vào phong trào Việt Minh và có những đóng góp cho công tác văn hóa và giáo dục ở Huế và Đà Nẵng. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông được bổ nhiệm lên làm Ủy viên Giáo dục trong Ủy ban Lâm thời của thành phố Đà Nẵng.

Từ năm 1949 tới năm 1954, Tế Hanh hoạt động ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V. Sau Hiệp định Genève vào năm 1954, ông chuyển tới Bắc Việt Nam và tham gia vào công tác Hội Văn nghệ.

Năm 1957, ông tham gia vào việc thành lập nên Hội nhà văn Việt Nam và cũng tham gia vào Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội. Ông cũng nắm chức vụ Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của Hội nhiều năm.

Vào những năm 80, Tế Hanh đã phải đối mặt với bệnh mắt và thị lực của ông cũng dần suy giảm. Từ đó, ông phải trải qua những tháng ngày nằm liệt giường và chiến đấu không ngừng nghỉ với căn bệnh xuất huyết não. Ông ra đi vào hồi 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 ở Hà Nội, để lại một dấu ấn rất sâu sắc trong văn học và nghệ thuật Việt Nam.


 

b. Phong cách sáng tác

Tế Hanh, được biết tới như một nhà thơ tráng thổ cùng với tình cảm sâu sắc đối với quê hương, luôn tạo ra được những sáng tác gần gũi và chân thật. Ông nổi tiếng là một trong những nhà thơ rất thành công trong cả phong trào Thơ Mới lẫn sau Cách mạng Tháng Tám, với những bài thơ giàu xúc cảm về tình yêu quê hương và yêu đất nước.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, xuất hiện nhiều tác phẩm truyện ngắn và bài thơ được viết ra nhằm ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Tế Hanh là một trong những tên tuổi rất nổi bật trong phong trào ấy. Mặc dù là nhà thơ người miền Nam và tập kết ở miền Bắc, nhưng trong trái tim của ông luôn chứa đựng một nỗi nhớ sâu đậm đối với quê hương. Nếu nói về thơ viết về chủ đề quê hương, thì không thể không nhắc tới các bài thơ của Tế Hanh, được đánh giá rất cao về mặt tinh thần và nghệ thuật.

Trong sự nghiệp sáng tác thơ của ông, một trong số những thành công đáng kể nhất là bài thơ "Quê hương," được viết vào năm 1939 khi Tế Hanh đang theo học tại Huế. Lúc đó, trong lòng ông chứa đựng rất nhiều tình cảm đối với quê hương. Bài thơ này kỷ niệm một thời niên thiếu vô cùng đáng nhớ và cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm sau này của ông. Bằng cách sử dụng một vài nét chữ rất cơ bản, Tế Hanh đã thành công trong việc vẽ ra một bức tranh sống động về một làng quê ven biển cùng với những người dân lao động. Với ngôn từ đậm đà cùng với giai điệu sinh động, ông đã khắc họa về một cảnh vật quê hương rất đỗi thân thuộc một cách xuất sắc.

1.2 Tác phẩm Quê hương 

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết vào năm 1939, khi Tế Hanh đang theo học tại Huế và trong lòng ông chứa đựng một nỗi nhớ sâu đậm đối với quê hương của mình, một làng chài ven biển mà ông vô cùng yêu thương. Bài thơ được xuất bản ban đầu ở trong tập thơ "Nghẹn Ngào" vào năm 1939, và sau đó được tái bản ở trong tập thơ "Hoa Niên" vào năm 1945.

b. Cấu trúc và bố cục

- Hai câu đầu tiên mở đầu bài thơ với sự giới thiệu tổng quan nhất về cảnh quê hương.

- Sáu câu tiếp theo mô tả về hình ảnh của người dân chài đi ra khơi đánh bắt cá.

- Tám câu tiếp theo miêu tả về cảnh thuyền cá đang quay trở về bến.

- Bốn câu cuối cùng thể hiện về tâm trạng của người viết, nói về nỗi nhớ thương quê hương và làng chài.

c. Giá trị nội dung và nghệ thuật

* Tóm tắt nội dung

Bài thơ đã tạo nên một bức tranh vô cùng tươi sáng và sống động về một làng quê nằm ở bên bờ biển. Trong bức tranh ấy, những hình ảnh mạnh mẽ về cuộc sống cùng với công việc của người dân chài được vẽ ra một cách rõ ràng và sinh động. Bài thơ thể hiện được sự tận tâm và mối quan tâm sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương cùng với cuộc sống của những người dân làng chài.

* Phân tích nghệ thuật

- Ngôn ngữ trong bài thơ tuy đơn giản nhưng mang tính chất gợi cảm và sức sống mạnh mẽ. Sự khỏe khoắn và hào hùng của ngôn từ đã thể hiện sự tôn vinh cùng với tình yêu thương đối với quê hương.

- Hình ảnh ở trong bài thơ được tạo dựng vô cùng phong phú và truyền đạt được ý nghĩa sâu sắc. Những hình ảnh về người dân chài cùng với công việc đánh bắt cá đã được miêu tả một cách ví von và hết sức sinh động.

- Bài thơ đã sử dụng đến nhiều phép tu từ một cách khéo léo, giúp tạo được hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt và làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho bài thơ.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức

2. Soạn bài Quê hương: Trả lời câu hỏi cuối bài 

2.1 Câu 1 trang 74 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

- Những chi tiết có thể giúp cho em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển đó là:

+ Làng tôi ở làm nghề chài lưới: nước bao vây cách biển nửa ngày sông

+ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

+ Ồn ào trên bến đỗ/ dân làng đón ghe về…

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

 

2.2 Câu 2 trang 74 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Một số biện pháp tu từ đã được tác giả sử dụng nhằm miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi:

+ So sánh: chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã/ cánh buồm giương to như mảnh hồn làng => Sự mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi được ví như con tuấn mã, thể hiện về niềm vui và phấn khởi của những con người làng chài. Khí thế băng đến vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống vô cùng tràn trề và đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng và vượt lên gió.

+ Nhân hóa và hoán dụ: Rướn thân trắng bao la thu góp gió => cánh buồm được nhân hóa để mang những đặc điểm của con người như rướn và thu góp. Biện pháp hoán dụ lấy dấu hiệu về sự vật “thân trắng” để nhận biết về sự vật “cánh buồm”=> sự mạnh mẽ khi vượt biển khơi của con thuyền, cánh buồm hay cũng chính là tâm thế của con người khi ra khơi: phấn khởi mạnh mẽ.

2.3 Câu 3 trang 74 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

- Câu thơ đầu tiên làm người đọc ấn tượng với làn da ngăm rám nắng. Đó chính là bút pháp tả thực, những người dân hằng ngày phơi nắng phơi gió ngoài biển khơi cho nên có một làn da khỏe mạnh, không thể lẫn vào đâu được. 

- Câu thơ thứ hai được tả theo bút pháp lãng mạn về thân hình nồng thở vị xa xăm. Thân hình vạm vỡ của người dân làng chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng vị mặn của muối trên đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi về cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Trong câu thơ ấy tác giả đã sử dụng đến biện pháp ẩn dụ thể hiện cảm nhận bằng xúc giác (đó là vị), cái vốn chỉ được cảm nhận được bằng thị giác (thân hình).

- Câu thơ ba và bốn miêu tả về con thuyền đang nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật vô cùng độc đáo, toát lên vẻ mặn mòi của biển cả, thấm đượm xúc cảm bâng khuâng thương nhớ của những người con xa quê hương. Trong câu thơ ấy tác giả tiếp tục sử dụng đến biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chất muối thấm dần để chúng ta cảm nhận được bằng thị giác và cảm giác nhưng ở đây nhà thơ có thể nghe được sự thấm tháp đó. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy được cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có hương vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang dần thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền cũng trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã biến thành một người bạn của ngư dân. 

2.4 Câu 4 trang 74 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Vẻ đẹp của con người và cuộc sống ở nơi làng chài:

- Cảnh đánh bắt cá ở trên biển:

+ Không gian và thời gian: vào 1 buổi sớm trời trong và gió nhẹ ⇒ điều kiện hết sức thuận lợi để ra khơi.

+ Hình ảnh về chiếc thuyền đánh cá: dũng mãnh vượt biển, thể hiện thông qua những động từ mạnh như “hăng”, “phăng” và “mạnh mẽ vượt” cùng với phép so sánh “như con tuấn mã”

+ Hình ảnh về cánh buồm giữa biển khơi: con thuyền như một linh hồn của người dân làng chài, nổi bật ở trên nền trời bao la rộng lớn bên ngoài biển khơi.

⇒ Khung cảnh tuyệt đẹp, trần đầy sức sống cùng sự tươi mới, hứa hẹn một ngày nào đó ra khơi thắng lợi.

- Cảnh con thuyền khi trở về:

+ Người dân: tấp nập và hớn hở với thành quả của 1 ngày đánh bắt

+ Hình ảnh của người dân chài: làn da “ngăm rám nắng” cùng với thân hình “nồng thở vị xa xăm” ⇒ khỏe mạnh, đậm chất miền biển cũng đầy lãng mạn với “vị xa xăm” – vị của biển khơi, vị của muối và của gió biển – đặc trưng cho người dân làng chài.

+ Hình ảnh về con thuyền: động từ nhân hóa “mỏi”, “nghe”, “nằm”,… con thuyền bỗng nhiên biến thành một con người lao động, biết tự cảm nhận được thân thể của mình sau một ngày lao động hết sức mệt mỏi.

⇒ Bức tranh tươi sáng và hết sức sinh động về một làng quê miền biển cùng với hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống và tinh thần lao động của người dân làng chài.

2.5 Câu 5 trang 74 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Quê hương là một trong những kiệt tác của tác giả Tế Hanh, thông qua bài thơ tác giả đã thể hiện về nỗi nhớ quê rất tha thiết với một tình yêu thủy chung và gắn bó với nơi đã bao bọc mình. Nỗi nhớ quê hương vô cùng thiết tha của tác giả đã được bộc lộ rõ nét thông qua màu xanh của nước biển, màu bạc của cá và màu trắng của cánh buồm, con thuyền được ví như những con tuấn mã mạnh mẽ ra khơi… Đó chính là tất cả những gì thuộc về làng quê ven biển, từ những đường nét đến màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng. Phải là người gắn bó rất sâu nặng, yêu quê hương tha thiết thì mới có được những cảm nhận chính xác đến thế. Không chỉ nhìn nhận được bằng mắt mà chất quê hương còn được cảm nhận thông qua vị giác “mùi nồng mặn”, đó chính là mùi của biển khơi, cá tôm và mùi của con người, một hương vị rất đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán ở cuối bài như một lời nói thốt ra từ sâu trong trái tim của người con xa quê cùng với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã sinh ra và bao bọc cho mình “tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài Quê hương Văn 7 kết nối tri thức mà VUIHOC đã chuẩn bị kỹ lưỡng giúp các em tham khảo. Thông qua phần soạn bài, các em có thể nắm được những thông tin về tác giả Tế Hanh cùng với tác phẩm Quê hương và những chi tiết nổi bật cần biết trong bài.

Ngoài bài soạn phía trên, khi muốn biết cách soạn những bài khác khác có trong chương trình ngữ văn THCS nói riêng hoặc những bài soạn khác thuộc những môn học khác nói chung, các em hãy truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để đăng ký khoá học cũng như được giải đáp những thắc mắc về bài soạn thông qua các thầy cô giáo nhiệt huyết và tài giỏi của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990