Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Vui học sẽ hướng dẫn các em cách Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm cách chính xác khi sử dụng các trích dẫn trong tác phẩm văn học.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức
1. Câu 1 trang 100 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức
So sánh hai cách trích dẫn tài liệu trong từng trường hợp dưới đây và cho biết cách nào đúng quy định. Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.
Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)
Trong ví dụ a, cách 2 là cách trích dẫn tài liệu đúng vì đã nêu được rõ về cả tác giả cũng như xuất xứ của tài liệu tham khảo đó.
Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” (Nguyễn Bá Học).
(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)
Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Trong ví dụ b, cách 1 là cách nêu trích dẫn tài liệu đúng bởi đã ghi rõ được xuất xứ và tác giả của đoạn trích dẫn đó.
Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.
2. Câu 2 trang 101 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức
Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu?
a. Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ hiện ra “ở giữa dòng mà nói vọng vào: – [...] thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ảo ảnh chập chờn và mau chóng tan biến. Chia li là vĩnh viễn. Người chết chẳng thể nào sống lại: “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất".
(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người)
Dấu hiệu trong đoạn trích trên cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn: Có đầy đủ cả tác giả lẫn tên của tác phẩm chứa trích dẫn đó.
b. Sau này, tâm hồn thi sĩ, ngòi bút tài hoa của Hoàng Cầm cũng khiến ta chẳng thể nào quên nụ cười của những cô gái miền quê Kinh Bắc:
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng.
(Bên kia sông Đuống)
(Lê Quang Hưng, “Nắng mới” – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng)
Dấu hiệu trong đoạn trích trên cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn: Có tên của tác phẩm chứa trích dẫn đó và tác giả sáng tác ra tác phẩm đó.
c. Từ hơn nửa thế kỷ trước đây, Nguyễn Tuân đã sớm cảm thấy cái sức truyền cảm tuy kín đáo nhưng khó cưỡng lại ấy trong văn chương của Thạch Lam khi viết một câu văn đúng và đẹp lạ lùng: “Đọc “Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín." (Nguyễn Tuân, “Thạch Lam”, trích lại trong “Thạch Lam, văn và đời”).
(Đỗ Kim Hồi, Thạch Lam – Đôi điều cảm nhận)
Dấu hiệu trong đoạn trích trên cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn: Có đầy đủ cả tên tác giả lẫn tên của tác phẩm chứa hai trích dẫn đó.
Qua ba đoạn ví dụ, ta có thể rút ra bài học đó là khi phân tích những vấn đề cần nghị luận, nếu muốn sử dụng tài liệu tham khảo ta cần sử dụng đúng cách và ghi rõ đầy đủ thông tin cần thiết. Đây là cách tôn trọng tác giả của tài liệu cũng như chắc chắn rằng nó không biết thành lời văn của mình.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức
3. Câu 3 trang 101 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức
Trong tạo lập văn bản, việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp khác nhau như thế nào?
Việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp trong tạo lập văn bản sẽ khiến ra tình trạng đạo văn, vi phạm về bản quyền tác giả khi vô tình biến tài liệu đó thành giọng văn của mình.
Việc trích dẫn tài liệu một cách gián tiếp là cách biến tài liệu trích dẫn đó trở thành lời văn của chính mình hay là dùng cách hiểu của mình để thể hiện lại tài liệu đó nhưng vẫn phải đảm bảo có đầy đủ thông tin của tài liệu.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm trong việc hiểu thêm về các cách sử dụng các tài liệu tham khảo vừa hữu dụng vừa chính xác. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: