img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:14 09/05/2024 6,322 Tag Lớp 8

Sau khi được học lý thuyết, có lẽ các em vẫn khá mơ hồ về những kiến thức mình đã được học. Bởi vậy mà dưới đây VUIHOC sẽ hướng dẫn các em phần Thực hành tiếng Việt trang 16 sách Ngữ Văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Thông qua phần soạn bài, các em sẽ được ôn tập về kiến thức liên quan đến biệt ngữ xã hội.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 16 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

Chỉ ra các biệt ngữ xã hội ở trong những câu dưới đây và cho biết dựa vào đâu để em có thể khẳng định như vậy. Hãy giải thích ý nghĩa các biệt ngữ đó.

Phương pháp giải:

Đọc lại khái niệm về biệt ngữ xã hội để có thể xác định được biệt ngữ trong câu.

Lời giải chi tiết:

a. Từ "gà" là biệt ngữ xã hội vì theo như trong từ điển, từ gà chỉ là một loại gia cầm. Nhưng ở đây lại được đặt trong ngữ cảnh của một tổ chức đang tuyển những thí sinh → "gà" ở đây nhằm chỉ ra những học sinh đã được chọn luyện để đi thi đấu

b. Từ "tủ" ở đây chính là biệt ngữ xã hội vì theo như trong từ điển, tủ là vật dụng dùng để chứa đồ ở bên trong. Trong khi đang thi cử và ôn tập, tủ là để chỉ việc chỉ tập trung học một nội dung nào đó để thi theo sự may rủi, nếu trúng đề thì có thể làm bài tốt.

2. Câu 2 trang 16 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

Vì sao ở câu phía trên, người kể chuyện lại phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”? Theo em, tác giả sử dụng cụm từ ấy với mục đích gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ cụm từ ở trong ngoặc và dựa vào ngữ cảnh của câu văn để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Người kể chuyện đã phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn” là để cho người đọc có thể hiểu được chính xác hơn nội dung câu văn.

“Đánh một tiếng bạc lớn” có ý nghĩa là tạo ra một âm thanh rất to còn ở trong câu trên có nghĩa là cướp một đám rất to.

- Tác giả sử dụng cụm từ ấy nhằm mục đích miêu tả về cuộc sống và sinh hoạt của Cai Xanh. Nhờ sử dụng biệt ngữ ấy, bức tranh cuộc sống của Cai Xanh đã hiện ra rõ nét và chân thực.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 kết nối tri thức

3. Câu 3 trang 16 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

Nêu tác dụng của việc dùng biệt ngữ xã hội (được in đậm) trong những trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, khi gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần phải làm là gì?

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức trong phần đọc hiểu văn bản và định nghĩa về biệt ngữ để có thể trả lời.

Lời giải chi tiết:

+ “làm xe” có nghĩa là làm nghề kéo xe để chở người.

⇒ Tác dụng: Để miêu tả về cuộc sống của những người dân làm nghề kéo xe chở người. Nhờ biệt ngữ ấy, bức tranh cuộc sống cũng trở nên chân thực và sinh động hơn.

+ “chim mòng” có ý nghĩa là người chơi bạc, nhà đi săn có nghĩa là chủ sòng bạc, hai mươi viên đạn có nghĩa là hai mươi đồng bạc.

→ Tác dụng: Để lên án tệ nạn cờ bạc ở trong “Cạm bẫy người”. Nhờ biệt ngữ ấy, bức tranh cuộc sống cũng trở nên chân thực và sinh động hơn.

⇒ Việc sử dụng những biệt ngữ xã hội như vậy giúp cho người đọc có thể hiểu được một bối cảnh xã hội thu nhỏ của một nhóm người cụ thể nào đó như: lao động hay nông dân,... Và hình dung ra về cuộc sống của những con người đó diễn ra như thế nào. Qua đó, những trang văn cũng hiện lên một cách sinh động hơn, dễ lôi cuốn người đọc vào trong bối cảnh câu chuyện và những gì mà nhân vật đã trải qua.

Khi đọc những tác phẩm văn học mà bắt gặp những biệt ngữ xã hội thì việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là tìm hiểu ngữ cảnh ở trong bài để xác định xem biệt ngữ ấy thuộc vào lớp người nào và bối cảnh nào.

4. Câu 4 trang 17 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở trong những đoạn hội thoại dưới đây và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:

Phương pháp giải:

Đọc kỹ những đoạn hội thoại và xác định được biệt ngữ dựa vào nhân vật và ngữ cảnh.

Lời giải chi tiết:

a. Từ "lầy" chính là biệt ngữ xã hội. Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn khi nói với bạn bè một cách suồng sã, có thể sử dụng đến từ lầy với nghĩa lôi thôi, nhếch nhác hoặc chơi không đẹp. Nhưng khi nói với bố ở trong ngữ cảnh này, sử dụng biệt ngữ lầy là hoàn toàn không phù hợp.

b. Từ "hem" chính là biệt ngữ xã hội chỉ từ “không” theo như cách nói của lớp trẻ ngày nay. Tuy nhiên, ở trong trường hợp này, sử dụng biệt ngữ cũng không phù hợp, do người nói cần trả lời một cách nghiêm túc về câu hỏi của bạn, thể hiện được sự quan tâm đến trạng thái tâm lí của một người bạn.

⇒ Nhận xét: Các biệt ngữ trên được hình thành trên những quy ước riêng của giới trẻ, thường được sử dụng với phạm vi hẹp. Trong câu a khi sử dụng để giao tiếp với bố - người lớn nên chưa phù hợp. Trong câu b khi sử dụng để giao tiếp với bạn bè – có thể sử dụng được biệt ngữ.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 phía trên sẽ giúp các em ôn tập và luyện tập phần kiến thức liên quan đến các biệt ngữ xã hội. Ngoài bài soạn này, nếu các em cần tham khảo những bài soạn khác không chỉ trong chương trình ngữ văn mà kể cả những bài soạn khác thuộc các môn học khác nói chung, các em hãy nhanh tay truy cập vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được trực tiếp giảng dạy những dạng bài tập thường gặp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm:  Lá cờ thêu sáu chữ vàng

 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990