img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19| Văn 8 tập 2 cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:22 07/03/2024 912 Tag Lớp 8

Từ địa phương, từ toàn dân và biệt ngữ xã hội là những dạng từ ngữ rất được quan tâm trong văn nói và văn viết. Mỗi loại từ sẽ có tác dụng riêng và phù hợp với những hoàn cảnh nhất định. Hãy tham khảo phần soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 thuộc sách Ngữ Văn 8 tập 2 cánh diều dưới đây để biết thêm chi tiết.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19| Văn 8 tập 2 cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 sách Văn 8 tập 2 cánh diều

1. Câu 1 trang 19 SGK Văn 8/2 Cánh diều 

Tìm từ địa phương có trong những câu dưới đây. Cho biết những từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và có tác dụng như thế nào đối với việc phản ánh con người và sự vật ở địa phương.

Trả lời:

a.

- Từ địa phương là bẹ (có nghĩa thông dụng là ngô).

- Từ này được sử dụng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 

⇒ Việc sử dụng từ này ở trong câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng giúp bổ sung thêm thông tin về nơi mà Bác Hồ đã từng sinh sống và làm việc (tại vùng Việt Bắc); qua đó, cho biết thêm về cuộc sống vô cùng gian lao nhưng lại tràn đầy tinh thần lạc quan của Người.

b.

-  Từ địa phương là tầm vông (chỉ một loại tre có thân nhỏ, không gai, gióng dài, đặc ruột và cứng, thường được dùng làm gậy).

- Từ này được sử dụng tại các tỉnh Nam Bộ.

⇒ Việc sử dụng từ này ở trong tùy bút Cây tre Việt Nam (Thép Mới) đã góp phần giúp phản ánh một loại vũ khí thô sơ đã được sử dụng phổ biến và có hiệu quả ở trong cuộc kháng chiến anh dũng của đồng bào Nam Bộ thời chống thực dân Pháp.

c.

- Từ địa phương là đòn (chỉ đơn vị) và bánh tét (chỉ một loại bánh được làm bằng gạo nếp, có nhân đỗ xanh và thịt lợn, hình trụ).

- Được sử dụng tại các tỉnh miền Trung và miền Nam.

⇒ Việc sử dụng từ này ở trong Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) đã giúp cho người đọc nhận ra nhân vật và sự việc đang được nói tới là ở một tỉnh miền Nam.

d.

- Từ địa phương là lẹ (có nghĩa thông dụng là nhanh), được sử dụng tại các tỉnh miền Nam.

⇒ Từ này giúp cho người đọc (hoặc người nghe) nhận ra sự việc và con người đang được nói tới trong câu là ở miền Nam.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều 

2. Câu 2 trang 19 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Giải thích nghĩa của những từ địa phương được in đậm dưới đây bằng những từ toàn dân cùng nghĩa:

Trả lời:

a. dòm ngó có nghĩa là nhòm ngó

b. ba là bố

    nội là bà nội

    má là mẹ

c. thiệt là thật

    gởi là gửi

    mầy là mày

    biểu là bảo hoặc nói

3. Câu 3 trang 19 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Việc sử dụng những biệt ngữ xã hội (trong dấu ngoặc kép) trong những câu dưới đây (ở tác phẩm Bỉ vỏ của tác giả Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của những nhân vật như thế nào?

Trả lời:

a. Có tác dụng giúp thể hiện đặc điểm của nhân vật, nhân vật được nhắc tới là một người con gái rất cẩn thận và khôn ngoan.

b. Có tác dụng thể hiện được đặc điểm của nhân vật ăn cắp đã được nhắc đến. Các biệt ngữ xã hội sử dụng trong câu nhằm nói tới hành động ăn cắp ví tiền của một kẻ cắp nhỏ tuổi. Nếu không có sự hiểu biết về biệt ngữ, người đọc sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu.

4. Câu 4 trang 20 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 6 – 8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội ở trên mạng xã hội ngày nay.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Chúng ta hiểu biệt ngữ xã hội là những từ ngữ dùng để sử dụng ở trong một tầng lớp xã hội nhất định và chỉ tại tầng lớp đó mới hiểu được họ đang nói gì. Gen Z là một biệt ngữ để chỉ những bạn trẻ được tiếp xúc rất sớm với công nghệ, những người thuộc trong Gen Z cũng có những ngôn ngữ rất đặc trưng được gọi là biệt ngữ. Xã hội ngày một phát triển và việc thế hệ trẻ sử dụng biệt ngữ xã hội cũng ngày càng nhiều; đặc biệt là ở các bạn học sinh, sinh viên. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những biệt ngữ của học sinh, sinh viên như: gậy, trúng tủ, ngỗng, trượt vỏ chuối… Biệt ngữ xã hội sẽ không được sử dụng phổ biến như từ ngữ toàn dân. Vì thế để tránh sự hiểu lầm hoặc gây khó hiểu dành cho người khác, chúng ta cần sử dụng chúng sao cho phù hợp.

Bài viết phía trên đã trình bày đáp án cho những câu hỏi về từ địa phương, từ toàn dân và biệt ngữ xã hội. Thông qua phần soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 sách Văn 8 tập 2 cánh diều các em có thể xác định được loại từ và tác dụng của chúng trong văn cảnh.

Ngoài ra, nếu các em muốn tham khảo bài soạn nào khác bất kỳ có trong chương trình ngữ văn nói riêng hoặc những bài soạn khác của các môn học khác nói chung, các em hãy truy cập ngay vào website của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng giải trực tiếp các bài tập từ thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990