Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 24| Văn 6 Cánh diều
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 24| Văn 6 Cánh diều là một trong những bài học quan trọng, cung cấp cho chúng ta những kiến thức bổ ích về từ ngữ, ngữ pháp. Bài viết này sẽ hướng dẫn các em chi tiết cách soạn bài, giải thích cặn kẽ các bài tập để các em hiểu rõ và nắm vững kiến thức.

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 24 Văn 6 Cánh diều
1. Câu 1 trang 24 sgk văn 6/1 Cánh diều:
Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:
a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua.
(Thánh Gióng)
b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn.
(Thạch Sanh)
Trả lời:
Từ đơn | Từ ghép | Từ láy |
Vừa, về, tâu, vua Từ, ngày, bị |
Sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng, đau đớn |
vội vàng |
2. Câu 2 trang 24 sgk văn 6/1 Cánh diều:
Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?
"Làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp"
Trả lời:
a) Từ ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, ngày đêm, phải trái, tìm kiếm, tài giỏi, hiền lành, trốn tránh, giẫm đạp
b) Từ ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, bờ cõi, non yếu.
Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.
3. Câu 3 trang 24 sgk văn 6/1 Cánh diều:
Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tổ đó vào nhóm thích hợp.
"Bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm."
Trả lời:
a) Chỉ chất liệu để làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm
b) Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng
c) Chỉ tính chất của món ăn: bánh xốp
d) Chỉ hình dáng của món ăn: bánh tai voi, bánh bèo, bánh khúc
4. Câu 4 trang 25 sgk văn 6/1 Cánh diều:
“Xếp từ láy trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp”
- Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)
- Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)
- Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cảnh cây, thổi sáo cho đàn bò gặm có. (Sọ Dừa)
Trả lời:
a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi thủi, rười rượi, rón rén
b) Gợi tả âm thanh: véo von
>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều
5. Câu 5 trang 25 sgk văn 6/1 Cánh diều:
“Dựa theo câu mở đầu các truyền thuyết và cổ tích đã học, em hãy viết câu mở đầu giới thiệu nhân vật của một truyền thuyết hoặc cổ tích khác mà em muốn kể.”
Trả lời:
- Ví dụ 1: Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Vào cái thuở hồng hoang dựng nước, khi mà đất trời còn giao thoa giữa thực và mộng, ở một nơi mà núi non hùng vĩ vươn mình chạm mây trời, sông nước hiền hòa uốn lượn quanh co, có một câu chuyện tình đẹp như tranh vẽ đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó là câu chuyện về nàng Mỵ Nương, con gái của Hùng Vương thứ mười tám, và hai chàng trai tài giỏi, Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Ví dụ 2: Kể lại truyện Tấm Cám
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng được nghe những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết từ bà, từ mẹ. Hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe về một câu chuyện cổ tích mà tôi vô cùng yêu thích, đó là câu chuyện về nàng Tấm.
- Ví dụ 3: Kể lại truyện Thạch Sanh
Ngày xửa ngày xưa, khi mà thế giới còn chìm trong màn sương mù của buổi sơ khai, tại một khu rừng nọ, có một chàng tiều phu nghèo tên là Thạch Sanh. Chàng sống cùng mẹ già trong một túp lều nhỏ, dựa vào việc kiếm củi đổi gạo qua ngày. Thạch Sanh không chỉ nổi tiếng bởi sức khỏe phi thường mà còn được biết đến bởi lòng dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với mọi hiểm nguy. Nhưng mấy ai biết được, đằng sau vẻ ngoài giản dị ấy là một bí mật về thân thế, về một sức mạnh tiềm tàng đang chờ ngày thức giấc.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Trên đây VUIHOC đã cùng Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 24| Văn 6 Cánh diều. Bài học này đã giúp chúng ta củng cố và nâng cao kiến thức về tiếng việt, từ đó vận dụng vào việc học tập và giao tiếp hàng ngày. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
