img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 17:05 20/02/2024 6,682 Tag Lớp 8

Biệt ngữ xã hội được sử dụng phổ biến trong văn nói. Vậy biệt ngữ xã hội có ý nghĩa gì và chúng có thể sử dụng trong văn viết thông thường hay không? Để tìm hiểu về vấn đề này, VUIHOC trân trọng cung cấp đến cho các em phần soạn bài thực hành tiếng việt trang 32 sách ngữ văn 8 tập 2 bộ chân trời sáng tạo.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

1. Câu 1 trang 32 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

- Biệt ngữ xã hội được sử dụng ở đây đó là từ “Chém gió”

Ý nghĩa: “Chém gió” mang ý nghĩa rằng người nói đang đưa ra rất nhiều thông tin trong cuộc hội thoại, tuy nhiên những thông tin ý lại không có độ tin cậy và không có tính chính xác cao. Do đó những thông tin này gần như vô giá trị và dễ dẫn tới những hiểu lầm. Vì vậy, hành động này trong ngôn ngữ xã hội được gọi là “Chém gió”

- Biệt ngữ xã hội được sử dụng trong đoạn văn này là từ “Khủng”

Ý nghĩa: “Khủng” ở đây được hiểu là một sự ngưỡng mộ đối với thành tích to lớn nào đó. Cụ thể, trong trường hợp này đó là thể hiện sự ngưỡng mộ đối với kết quả học tập cao, có nhiều thành tích mà ít người đạt được. Biệt ngữ này thường được sử dụng trong tầng lớp học sinh sinh viên.

2. Câu 2 trang 33 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Biệt ngữ xã hội

Ý nghĩa

Mai đẹt-ti-ni

Từ này gốc là “my destiny” trong tiếng Anh ám chỉ một nửa còn lại mà chúng ta tìm kiếm bấy lâu nay chính là định mệnh đời tôi

Xu cà na
 

Ám chỉ gặp phải những chuyện xui xẻo không may mắn. Ngoài ra, cụm từ này còn được dùng khi cảm thấy chán nản, hết tiền, mệt mỏi, v.v. 

“Ao” trình

Đây là một cụm từ ghép nửa tiếng anh (ao - out) và nửa tiếng việt (trình) để chỉ một ai đó có trình độ vượt trội so đối thủ/phần còn lại

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

3. Câu 3 trang 33 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Trong một bài văn phân tích tác phẩm văn học, việc sử dụng các biệt ngữ xã hội là hoàn toàn bình thường và được mọi người chấp nhận. Nguyên nhân là bởi ngôn ngữ luôn luôn biến đổi theo thời gian và theo từng thời kỳ thế hệ. Vậy nên việc sử dụng biệt ngữ xã hội sẽ giúp tác phẩm trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn với các đối tượng người nghe người đọc. Đồng thời, chúng cũng giúp tác giả thể hiện một cách chính xác hơn tư tưởng cảm xúc của bản thân đối với sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, cũng cần chú ý không lạm dụng biệt ngữ xã hội và cần có sự chọn lọc để tránh sử dụng những từ ngữ khó hiểu, không thông dụng, không trong sáng, không lệch lạc tư tưởng.

4. Câu 4 trang 33 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

a. Một số biệt ngữ xã hội của giới trẻ được sử dụng trong đoạn trích đó là: Nổ, phá đám

b. Ý nghĩa của việc sử dụng biệt ngữ này là: Diễn tả đúng tính chất của sự việc đã xảy ra

5. Câu 5 trang 33 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

  • Biệt ngữ “Thất bại vì ngại thành công” là câu được nói chệch đi từ thành ngữ “thất bại là mẹ thành công”. Biệt ngữ này được sử dụng nhằm che giấu đi sự xấu hổ khi thất bại mà thay vào đó “ngụy biện” sự thất bại này là do cố tình không muốn thành công. Trong khi đó, thành ngữ gốc lại mang ý nghĩa về sự cố gắng phấn đấu sau khi thất bại. Như vậy, biệt ngữ có ý nghĩa trái ngược với thành ngữ gốc và mang tính chất vui đùa nhiều hơn.

  • Biệt ngữ “liệu cơm không gắp nổi mắm” xuất phát từ câu nói nổi tiếng trong dân gian “liệu cơm gắp mắm”. Trong đó, câu nói gốc mang ý nghĩa phải biết tính toán cho phù hợp, tránh làm quá đà không tương xứng. Còn biệt ngữ của giới trẻ có tính châm biếm rằng cho dù đã tính toán thì vẫn không tương xứng với điều định làm. Câu biệt ngữ mang tính chất trêu đùa hài hước là chính.

  • Một số biệt ngữ tương tự: ăn quả nhớ kẻ chân mày ; nhà sạch thì mát, bát sạch khỏi rửa ; Trai có bồ như hoa có chậu / Em nào thâm hậu, đập chậu cướp hoa ; Vạn sự khởi đầu nan / gian nan bắt đầu nản.

6. Câu 6 trang 33 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Câu thành ngữ được sử dụng là: “ba chân bốn cẳng”. Câu này thể hiện sự vội vàng khi phải cố gắng hoàn thành công việc cho kịp tiến độ.

7. Câu 7 trang 33 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Hôm nay tôi qua nhà em người yêu, được em ý nấu cơm cho ăn.

Tôi: để anh dọn bát đũa ra rồi hai đứa cùng ăn nha

Em người yêu: dạ, nhưng anh nhớ bỏ thêm cái túi nilon lên trên bát rồi hẵng ăn nha anh

Tôi: ủa, để làm gì thế e?

Em người yêu: dạ, tại vì nhà sạch thì mát, bát sạch thì khỏi rửa đó anh

 

Thông qua bài viết này, VUIHOC đã trình bày cho các em chi tiết phần soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 32 sách ngữ văn 8 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo. Rất mong rằng phần soạn bài này sẽ giúp ích cho các em hiểu được sâu hơn những ý chính cũng như học hỏi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để có thể trau dồi thêm thật nhiều kiến thức từ những môn học khác, các em hãy mau chóng nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990