img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 10:20 20/03/2024 1,998 Tag Lớp 8

Biện pháp tu từ đảo ngữ thường được sử dụng nhiều trong các văn bản cũng như tác phẩm văn học. Việc sử dụng đảo ngữ giúp nhấn mạnh và làm nổi bật điều tác giả muốn miêu tả. Để giúp các em hiểu hơn về biện pháp tu từ đảo ngữ, VUIHOC trân trọng gửi đến các em phần soạn bài Thực hành tiếng việt trang 42.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 42 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

a. Hai câu thơ trên đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ. Cụ thể đó là hai cụm từ: “lặn lội thân cò” và “eo sèo mặt nước”.

b. Biện pháp tu từ đảo ngữ đều được áp dụng cho hai câu thơ trên, cụ thể là phần “xanh mát bóng cây” và “trắng cánh buồm bay”.

c. Cả hai câu thơ trong bài đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: “sắp ngửa, chị chạy vào cổng” và “vội vàng chị vào trong nhà”.

2. Câu 2 trang 42 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

a. Cả 4 câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ

b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ:

- Câu 1: "Tác giả đảo vị trí từ "lom khom", "tiều" để nhấn mạnh hình ảnh con người nhỏ bé, gầy guộc trước khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang."

- Câu 2: "Tác giả đảo vị trí từ "lác đác", "chợ" để nhấn mạnh sự thưa thớt, ít ỏi của những ngôi nhà, gợi lên khung cảnh vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng."

- Câu 3 & 4:"Tác giả đảo vị trí từ "nhớ nước", "đau lòng", "thương nhà", "mỏi miệng" để thể hiện nỗi niềm hoài cổ, nhớ tiếc quá khứ và tâm trạng hoài hương, nhớ gia đình, quê hương."

3. Câu 3 trang 43 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

a. Tác giả đảo vị trí các từ "bỏ nhà", "lơ xơ", "mất ổ", "dáo dác" để làm nổi bật sự bơ vơ, tan tác của con người và vạn vật, đồng thời thể hiện tâm trạng hoang mang, sợ hãi khi chiến tranh ập đến. Qua đó, tác giả thể hiện nỗi buồn thương, đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than.

b. Tác giả đảo vị trí từ "leng keng" để gợi ấn tượng về âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng nhạc ngựa, từ đó thể hiện niềm vui trước nhịp sống bình yên, thân thuộc của quê hương.

c. Tác giả đảo vị trí các từ "ồn ào", "tấp nập" để nhấn mạnh không khí náo nhiệt, nhộn nhịp của làng chài khi đón những con thuyền đầy ắp cá trở về sau chuyến ra khơi, thể hiện niềm vui và sự sung túc của người dân nơi đây.

Trong bài viết này, VUIHOC đã trình bày cho các em một cách chi tiết phần Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 42 sách ngữ văn 8 tập 1 bộ kết nối tri thức. VUIHOC hy vọng rằng phần trình bày này có thể đem đến cho các em nhiều kiến thức bổ ích cũng như trau dồi thêm các nội dung mới mà bài học này đem lại. Để có thể thu nhận thêm thật nhiều kiến thức từ những môn học khác, các em hãy mau chóng nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990