Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa hàm ẩn trong câu thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước”
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo
1. Câu 1 trang 86 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong cách trường hợp sau đây:
- Trường hợp a:
-
Nghĩa tường minh: Từ lúc nhân vật mặc chiếc áo mới thì chưa từng nhìn thấy có một con lợn nào chạy ngang qua.
-
Nghĩa hàm ẩn: Khoe khoang mình có chiếc áo mới.
- Trường hợp b:
-
Nghĩa tường minh: Nhân vật đã kể lại những gì mình nhìn thấy, miêu tả rõ ràng hình dạng của con rắn.
-
Nghĩa hàm ẩn: Phê phán thói khoác lác, nói sai sự thật.
2. Câu 2 trang 86 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Đọc lại truyện Vắt cổ chày ra nước và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu nói: “Thế thì tao cho mượn cái này!” của người chủ nhà. Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu nói nào sau đó?
-
Nghĩa hàm ẩn trong câu nói trên chính là thể hiện sự keo kiệt bủn xỉn của ông chủ nhà. Ông tuy giàu có nhưng lại không muốn cho người làm một chút tiền uống nước.
-
Nghĩa hàm ẩn này đã được thể hiện ngay sau đó trong câu nói: “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.
b. Người đầy tớ thực sự muốn nói gì qua câu: “Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!”?
-
Qua câu nói này, người đầy tớ muốn thể hiện thái độ châm biếm sự keo kiệt, chỉ biết giữ bo bo mọi thứ cho mình của người chủ nhà.
c. Sau khi đọc xong truyện cười này, em hiểu thế nào về thành ngữ Vắt cổ chày ra nước? Đặt câu có sử dụng thành ngữ này.
-
Sau khi đọc xong mẩu chuyện cười này, em hiểu thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước” dùng để chỉ những kẻ bủn xỉn quá mức, keo kiệt với tất cả mọi người xung quanh và với chính bản thân mình.
-
Đặt câu: Anh ta là một kẻ ki bo “vắt cổ chày ra nước”.
3. Câu 3 trang 86 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Đọc truyện cười Văn hay trong mục Đọc mở rộng theo thể loại và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Câu nói của người vợ: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?” có nghĩa hàm ẩn gì?
-
Đây là câu châm biếm một cách khéo léo của người vợ khi thấy chồng mình tự tin về chữ mình đã viết. Vốn không đẹp nhưng mà chồng cô lại rất tự hào, ngỡ như đẹp lắm, hay lắm.
b. Thầy đồ có hiểu đúng câu nói của vợ mình hay không? Dựa vào đâu mà em biết điều đó.
-
Thầy đồ đã không hiểu được sự chế giễu trong câu nói của vợ mình mà vẫn tưởng con chữ của mình được người người khen ngợi. Bởi thầy đồ vẫn nghĩ giấy nhỏ không đủ để thể hiện cái đẹp trong con chữ của mình mà cần phải dùng đến giấy to hơn.
c. Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao?
-
Theo em, ghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra không phải lúc nào cũng trùng nhau. Bởi mỗi người sẽ có một cách suy nghĩ khác nhau nên khó có thể trùng được.
4. Câu 4 trang 87 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó.
-
“Một lần tình cờ gặp người lạ, anh A nhận được từ người lạ một nhánh cỏ và được giới thiệu đó là cỏ thần kỳ có khả năng giúp người cầm ẩn thân. Chỉ cần người cầm nó trên tay thì đi đâu làm gì đều thì người khác đều không thể nhìn thấy được. Anh A tin thành tật nên nghênh ngang ra đường làm việc xấu. Anh ta lấy túi tiền của người khác mà còn tự tin không thể bị đánh bởi người ngoài không nhìn thấy được A.
-
Nghĩa hàm ẩn: Làm việc xấu việc tư lợi cá nhân chắc chắn sẽ bị phát hiện dù có cẩn thận đến đâu hay là dù có người bao che.
>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo
5. Câu 5 trang 87 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị của tác phẩm?
a. Qủa tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)
-
Từ “nom” mang nghĩa là trông như, nhìn thấy, có vẻ như,...đây là biệt ngữ xã hội thường được sử dụng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
-
Tác dụng: Làm từ ngữ trong tác phẩm trở nên phong phú, mang đậm nét địa phương hơn.
b. Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
-
Từ “thiệt thà” chính là cách người miền Trung nước ta nói đến tính từ thật thà.
-
Tác dụng: Tạo nên nét đặc trưng trong ngôn ngữ vùng miền.
c. Thò tay mà bứt cọng ngò
thương em đứt ruột giả đò ngó lơ
(Ca dao)
-
Từ “giả đò” được người dân miền Nam sử dụng khi nhắc đến từ “giả vờ”
-
Tác dụng khi sử dụng từ ngữ địa phương này giúp cho các nhân vật dễ giao tiếp với nhau hơn và bộc lộ được cảm xúc một cách dễ dàng.
6. Câu 6 trang 87 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Viết một đoạn hội thoại (khoảng ba đến bốn câu) trong đó có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương nơi em sống.
Nhân vật A: Ê cậu vừa đi mô về
Nhân vật B: Tớ vừa mới tan trường xong.
Nhân vật A: Cậu đi đá banh với tui ni không?
Nhân vật B: Không được đâu, nếu mình đi đá banh thì mẹ mình sẽ thưởng cho mình mấy vết đỏ ở mông đó.
-
Nghĩa hàm ẩn: Mấy vết roi đỏ ở mông mang theo ý nếu như đi đá bóng nữa thì B sẽ bị mẹ đánh đòn.
-
Từ nghĩa địa phương: mô, ni, tui,...
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo hy vọng đã giúp các em hiểu được ý nghĩa thật sự của câu thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước”.
>> Mời bạn tham khảo thêm: