img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tình sông núi| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 15:56 07/10/2024 580 Tag Lớp 9

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Tình sông núi| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức. Bài soạn này sẽ giúp các em hiểu hơn tác phẩm Tình sông núi của tác giả Trần Mai Ninh. Qua đó các em sẽ hiểu được rõ hơn tình yêu của tác giả với đất nước Việt Nam.

Soạn bài Tình sông núi| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Tình sông núi| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức 

1. Câu 1 trang 103 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Nhan đề Tình sông núi có thể cho biết điều gì về cảm hứng sáng tác bài thơ của tác giả Trần Mai Ninh?

Nhan đề Tình sông núi có thể cho người đọc biết được cảm hứng sáng tác bài thơ của tác giả Trần Mai Ninh, đó là:

+ Lòng yêu nước nồng nàn và mãnh liệt của tác giả.

+ Niềm tự hào dân tộc, tự hào khi là người Việt Nam.

+ Chính vì tình yêu nước thiết tha da diết mà tác giả đã gợi lên được ý chí chiến đấu, quyết tâm bảo vệ quốc gia mình.

2. Câu 2 trang 103 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Nêu nội dung cụ thể của từng đoạn trong bài thơ và khái quát mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm.

- Có thể chia tác phẩm thành ba phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “Diên Khánh xanh um” - đoạn đầu tác giả đã vẽ ra bức tranh cảnh sông núi nơi quê hương Việt Nam.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “tiếng thoi nghe rộn ràng vách nghiêng” - Những cảm xúc lắng đọng khi đứng trước cảnh vật cuộc sống thanh bình êm ả.

+ Phần 3: Đoàn còn lại - Những suy ngẫm của tác giả về đất nước quê hương mình.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức

3. Câu 3 trang 104 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Các địa danh xuất hiện ở đoạn đầu bài thơ gắn với vùng miền nào của đất nước? Phát biểu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tình yêu dành cho một miền đất cụ thể với tình yêu Tổ quốc nói chung qua những gì được bài thơ gợi lên.

- Các địa danh xuất hiện ở đoạn đầu bài thơ là những địa danh nổi tiếng thuộc miền Nam Việt Nam từ sông Trà Khúc kéo dài đến Nha Trang. Lần lượt tác giả đã kể đến Sông Trà Khúc, Tam Quan, Bồng Sơn, Bình Định, Phú Phong, Phù Cát, An Khê, Sông Cầu, Vũng Lấm, Nha Trang, Diên Khánh.

- Có thể thấy được mối quan hệ gắn bó và không thể tách rời giữa tình yêu dành cho một miền đất cụ thể với tình yêu Tổ quốc nói chung qua những gì được bài thơ gợi lên.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

4. Câu 4 trang 104 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Trong bài thơ, tác giả đã chú ý làm nổi bật những đặc điểm gì của sông núi quê hương? Những đặc điểm đó được phát hiện từ góc nhìn nào?

- Những đặc điểm của sông núi quê hương mà tác giả đã làm nổi bật trong tác phẩm là: 

+ Việt Nam là đất nước gắn liền với “lao động” - Lao động hoà trộn với giang sơn.

+ Đất nước ta gắn liền với nhân dân bởi để có được nền hoà bình như ngày hôm nay không biết bao tầng lớp đã phải bỏ xương bỏ máu để tạo nên.

- Những đặc điểm đó được phát hiện từ góc nhìn lịch sử quá trình hình thành và phát triển thơ trữ tình ở nước ta. Có thể nói đây là chủ đề thơ mới mẻ mà kể từ khi nó xuất hiện thì đã có những sự thay đổi trong quan niệm cũng như ý thức của quần chúng nhân dân Việt Nam.

5. Câu 5 trang 104 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Phân tích cách tác giả tự bộc lộ mình trong bài thơ. Tác giả đã xác lập chỗ đứng của mình như thế nào giữa cộng đồng dân tộc?

- Cách tác giả tự bộc lộ mình trong bài thơ:

+ Tác giả thể hiện chính niềm tự hào của bản thân mình về quê hương đất nước và con người Việt Nam.

+ Tác giả thể hiện sự tự hào về truyền thống dân tộc ta, là nét đẹp của lao động, là sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

- Tác giả đã tự xác định cho bản thân mình về chỗ đứng của bản thân trong dân tộc mình. Ông khẳng định rằng mình đã được thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ông cũng chắc chắn rằng mình luôn sẵn sàng bảo vệ và phát triển đất nước.

6. Câu 6 trang 104 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Khi nói về những người con của đất nước, đối tượng nào được tác giả đặt vào vị trí trung tâm? Điều này có ý nghĩa gì?

- Khi nói về những người con của đất nước, người lao động chính là đối tượng được tác giả đặt vào vị trí trung tâm.

- Ý nghĩa của sự lựa chọn đó:

+ Người lao động chính là lực lượng quan trọng để tạo nên của cải và sự giàu đẹp của dân tộc.

+ Họ chính là người giữ gìn và phát huy truyền thống và văn hoá của đất nước.

7. Câu 7 trang 104 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Phân tích những nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nghệ thuật (chú ý nhịp điệu, cách sử dụng động từ, sự phối hợp giữa miêu tả cụ thể và nêu mệnh đề khái quát, sự xuất hiện của những câu hỏi tu từ,...).

- Nhịp điệu của bài thơ: nhịp điệu tự do tạo cảm giác không gò bó.

- Tác giả đã sử dụng những động từ mạnh để tạo cảm giác mãnh liệt của sự sống.

- Những hình ảnh thơ được sử dụng rất nhiều trong tác phẩm.

- Ngôn ngữ trong bài thơ mộc mạc, giản dị và rất gần gũi với đời sống dân tộc.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Tình sông núi| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990