img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài| Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 15:13 03/06/2024 447 Tag Lớp 7

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh diều 7 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài| Ngữ Văn lớp 7 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài| Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Đề bài: Em hãy tóm tắt văn bản sau đây: “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa”

Câu 1. Em hãy tóm tắt “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” khoảng 5-6 dòng, sao cho càng ngắn gọn thì bản tóm tắt càng cô đúc và vẫn phản ánh được nội dung của văn bản gốc: 

1.1 Bài viết tham khảo số 1:

Phương tiện của các dân tộc miền núi phía Bắc trong khoảng thế kỉ X- XVIII bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc sống ở ven sông Đà, sông Mã… đã biết dùng thuyền làm từ các loại gỗ chuyên dụng để vận chuyển, lưu thông trên sông lớn, những con đường chủ đạo của người dân nơi đây. Người dân tộc Sán Dìu dùng xe quệt trâu, loại phương tiện xuất hiện sớm và phổ biến để vận chuyển. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… dùng sức ngựa để vận chuyển và di chuyển. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa việc vận chuyển. Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc. 

1.2 Bài viết tham khảo số 2

Từ thế kỉ thứ X – XVIII, các dân tộc vùng núi phía Bắc chủ yếu di chuyển theo phương thức đi bộ là chủ yếu. Tuy nhiên, ở một số dân tộc khác đã xuất hiện các phương thức vận chuyển khác như: Người La Ha, Thái sử dụng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu; Người mông, Hà Nhì, Dao dùng sức ngựa chở đồ. Và khác với các dân tộc ở vùng núi phía Bắc, các dân tộc ở vùng núi Tây nguyên lại chủ yếu sử dụng sức voi, sức ngựa để vận chuyển. Ở các buôn làng ven sông, suối thì lại sử dụng các thuyền độc mộc.

1.3 Bài viết tham khảo số 3

Vào khoảng thế kỉ thứ X – XVIII, các dân tộc ở vùng núi phía Bắc thường chỉ di chuyển bằng phương thức đi bộ. Và ở một số dân tộc khác cũng đã xuất hiện các cách di chuyển khác như: Người La Ha, Thái dùng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu; Người mông, Hà Nhì, Dao thì sử dụng sức ngựa. Khác với các dân tộc vùng núi phía Bắc, các dân tộc ở Tây nguyên lại chủ yếu dùng sức voi, ngựa để vận chuyển. Các buôn làng ven sông, suối thì lại sử dụng các thuyền độc mộc.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 cánh diều 

1.4 Bài viết tham khảo số 4

Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển chủ yếu là bằng cách đi bộ. Một số dân tộc ở vùng ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những vùng dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. So với người miền núi Tây Bắc, phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có đôi chút khác biệt, họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

1.5 Bài viết tham khảo số 5

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ta từ ngày xưa đã có  rất nhiều sự đa dạng và phù hợp để thích nghi với địa hình, khí hậu của từng khu vực, vùng miền. Có thể kể đến như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ di chuyển chủ yếu là các loại thuyền, bè do họ sinh sống ở khu vực gần sông. Ngược lại, dân tộc ở vùng Tây Nguyên lại chủ yếu dùng và dựa vào sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.

 

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

Câu 2. Em hãy tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” khoảng nửa trang hoặc một trang giấy, sao cho càng ngắn gọn thì bản tóm tắt càng cô đúc và vẫn phản ánh được nội dung của văn bản gốc 

2.1 Bài viết tham khảo số 1

Mặc dù các tộc người sống ở những khu vực khác nhau, phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của họ lại có nhiều điểm tương đồng. Điều này thể hiện qua sự giống nhau về loại hình, cách chế tác và chức năng sử dụng. Các công cụ và phương tiện này không chỉ giống nhau về hình dạng và cấu tạo mà còn tương đồng trong cách thức sử dụng và mục đích phục vụ cuộc sống hàng ngày. Điều này cho thấy rằng dù cách xa về địa lý, các tộc người vẫn có những cách tiếp cận tương tự trong việc tạo ra và sử dụng các công cụ quan trọng cho sinh hoạt và săn bắt. Các tộc người sử dụng nhiều loại phương tiện và vũ khí khác nhau phục vụ cho các hoạt động hàng ngày. Các loại gùi, bung, dậu,… dùng để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,… phục vụ việc vận chuyển trên bộ. Trên sông, suối,… họ sử dụng các loại thuyền, bè, mảng để di chuyển. Họ còn bắt voi rừng, thuần dưỡng và sử dụng chúng trong việc vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và thậm chí trong chiến tranh tự vệ. Tuy nhiên, các sản phẩm vật chất này vẫn có những đặc điểm riêng biệt ở mỗi vùng, mỗi tộc người, thể hiện sự đa dạng trong văn hóa và thói quen sinh hoạt. Sự khác biệt giữa các tộc người thể hiện rõ nét qua kiểu dáng và cách thức chế tạo các loại vật dụng và phương tiện. Ví dụ, các loại gùi của cư dân Môn – Khơ Me khác biệt đáng kể so với những loại gùi của cư dân Tày – Thái hay H'mông – Dao. Tương tự, thuyền độc mộc của người dân Tây Nguyên cũng có thiết kế khác với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sống ven sông Đà. Những sự khác biệt này không chỉ phản ánh kỹ thuật chế tác mà còn gắn liền với điều kiện sống và phong cách sinh hoạt của từng tộc người.

2.2 Bài viết tham khảo số 2

Văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa”  đã đề cập rất rõ đến phương tiện vận chuyển, đi lại của các dân tộc miền núi phía Bắc và các dân tộc ở Tây Nguyên. Vào trong khoảng từ thế kỉ X – XVIII người dân miền núi phía Bắc họ chủ yếu di chuyển bằng phương thức đi bộ là chính. Một số các dân tộc người sinh sống ở vùng ven sông Đà, sông Mã… thì họ sử dụng thuyền để vận chuyển. Thuyền của họ được dựng lên bằng các loại gỗ dai, nhẹ, xốp, ít nứt, chịu được nước (như gỗ dầu, gỗ sao). Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển hàng hóa, hoa màu. Con các dân tộc người Mông, Hà Nhì,  người Dao,… họ lại thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Người dân vùng Tây Nguyên lại biết cách dùng sức voi, sức ngựa trong việc vận chuyển nhất là những người ở các dân tộc như Gia -rai, Ê-đê, M'nông. Các buôn, làng ở ven sông suối lớn họ sử dụng thuyền độc mộc (thường sử dụng các loại gỗ dầu, sáo) để đi lại và vận chuyển. Việc sử dụng thuyền vận chuyển, đi lại trên các sông lớn ở Tây Nguyên chỉ phố biến và phù hợp với sức của đàn ông. Qua đó, ta có thể thấy các phương tiện đi lại, vận chuyển của các dân tộc thiểu số từ các vùng miền núi vô cùng đa dạng và phong phú.

2.3 Bài viết tham khảo số 3

Trong vào khoảng thế kỷ X – XVIII, các dân tộc thuộc miền núi phía Bắc di chuyển chủ yếu bằng phương thức đi bộ là chính. Một số tộc người dân sinh sống chủ yếu ở vùng ven sông Đà, sông Mã hay sông Lam đã biết cách đóng thuyền để có thể vận chuyển và lưu thông ở trên các con sông suối lớn.  Dân tộc người Thái, người Kháng thường tự mình vào rừng lấy gỗ để chế tạo và sử dụng thuyền đuôi én, loại thuyền có thể chở hàng chục tạ hàng hóa. Người Sán Dìu lại dùng xe quệt trâu để vận chuyển hàng hóa, ngay cả trên những con đường mòn, trên đồi hay hẻm nhỏ. Những tộc người ở vùng núi cao như Mông, Hà Nhì, Dao thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Khác biệt so với một số các dân tộc miền núi phía Bắc dùng trâu làm sức kéo, thì các dân tộc ở vùng Tây Nguyên thường sử dụng sức voi, sức ngựa trong việc vận chuyển, nhất là người Gia-rai, Ê đê, M'nông. Còn ở các buôn, làng gần khu vực sông, suối lớn, người  dân các vùng dân tộc ở Tây Nguyên thường sử dụng thuyền độc mộc để vận chuyển, thuyền này cũng không có nhiều khác biệt so với thuyền của các dân tộc ở miền núi phía Bắc. Việc dùng thuyền trên sông ở Tây Nguyên chỉ phổ biến với đàn ông, phụ nữ ít tham gia vào loại hình vận chuyển, đi lại này.

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài trong sách giáo khoa Cánh diều 7 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990