img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Trong lời mẹ hát| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:52 08/04/2024 8,063 Tag Lớp 8

Soạn bài Trong lời mẹ hát| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo không phải là tuyến tình cảm một chiều từ tình yêu thương của mẹ mà còn là lời hồi đáp, cảm ơn của những đứa con trước công ơn dưỡng dục của mẹ.

Soạn bài Trong lời mẹ hát| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Trong lời mẹ hát: Chuẩn bị đọc 

Một số bài thơ hoặc ca dao tục ngữ về hình ảnh người mẹ

  • Ca dao

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền. 

---

Lòng mẹ như bát nước đầy,

Mai này khôn lớn, ơn này tính sao. 

---

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

  • Thơ

"Chú Cuội ngồi gốc cây đa,

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên." 

 

"Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con đi tìm

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ."

2. Soạn bài Trong lời mẹ hát: Trải nghiệm cùng văn bản

2.1 Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?

Khổ thơ này gọi cho em nhớ đến những câu hát ru:

"Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò

Không không, tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi

à ơi…" 

2.2 Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?

Trong khổ thơ này những điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát chính là sự biết ơn của con với mẹ mình. Còn trong bảy khổ thơ trước đó lại là sự hy sinh thầm lặng và công lao của mẹ với con.

3. Soạn bài Trong lời mẹ hát: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 14 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Xác định thể thơ của bài thơ

Bài thơ được viết theo thể thơ 6 chữ.

3.2 Câu 2 trang 14 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?

  • Bài thơ đã sử dụng vần cách.

  • Có thể dựa vào phần tiếng ở cuối các câu thơ như: xanh - chanh, trầu - cau, nao - cao, ra - xa,...

3.3 Câu 3 trang 14 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?

Bố cục đó độc đáo ở ở chính thứ tự sắp xếp nội dung bài thơ. Bài thơ được triển khai theo mạch cảm xúc của chính tác giả, khi ông nhớ đến mẹ của mình.

3.4 Câu 4 trang 14 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.

  • Hình ảnh “Chòng chành nhịp võng ca dao”

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong hai chữ đầu tiên “chòng chành” đã gợi lên sự bấp bênh, khó khăn vất vả mà người mẹ đã phải gánh suốt bao năm. Đó chính là sự hy sinh của mẹ khi phải lo toan từng miếng ăn, giấc ngủ cho những đứa con của mình với lòng yêu thương con vô bờ bến.

  • Hình ảnh: Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.

“Mẹ thời con gái” chính là đi ngược thời gian về với quãng thời gian trước đây khi mẹ cũng mới chỉ là một cô gái trẻ trung. Kèm với những hình ảnh, sự vật quen thuộc như “hương cau” hay “vầng trăng” thể hiện được sự không đổi thay, những thứ luôn luôn xuất hiện trong làng quê cũng như tình yêu của mẹ dành cho con mình.

>> Xem thêm: Văn 8 Chân trời sáng tạo

3.5 Câu 5 trang 14 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy? Cách khắc họa hình ảnh người mẹ có gì độc đáo?

Từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy, người mẹ đã được hiện lên với hình ảnh một người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó làm việc sáng tối để chăm lo cho những đứa con khôn lớn nên người. Cách khắc họa này rất chân thật, những hình ảnh đặc trưng của những người mẹ Việt Nam anh hùng, những người phụ nữ tuyệt vời của đất nước ta.

3.6 Câu 6 trang 15 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.

  • Cảm hứng chủ đạo của bài thơ chính là lòng biết ơn và trân trọng những điều mà mẹ đã dành cho mình, đã vất vả nuôi dưỡng chúng ta.

  • Tác dụng của cách sử dụng vần, nhịp và hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng chính là tạo nhịp điệu thơ nhẹ nhàng và có sức truyền tải lớn. Người đọc dễ dàng tưởng tượng ra những sự vất vả lam lũ của mẹ cũng như tình yêu thương của mẹ dành cho con mình.

3.7 Câu 7 trang 15 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?

Theo em, nhan đề “Trong lời mẹ hát” có tác dụng lớn trong việc thể hiện chủ đề của toàn bài. Chỉ cần đọc nhan đề ta đã thấy được tình yêu của mẹ trong trình từng câu hát. Tình mẫu tử bao la và song phương hai chiều khi người con cũng rất trân trọng tình yêu của mẹ dành cho mình.

3.8 Câu 8 trang 15 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?

Trong mỗi một bài thơ, tác giả sẽ lựa chọn các hình ảnh khác nhau để thể hiện tình yêu của người mẹ. Trong các bài thơ khác, có thể đó là hình ảnh “nước trong nguồn” hay với “miếng cau khô”. Còn trong bài thơ này, hình ảnh người mẹ đã được hiện lên qua chính lời hát của mẹ.

Qua Soạn bài Trong lời mẹ hát, VUIHOC đã gửi đến các em những đặc sắc trong cả nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Trong lời mẹ hát”. Hy vọng qua đó, các em sẽ hiểu thêm về tác phẩm cũng như có những góc nhìn khách quan hơn.

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990