img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Trưa tha hương| Văn 7 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 08:55 10/06/2024 2,615 Tag Lớp 7

VUIHOC hướng dẫn chi tiết các em cách soạn bài Trưa tha hương chương trình Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều. Bài tùy bút thể hiện nỗi nhớ quê hương tha thiết, sâu thẳm trong tâm hồn tác giả. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của VUIHOC để chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp nhé.

Soạn bài Trưa tha hương| Văn 7 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Trưa tha hương: Chuẩn bị 

Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Đọc trước tùy bút Trưa tha hương và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Trần Cư.

Phương pháp giải:

Đọc trước tùy bút và tìm hiểu qua sách báo, Internet về tác giả Trần Cư.

Lời giải chi tiết:

- Tác giả Trần Cư tên thật là Trần Ngọc Cư (1918 - 2002), quê quán ở Huế Lăng - Thủy Nguyên - Hải Phòng. Ông sinh ra trong một gia đình đông con.

- Với bao nỗ lực của bản thân và gia đình, năm 1938 Trần Cư lấy được tấm bằng tú tài triết học phần một.

- Trần Cư được bạn bè mách bảo tìm đến với báo chí. Lần đầu tiên viết bài của ông là vào năm 1941 đăng trên tờ Tin mới văn chương.

. Những bài viết của ông mang nhiều màu sắc văn chương, một số lại mang màu sắc của Tự lực văn đoàn. những tác phẩm của Trần Cư thường gây ấn tượng với độc giả bởi chúng chứa đầy cảm xúc về tất cả những khía cạnh trong cuộc sống.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 cánh diều 

Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Tìm hiểu điệu hát ru của miền Bắc.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu qua sách báo, Internet  về điệu hát ru của miền Bắc.

Lời giải chi tiết:

Hát ru của người Việt ở vùng Bắc Bộ có nguồn gốc lịch sử từ lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và thấm sâu vào tâm hồn người Việt.

Thời xa xưa, tiếng hát ru thiên về tính phản xạ và là bản năng của người mẹ dùng để đưa con vào giấc ngủ sâu và thể hiện tình cảm sâu sắc, thiêng liêng mà mẹ dành cho con. Sau này, tiếng hát ru hình thành một cách chỉn chu và phức tạp hơn, trở thành một loại dân ca trữ tình thuộc sinh hoạt văn hóa gia đình cùng với chức năng giáo dục và thẩm mỹ sâu sắc. Hát ru ngày nay đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình và trở thành một loại dân ca thuộc hình thức thanh nhạc. Hát ru người Việt ở vùng Bắc Bộ ra đời là kết quả của sự sáng tạo kết hợp với tình yêu thương vô bờ bến của những người bà, người mẹ, người chị.

Khác với nhiều thể loại dân ca chỉ xuất hiện trong các dịp hội hè, Hát ru ở Bắc Bộ mang tính chất ngụ ngôn, với nội dung phong phú và giàu hình ảnh. Những bài hát này thể hiện nhiều tâm tư khác nhau qua hình ảnh những con vật quen thuộc với đời sống người nông dân như con cò, con vạc, con tôm, con mèo, con chuột, và cái bống. Chúng cũng miêu tả sinh hoạt thường ngày như công việc làm ăn, đi chợ, và các mối quan hệ giữa con người với con người, cùng với các hiện tượng thiên nhiên gần gũi. Lời ca của Hát ru thường chất chứa sự hồn nhiên và chất phác, phù hợp với khả năng tiếp nhận hình ảnh cụ thể và sinh động của trẻ thơ. Điều này làm cho Hát ru không chỉ là những lời ru ngọt ngào, mà còn là những bài học đầu đời giúp trẻ em hiểu hơn về cuộc sống và thế giới xung quanh.

2. Soạn bài Trưa tha hương: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý tình huống, địa điểm, thời gian,…của câu chuyện.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản Trưa tha hương.

Lời giải chi tiết:

- Thời gian: Một buổi trưa lung linh 

- Địa điểm

+ Ở Chúp, bên kia bờ Cửu Long Giang

+ Tại nhà một người bạn Nam Kỳ 

- Tình huống: Nhân vật tôi nằm nghỉ trưa ở nhà của người bạn, trong một buổi trưa vắng lặng cùng với âm thanh tiếng ru quen thuộc.

- Cảnh vật: “Một cách cửa bếp còn mở ….xanh dịu trên rèm cửa”

2.2 Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn” diễn tả được điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản Trưa tha hương.

Lời giải chi tiết:

Từ "nạo" trong câu "Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn" diễn tả sự bào mòn tâm hồn của tác giả. Bao lâu nay, nhân vật tôi đã kìm nén nỗi nhớ tha thiết về quê hương cho đến hôm nay, khi nghe thấy tiếng võng, những ký ức ấy ùa về mạnh mẽ làm nỗi nhớ trở nên da diết hơn.

2.3 Tại sao tiếng hát ru lại khiến nhân vật “tôi” nhớ nhà?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản Trưa tha hương.

Lời giải chi tiết:

Tiếng hát ru khiến cho nhân vật “tôi” nhớ đến những kỉ niệm ngày thơ ấu ở ngôi nhà của mình, nhớ về thầy, mẹ và vú em. Tiếng hát ru ấy cũng đã từng xuất hiện trong gia đình của nhân vật “tôi” vào mỗi buổi trưa.

2.4 Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản Trưa tha hương.

Lời giải chi tiết:

Tiếng hát ru đã giúp "tôi" nhận ra hạnh phúc giản dị và bình thường luôn hiện diện trong gia đình. Giờ đây, khi phải đi xa, "tôi" mới thực sự hiểu giá trị của những khoảnh khắc ấy. “Thì ra tôi phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi.”

2.5 Chú ý địa điểm và thời gian được nói tới trong các câu hát ru

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản Trưa tha hương.

Lời giải chi tiết:

- Địa điểm: “nước non Cao Bằng”

- Thời gian: “khi đi trúc mọc măng/ Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre” → ám chỉ một quãng thời gian dài đằng đẵng.

2.6 Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh gì của quê hương qua tiếng hát ru?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản Trưa tha hương.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật "tôi" thấy quê hương hiện lên với vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, yên ấm và hạnh phúc, với lũy tre làng, cô thôn nữ, và đêm trăng.… “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3. Soạn bài Trưa tha hương: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 66 SGK Văn 7/2 Cánh diều

 Bài tuỳ bút Trưa tha hương viết về chuyện gì? Đề tài và bối cảnh của câu chuyện có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản Trưa tha hương.

Lời giải chi tiết:

Bài tuỳ bút "Trưa tha hương" diễn tả suy nghĩ và cảm xúc của tác giả Trần Cư về điệu hát ru và nỗi lòng của người con xa xứ khi nghe tiếng hát ru của một người phụ nữ miền Bắc.

- Đề tài và bối cảnh của câu chuyện được tác giả nêu ngay trong phần mở đầu: “Một buổi trưa ở Chúp. Nguyên hôm đó là một ngày nghỉ. Tôi đạp xe sang thăm Chúp ở bên kia bờ Cửu Long Giang. Tôi nghỉ chân ở một gia đình người bạn Nam Kỳ. Sau bữa cơm trưa, ai nấy đều sửa soạn đi nghỉ… Bỗng nhiên, ở bên trái, ngoài hiên rộng, nổi lên tiếng võng đưa… Rồi một giọng cu em nổi lên – một giọng người Bắc…”

3.2 Câu 2 trang 66 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản Trưa tha hương.

Lời giải chi tiết:

Tiếng hát ru giữa trưa đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến:

- Nhà và những kỉ niệm về gia đình của mình: cha, mẹ và người vú em

- Quê hương bình dị, thân thương của mình xứ Bắc với: “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương”.

3.3 Câu 3 trang 66 SGK Văn 7/2 Cánh diều

 Dẫn ra một số câu văn, đoạn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản Trưa tha hương.

Lời giải chi tiết:

 Một số câu, đoạn trong bài Trưa tha hương thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả Trần Cư khi nghe tiếng hát ru:

- “Tự nhiên tôi nhớ nhà. Phải chăng tôi đã gặp linh hồn của đất nước. Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia đình tôi cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều…”

- “Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ. Và ngạc nhiên sao lại nằm ở đây, ở chốn rừng rú này. Thì ra tôi đã phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi. [...]”

- “Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam - nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá!”

- “Tôi bỗng thấy tâm hồn bớt cô đơn hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm, tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa…”

- “Thì ra, cho dù có đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới.”

- “Dù qua không gian, qua thời gian, ta vẫn còn một chút gì riêng biệt của ta. Tiếng nói có trọ trẹ, giọng có pha, nhưng tâm hồn vẫn vậy. [...]”

3.4 Câu 4 trang 66 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm “Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc” của tùy bút được thể hiện qua câu văn: “Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam – nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá!”

Đó là cảm nhận rất chân thực và thân thương của tác giả khi nghe tiếng hát ru. Tiếng võng kẽo kẹt cùng tiếng hát như mang theo hình ảnh quê hương, đất nước Việt Nam, với vùng đồng quê xa xôi, giản dị và hạnh phúc. Hình ảnh mộc mạc ấy khơi dậy trong tác giả nỗi nhớ da diết về quê hương, nơi có gia đình thân yêu. Qua từng câu hát giản dị, ngọt ngào, tác giả như được sống lại những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ, cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu và sự gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn.

3.5 Câu 5 trang 66 SGK Văn 7/2 Cánh diều

 Bài tuỳ bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Bài tùy bút giúp em hiểu rằng hát ru không chỉ là một loại hình âm nhạc dân gian truyền thống mà còn là giai điệu của quê hương và đất nước Việt Nam tươi đẹp. Khi tiếng hát vang lên, cả quê hương yêu dấu như hiện ra trước mắt, khiến người nghe không khỏi nhớ nhung và trân trọng những kỷ niệm, hình ảnh của quê hương mình. Một quê hương bình dị với tiếng hát ru hòa cùng tiếng võng đưa mỗi buổi trưa hè cũng đủ khiến lòng người xa xứ ấm áp. Những âm thanh mộc mạc ấy không chỉ là biểu hiện của tình yêu quê hương sâu sắc, mà còn mở rộng ra thành tình yêu đất nước tha thiết, yêu từng giá trị văn hóa dân tộc. Qua những giai điệu quen thuộc, em nhận ra rằng hát ru không chỉ là những lời ca, mà còn là sợi dây nối kết với quá khứ, là niềm tự hào và lòng biết ơn đối với những giá trị văn hóa truyền thống. Tiếng hát ru mang theo tình yêu thương, sự bình yên và gắn bó, là nguồn động lực để người con xa quê luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài Trưa tha hương thuộc chương trình Văn lớp 7, tập 2 Cánh diều. Bài viết thể hiện tình yêu của tác giả với gia đình, quê hương, bên cạnh đó đã khơi gợi lên trong lòng độc giả những cảm xúc xúc động khó tả về quê hương yêu dấu của riêng mỗi người. Ngoài bài soạn này, khi cần tham khảo các bài soạn văn khác hay bài soạn ở các môn học khác, các em hãy truy cập vào website chính thức của VUIHOC tại vuihoc.vn. Tại đây, các em có thể nhanh chóng đăng ký khóa học và được giảng dạy trực tiếp bởi các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng chuyên nghiệp và nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990