Soạn bài Tự đánh giá: Quê người| Văn 8 tập 1 cánh diều
Bài thơ "Quê người" của tác giả Vũ Quần Phương là một trong những bài thơ tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều. Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ quê, thương nhớ những điều bình dị của người con xa quê hương. Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu kĩ hơn tác phẩm qua Soạn bài Tự đánh giá: Quê người| Văn 8 tập 1 cánh diều dưới đây.
Soạn bài Tự đánh giá: Quê người
1. Câu 1 trang 56 SGK Văn 8/1 Cánh diều:
“Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta/ Cũng trắng màu mây bay phía xa/ Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn”?”
Trả lời: Lựa chọn đáp án đúng: Đáp án C.
2. Câu 2 trang 56 SGK Văn 8/1 Cánh diều:
“Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như “quê ta”?”
Trả lời: Lựa chọn đáp án đúng: Đáp án A.
3. Câu 3 trang 57 SGK Văn 8/1 Cánh diều:
“Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi lên cảm nhận như thế nào cho tác giả?”
Trả lời: Lựa chọn đáp án đúng: Đáp án A.
4. Câu 4 trang 57 SGK Văn 8/1 Cánh diều:
“Từ “lữ thứ” trong dòng thơ “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ” thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?”
Trả lời: Lựa chọn đáp án đúng: Đáp án D.
5. Câu 5 trang 57 SGK Văn 8/1 Cánh diều:
“Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ kết có gì khác nhau?”
Trả lời: Lựa chọn đáp án đúng: Đáp án B.
Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, bạn sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi bạn ơi!!!!
6. Câu 6 trang 57 SGK Văn 8/1 Cánh diều:
“Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?”
Trả lời:
Bài thơ Quê người đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả Vũ quần Phương khi xa xứ, ông đang sinh sống và làm việc ở nơi đất khách quê người nhưng trong lòng luôn nhớ về quê hương của mình.
7. Câu 7 trang 57 SGK Văn 8/1 Cánh diều:
“Hãy tưởng tượng và miêu tả hành động, ánh mắt, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ trong khổ thơ kết.”
Trả lời:
Khổ thơ cuối của bài đã hiện lên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình, qua đó tác giả đã thể hiện nỗi nhớ tha thiết, dạt dào tình cảm của mình đối với quê hương. Thông qua chi tiết các hình ảnh sinh động và giàu sức gợi như: “nhìn mây trắng”, “nhìn nắng hanh vàng”, “ngó xuống mũi giày, rồi thốt lên “đành vậy”, nhà thơ đã bộc lộ tâm trạng nhớ quê da diết của mình. Khổ thơ kết chính là tiếng lòng chung của những người con đang sống xa quê, khơi gợi lên lòng yêu nước, yêu quê hương trong mỗi người đọc.
8. Câu 8 trang 57 SGK Văn 8/1 Cánh diều:
“Sự đối lập trong hai khổ thơ đầu đã được phát triển như thế nào trong khổ kết của bài thơ? Điều đó đem lại cảm nhận gì cho người đọc về tâm trạng của tác giả khi ở chốn “quê người”?”
Trả lời:
Trong hai khổ thơ đầu, tác giả Vũ Quần Phương đã thể hiện sự chìm đắm trong nỗi nhớ nhung, cứ ngỡ cảnh vật nơi đây là lúc tác giả ở quê thì đối lập với nó là khổ thơ cuối cùng, ta thấy được tác giả đã ý thức được mình đang ở chốn “quê người” với nhiều điều xa lạ. Nhưng cũng chính vì vậy mà nỗi nhớ quê hương trong lòng ông càng được khắc họa, bộc lộ rõ nét hơn. Dù cho có đi nơi xa đến nơi đâu thì những điều gắn bó, quen thuộc vẫn mãi đọng lại trong tiềm thức của chúng ta. Điều đó giúp cho người đọc, người nghe đồng cảm với tâm trạng của tác giả khi đang ở nơi xa, đồng thời bộc lộ được tình cảm thương yêu, nhớ da diết tới quê hương, nơi chôn rau cắt rốn.
9. Câu 9 trang 57 SGK Văn 8/1 Cánh diều:
“Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?”
Trả lời:
Trong bài thơ Quê người em thích nhất và đặc biệt thấy ấn tượng với hình ảnh nắng vàng. Hình ảnh nắng đã được tác giả sử dụng lặp đi lặp lại qua các khổ thơ xuyên suốt bài thơ và mang những sắc thái khác nhau. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh nắng vàng trên cao thì nắng quê người cũng như ở quê ta. Tuy nhiên đến khổ thơ thứ 2, hình ảnh nắng soi chiếu xuống cảnh vật thì lại làm cho tác giả nhận ra rõ những điểm khác nhau giữa cái nắng nơi đất khách và quê nhà. Qua đến khổ thơ thứ 3, cái nắng vàng lại làm xoa dịu đi lòng người khách lữ thứ nhớ quê.
10. Câu 10 trang 57 SGK Văn 8/1 Cánh diều:
“Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trình bày cảm nhận của em về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm.”
Trả lời:
Đến với bài thơ Quê người của tác giả Vũ Quần Phương, tôi đã cảm nhận được một tấm lòng nhớ quê hương tràn đầy da diết của những người con xa xứ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang đứng ở một nơi xa lạ, cố gắng tìm kiếm hình bóng của quê hương qua những cảnh vật tưởng chừng quen thuộc mà nơi nào cũng bắt gặp. Đó là nắng, mây, núi, các dãy nhà, nhưng rồi càng nhìn ngắm kĩ, càng nhận ra mọi sự vật đều trở nên vô cùng xa lạ. Bởi nơi đây không phải là quê hương, điều này đã khiến cho nỗi cô đơn càng thêm bủa vây lấy tâm hồn nhân vật trữ tình. Khổ thơ cuối giống như một lời dặn lòng, vì quá nhớ quê hương mà đành nhìn mây trắng, nắng hanh. Dẫu vậy, nhân vật trữ tình vẫn luôn cảm thấy mình chỉ như người lữ khách qua đường, đến cả hạt bụi bám trên giày cũng là bụi nơi đất khách quê người. Bài thơ đã đọng tại trong tôi nhiều ấn tượng, cảm nhận sâu sắc.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Tự đánh giá: Quê người| Văn 8 tập 1 cánh diều. Qua bài thơ, tác giả đã khơi gợi trong lòng người đọc, người nghe những cảm xúc bồi hồi, thương nhớ về quê hương. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ