img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 09:16 10/06/2024 427 Tag Lớp 7

Kho tàng văn học dân gian chính là những bài học quý báu mà ông cha ta đã để lại cho hàng đời sau. Qua Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức, Vuihoc sẽ gửi đến các em ý nghĩa của các tác phẩm truyện ngụ ngôn thường thấy nhất.

Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn: Trước khi đọc

1.1 Câu 1 Kể một câu chuyện em được đọc (nghe) hoặc một sự việc em chứng kiến (tham gia) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện đó là gì?

Qua câu chuyện dân gian Thầy bói xem voi em đã rút ra được bài học quan trọng. Đó là khi nhìn nhận một sự vật hiện tượng gì cũng cần nhìn một cách toàn diện chứ không thể qua một bộ phận mà đánh giá tất cả được.

1.2 Câu 2  Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói sau: “Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi”.

Khi nói ra câu này có nghĩa là người nói đã chợt nhận ra mình đang ở trong một căn phòng kiến thức nhỏ bé, cần phải học hỏi thêm rất nhiều.

2. Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn: Đọc văn bản Đẽo cày giữa đường

2.1 Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ

Người thợ mộc đã bỏ ra 300 quan tiền để mua gỗ

2.2 Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường

Mỗi khi người thợ mộc nhận được lời khuyên của người qua đường thì đều cho là đúng, là phải để rồi làm theo.

2.3 Vì sao người thợ mộc không bán được cày?

Người thợ mộc không bán được cày vì sau nhiều lần sửa chữa, cái cày đã không giống với bình thường.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức 

3. Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn: Đọc văn bản Ếch ngồi đáy giếng

3.1 Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa 

Môi trường sống của:

  • Ếch: Một cái giếng nhỏ bé

  • Rùa: Biển đông rộng lớn

3.2 Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng?

Ếch cảm thấy sung sướng khi nhảy được lên miệng giếng, thoát khỏi cái giếng cạn nhỏ bé.

3.3 Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển cả

Khi được nghe về biển cả rộng lớn, ếch cảm thấy ngạc nhiên bối rối và rất hoảng hốt.

4. Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn: Đọc văn bản Con mối và con kiến 

4.1 Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?

Khi thấy kiến phải làm việc vất vả, mối rất tự tin khoe khoang khi mình không cần làm việc gì mà vẫn luôn có cái để ăn.

4.2 Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?

Khi thấy lối sống lười biếng phụ thuộc của mối, kiến thẳng thắn chê bai và nêu ra hậu quả khi sống theo cách đó.

4.3 Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Khi sống theo lối đó, đến lúc mọi nơi đều bị đục rỗng cũng là lúc mối sẽ chết đói.

5. Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn: Trả lời câu hỏi cuối bài 

5.1 Câu 1 trang 10 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”?

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường mỗi khi nhận được lời khuyên đều lập tức làm theo mà không suy nghĩ. Mỗi lần như vậy lại khiến chiếc cày trở nên kỳ lạ, cuối cùng không thể sử dụng. Nghe góp ý là tốt nhưng nếu bản thân không có chính kiến thì việc gì cũng sẽ hỏng.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

5.2 Câu 2 trang 10 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?

Nếu em là người thợ mộc trong câu chuyện này thì khi gặp những lời khuyên, góp ý từ những người qua đường thì em sẽ cảm ơn và tiếp nhận những ý kiến đó. Sau đó em sẽ suy nghĩ kỹ về từng ý kiến để xem có phù hợp với sản phẩm của mình không. Nếu phù hợp thì em sẽ làm theo còn không phù hợp thì em chỉ dùng để tham khảo.

5.3 Câu 3 trang 10 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Những điều gì làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng?

  • Ếch cảm thấy sung sướng vì:

  • Được tự do khi có thể nhảy lên miệng giếng.

  • Thấy những con vật khác như con cua, loăng quăng không con nào sung sướng bằng mình.

  • Hạnh phúc khi cảm thấy mình như chúa tể của cái giếng đó.

  • Khoe với rùa về thế giới trong giếng của mình.

5.4 Câu 4 trang 10 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa. Sự khác biệt đó ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật?

- Môi trường sống của ếch là trong một khoảng không chật hẹp - một chiếc giếng sụp. Sống và sinh hoạt di chuyển trong không gian nhỏ bé đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của ếch. Ếch ta chỉ có cơ hội tiếp xúc với những loài vật nhỏ bé nên tầm hiểu biết hạn hẹp không biết được cái rộng lớn bao la của thế giới bên ngoài. Vốn tưởng thế giới chỉ bằng cái giếng cạn nên khi ra bên ngoài, nghe thấy biển lớn thì ếch vừa ngạc nhiên choáng ngợp lại có phần sợ hãi.

- Rùa thì sống trong một môi trường rộng lớn tại biển đông và đã sống quá lâu rồi. Do đã chứng kiến đủ điều trên thế giới nên khi gặp ếch, rùa có đủ kinh nghiệm và trải nghiệm để kể những điều mà ếch chưa từng biết đến.

5.5 Câu 5 trang 10 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Vì sao con ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối”?

Ếch có cảm xúc “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối” bởi nó cảm thấy choáng ngợp khi lần đầu tiên biết rằng thế giới rộng lớn hơn nơi nó sống rất nhiều. Cả đời nó chỉ thỏa mãn trong nơi ở nhỏ bé của mình. Nó cảm thấy bối rối khi chợt nhận ra nơi mình quá nhỏ bé so với thế giới ngoài kia, có phần xấu hổ khi đưa ra lời mời với rùa.

5.6 Câu 6 trang 10 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?

Nhân vật Mối:

  • Quan niệm sống: lười biếng, không muốn làm việc, sợ vất vả. 

  • Biểu hiện: Chỉ ngồi yên ngắm thế giới bên ngoài từ trong nhà, do lười vận động mà cơ thể chậm chạp béo ú,...

  • Quan niệm sống: lối sống hưởng thụ, chỉ biết lợi về bản thân mình.

  • Biểu hiện: Sống hưởng thụ tại nơi nhà cao cửa rộng, đầy tủ đầy hòm không lo đói.

  • Không biết nhìn xa trông rộng, cuộc sống sẽ không thể bền nếu cứ phụ thuộc vào thứ sẵn có.

Nhân vật Kiến:

  • Quan niệm sống: Chăm chỉ lao động, không ngại vất vả.

  • Biểu hiện: Dù cơ thể yếu ớt gầy gò nhưng luôn chăm chỉ lao động. Nhận thức được đạo lý - Có làm mới có ăn.

  • Quan niệm sống: Có trách nhiệm với cộng đồng, với chính bản thân mình.

  • Biểu hiện: Luôn làm việc tích trữ của cải đảm bảo cuộc sống lâu dài. Quan tâm đến tất cả các loài vật và chủ động sống vì mọi người.

5.7 Câu 7 trang 10 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?

Theo em, thiện cảm của người kể chuyện chắc chắn là dành cho Kiến. Vì hiển nhiên, qua những lời miêu tả của tác giả thì mối tượng trưng cho những người lười biếng, ích kỷ, chỉ biết sống cho mình, sống cho ngày hôm nay. Ngược lại Kiến lại thuộc tuýp chăm chỉ chịu khó lao động, biết nhìn xa trông rộng, không chỉ cố gắng vì chính bản thân mình mà còn vì xã hội vì cộng đồng để hướng đến tương lai tốt đẹp.

5.8 Câu 8 trang 10 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến.

Những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến là:

  • Đều nhân hóa những con vật có tính cách của con người, sử dụng câu chuyện của chúng để thể hiện quan điểm của bản thân.

  • Đều để lại những bài học quý báu cho người dân Việt Nam:

  • Ếch ngồi đáy giếng: Kiến thức là vô hạn, luôn luôn phải tiếp thu học hỏi kiến thức mới chứ không phải tự tin với những thứ mình đã có.

  • Con mối và con kiến: Cuộc sống chỉ biết ăn sẵn và hưởng thụ chắc chắn sẽ không bền vững lâu dài.

  • Đẽo cày giữa đường: Tiếp thu ý kiến của mọi người là tốt nhưng cần phải tiếp thu một cách có suy nghĩ, có chính kiến để công việc của mình được thuận lợi.

6. Kết nối đọc viết trang 10 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.

Truyện “Cày giữa đường” kể về một người thợ mộc mua hết vốn liếng để đẽo gỗ làm chiếc cày. Cửa hàng của anh ở ngay bên kia đường lớn nên có rất nhiều người qua lại nhìn thấy. Một hôm có một ông già khuyên anh nên làm cái cày cao và to để dễ cày. Người thợ mộc thấy điều này có lý và lập tức làm theo. Một nông dân khác dừng lại và nói rằng anh ta cần làm cái cày ngày càng nhỏ hơn để việc cày xới dễ dàng hơn. Người thợ mộc cũng nghĩ như vậy là đúng. Lần khác có người đến báo cho người thợ mộc biết rằng người dân trên núi đã khai hoang bằng sức voi. Anh phải tăng gấp đôi hoặc gấp ba kích thước của những chiếc cày để có được năng suất tốt nhất. Người thợ mộc nghe nói có nhiều lợi nhuận nên lấy hết số gỗ còn lại và xẻ thành từng miếng thành loại cho voi cày. Cuối cùng không có ai đến mua chiếc cày của anh và toàn bộ số vốn bị mất. Câu chuyện dạy cho con người những bài học quý giá. Chúng ta phải có chính kiến ​​và tránh bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh mình. Muốn vậy, mọi người phải tích cực học hỏi, phát triển kiến ​​thức, kỹ năng của mình để làm tiền đề cho mọi việc; Hãy dùng kiến thức và sự tự tin vào bản thân mình để không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố xung quanh.
 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức. Hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990