img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Tác giả Hoàng Uyên 13:49 30/08/2024 1,354 Tag Lớp 9

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. Bài soạn này không chỉ giúp các em hiểu thêm về văn bản mà còn cung cấp những thông tin cơ bản về di tích Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử: Phân tích văn bản 

1.1 Câu 1 trang 80 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo 

Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần

-Có thể chia tác phẩm theo bố cục 3 phần:

  • Phần mở bài: Giới thiệu cơ bản về di tích Vườn quốc gia Tràm Chim

  • Phần thân bài: Chi tiết các thông tin của Vườn quốc gia Tràm Chim. Những thông tin được nhắc đến bao gồm vị trí địa lý, lịch sử hình thành, đa dạng sinh học, hướng dẫn cách tham quan, giá trị của vườn quốc gia Tràm Chim.

  • Phần kết bài: Đánh giá một cách khái quát về sự đa dạng thiên nhiên cũng như giá trị của vườn quốc gia Tràm Chim. Qua đó gợi ý cho mọi người một điểm tham quan ý nghĩa.

1.2 Câu 2 trang 80 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo

Nhan đề và các đề mục trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu vai trò của các đề mục trong văn bản.

- Qua văn bản có thể thấy được nhan đề và các đề mục có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau.

- Tác giả đã trình bày nhan đề và các đề mục một cách rõ ràng và dễ hiểu.

- Các đề mục trong văn bản có tác dụng giúp cho văn bản dễ hiểu hơn, có thể diễn giả các nội dung nhan đề được nhắc đến.

1.3 Câu 3 trang 81 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra và nêu tác dụng của cách trình bày thông tin được sử dụng chủ yếu trong bài viết trên.

- Cách trình bày thông tin được sử dụng chủ yếu trong bài viết trong bài viết là các lựa chọn tình bày thông tin theo các đặc điểm khác nhau của di tích lịch sử Vườn Quốc gia Tràm Chim. Các thông tin được nhắc đến là vị trí địa lý, lịch sử hình thành di tích, sự đa dạng trong số lượng và chất lượng động thực vật, cách đến tham quan, những giá trị của khu vườn,...

- Tác giả lựa chọn cách trình bày thông tin đó giúp cho văn bản có bố cục rõ ràng hơn, các chi tiết trong văn bản cũng được trình bày một cách rõ ràng mạch lạc, thông tin được xuất hiện đầy đủ và giúp cho người đọc có thể dễ dàng nhớ và hiểu được các nội dung được nhắc đến trong văn bản.

1.4 Câu 4 trang 81 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo

Người viết tô đậm những từ ngữ nào trong văn bản? Dụng ý của cách trình bày này là gì? (làm nổi bật thông tin)

- Người viết đã tô đậm và nhan đề và các đề mục có trong văn bản.

- Cách tô đậm thông tin như vậy đã giúp cho người đọc tập trung hơn vào những phần mà tác giả muốn nhấn mạnh. Các phần tô đậm sẽ là các thông tin khái quát của văn bản, qua đó nêu lên được đặc điểm nổi bật và những điểm đặc sắc của Vườn Quốc gia Tràm Chim.

1.5 Câu 5 trang 81 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo

Từ bài viết trên, em rút ra lưu ý gì khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử?

- Quà bài viết trên, em rút được ra những lưu ý khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử:

  • Khi lựa chọn sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử như tranh minh họa, biểu đồ, sơ đồ,... thì cần phải tập trung vào những nội dung phù hợp với địa danh, danh lanh thắng cảnh hay di tích mà văn bản đang nói đến.

  • Nếu lựa chọn sử dụng hình ảnh để minh họa thì cần lựa chọn trong khâu chọn lựa. Ảnh cần được lấy từ những nguồn uy tín, có tính xác thực và có độ nét cao để người xem có thể nhìn rõ và hình dung dễ dàng về di tích hay danh lam thắng cảnh đó.

  • Những phương tiện phi ngôn ngữ cần được sử dụng một cách hợp lý, những thông tin đều phải được kiểm duyệt để đảm bảo không lấy nhầm những thông tin sai lệch.

1.6 Câu 6 trang 81 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo

Em học được điều gì về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử từ bài viết trên?

- Thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử từ bài viết giúp cho em có thêm kỹ năng lựa chọn và sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ một cách chính xác và mang lại tác dụng giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn và nổi bật hơn.

- Khi đọc bài viết trên, em đã có thêm cho mình những thông tin quan trọng về một di tích văn hóa khoa học của quốc gia. Qua đó khiến cho em càng yêu hơn thiên nhiên Việt Nam và thêm phần tự hào về các di sản của dân tộc.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

2. Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử: Thực hành viết 

2.1 Bài viết tham khảo 1

Chùa Thầy có thể nói là một trong những ngôi chùa cổ nhất, nổi tiếng và linh thiêng nhất của đất nước Việt Nam.

Vị trí và lịch sử xây dựng

Chùa Thầy nằm trên núi Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Lúc mới xây dựng chùa Thầy chỉ là một ngôi chùa nhỏ với tên gọi là Hương Hải Am, là nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh làm trụ trì và tu hành. Sau này chùa được vua Lý Nhân Tông và những người thuộc hoàng tộc cùng nhau xây dựng và trùng tu. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên khu vực đất có hình con rồng. Phía trước chùa và bên trái là núi Long Đẩu còn phía sau chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, phía trước chùa, giữa Sài Sơn và Long Đạo, là một hồ nước lớn gọi là Long Chiểu hay còn biết đến với cái tên Long Trì với ý nghĩa là Ao Rồng. Sân chùa có hình dạng trong như hàm rồng, thủy đình thì giống như một viên ngọc được rồng ngậm chặt. Cầu Nguyệt Tiên Kiều và cầu Nhật Tiên Kiều có hình dáng uốn lượn giống như hai chiếc râu rồng. Tất cả những điều đó đã tạo nên vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng cho chùa Thầy.

Điểm đặc biệt trong kiến ​​trúc của chùa Thầy

Phần chính điện của chùa Thái được xây dựng theo phong cách kiến ​​trúc tiền Phật hậu Thánh. Ngôi chùa này bao gồm ba tòa nhà song song có tên lần lượt là: Chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Phía trước chùa có sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu khiến cho ta có cảm giác tạo thành hàm rồng. Hai bên sân có hai cây cầu cong che một phần mặt hồ, tạo thành hai sợi râu rồng. Một bên cầu thì bắc sang hòn đảo nhỏ hiện nay là khu dân cư và bên cầu còn lại thì dẫn ta vào đền Tam Phủ. 

Hai cây cầu này được Phùng Khắc Khoan xây dựng vào năm 1602. Giữa chùa có một đình lầu màu xanh nhìn từ xa như đang đứng lơ lửng giữa hồ nước trong xanh. Ngôi đình màu xanh lam này rộng khoảng bốn mét vuông và có bốn bức tường trông giống như lối vào mái vòm. Trên mái của thủy đình này có một lớp đá rêu. Sân khấu múa rối nước cũng ở đây, tạo thành một nét riêng của ngôi chùa khi có một hình thức biểu diễn công cộng được thiền sư Từ Đạo Hạnh phát hiện và truyền lại cho người dân nơi đây.

Chùa Thầy được biết đến là một di sản văn hóa nổi tiếng

Tọa lạc tại đất nước Đoài yên bình, chùa Thầy ít chịu ảnh hưởng từ hàng nghìn năm xung đột với ngoại bang nên vẫn giữ được kiến trúc kiên cố và độc đáo không bị phá hủy do ngoại cảnh. Chùa là trung tâm Phật giáo cổ nhất và lớn nhất gần kinh đô Thăng Long, nơi lưu giữ phần lớn di sản của các thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Ngày 31/12/2014, chùa Thầy được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt.

Hướng dẫn tham quan chùa Thầy

Để đến tham quan và lễ tại chùa Thầy các bạn có thể dùng Google Maps tìm đường và dễ dàng đi theo hướng đường Đại Lộ Thăng Long. Khi đến xã Sài Sơn, cách chùa khoảng 500m sẽ có một tấm biển lớn chỉ vào chùa. Trước khi vào chùa bạn cần gửi xe tại khu vực dân cư quanh đó và mua vé trước khi vào chùa. Khi vào chùa các bạn sẽ được các bà, các cô chú người bản địa hướng dẫn thăm quan, giải thích và cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về chùa, các vị thánh, các vị Phật được thờ bên trong chùa...Chùa Thầy. là ngôi chùa cổ nhất, có kiến ​​trúc rất độc đáo. Khi đến chùa Thầy, chúng ta cảm nhận được không khí thanh tịnh nên tinh thần sẽ được chữa lành và trở nên khỏe mạnh hơn. Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc khi đến với ngôi chùa này..

2.2 Bài viết tham khảo 2 

Văn miếu Quốc Tử Giám chính là ngôi trường đại học đầu tiên tại đất nước Việt Nam ta. Chính vì vậy, mỗi khi tết đến xuân về hay là mỗi khi đến mùa thi cử là rất nhiều sĩ tử chủ yếu tại khu vực miền Bắc nước ra sẽ đến Văn miếu Quốc Tử Giám để dâng hương, làm lễ cầu may mắn. Ở đây cũng là một trong những địa điểm quen thuộc xuất hiện trong bộ ảnh kỷ yếu của các bạn học sinh, sinh viên.

Văn miếu Quốc Tử Giám tọa lại tại thủ đô Hà Nội, đây là một nơi giàu về truyền thống học tập thi cử. Văn miếu Quốc Tử Giám còn được coi là biểu tượng cho tinh hoa văn hóa và nền giáo dục của dân tộc, là nơi tôn thờ truyền thống tôn sư trọng đạo của Nho giáo.

Theo cuốn Đại Việt sử ký toàn thư thì Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 1070, trong thời vua Lý Thánh Tông. Nhờ vào truyền thống Nho giáo hiếu học và các bậc tiên thánh tiên sư mà ngôi trường này được thành lập. Đây cũng là ngôi trường quý giá khi chỉ có những người thuộc tầng lớp quý tộc, hoàng thân quốc thích mới được theo học. Đến năm 1253 thì vua Trần Thái Tông quyết định mở rộng Văn miếu Quốc Tử Giám, đồng ý thu nhận cả con nhà dân thương nhưng có học lực xuất sắc để đào tạo.

Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật với tổng diện tích lên tới 5400 mét vuông. Bao quanh ngôi trường là những bức tường gạch cỡ lớn tạo ra một cảm giác cổ kính và trang nghiêm về mặt không gian. Khi bước vào bên trong, ta có thể nhìn thấy những mái ngói có kiến trúc cổ dưới lớp cành lá sum suê. Trong Văn miếu Quốc Tử Giám có môi hồ Văn. Đây chính là địa điểm quen thuộc để tổ chức các cuộc bình thơ. 

Khu bên trong Văn miếu Quốc Tử Giám được chia thành năm khu chính. Khu vực một từ Văn miếu môn kéo dài đến Đại trung môn. Để vào được đến Văn Miếu môn thì ta sẽ phải đi qua thêm bốn thần trụ và bước qua ba cửa cuốn. Theo con đường từ Văn Miếu môn thẳng vào sẽ đến Đại Trung Môn, khu vực này được xây dựng bằng gạch với kết cấu ba gian. Đi theo con đường lát gạch sẽ đến với Khuê Văn Các, là nơi lầu vuông bao gồm hai tầng và tám mái. Đây có thể coi là biểu tượng nổi tiếng và quan trọng của nền văn học Việt Nam ta. Đi qua Khuê Văn Các sẽ đến giếng Thiên Quang, giếng này được xây theo hình vuông với lượng nước đều đặn quanh năm. Còn đường lát gạch bao quanh giếng Thiên Quang sẽ dẫn du khách đến với nhà bia tiến sĩ với tổng 82 bia đá được chạm khắc những bài thi văn và đặt trên lưng những con rùa đá lớn. Tiếp tục sau khi qua nhà bia Tiến sĩ sẽ đến một khoảng sân rộng được lựa chọn lát bằng gạch Bát Tràng. Khu vực cuối cùng mà du khách sẽ tham quan tại Văn miếu Quốc Tử Giám chính là nhà Thái học, đây chính là khu vực giảng đường đã đào tạo ra biết bao nhân tài của đất nước ta. Văn miếu Quốc Tử Giám là nơi tôn vinh Nhà giáo nổi tiếng Chu Văn An và các nhà vua đã có công gây dựng và gìn giữ đất nước.

Chính bởi ý nghĩa lịch sử và văn hóa quá lớn mà Văn miếu Quốc Tử Giám ngày nay vẫn được lựa chọn là nơi vinh danh những thủ khoa xuất sắc hay là nơi tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo về giáo dục. Vào tháng 5 năm 2012, Văn miếu Quốc Tử Giám đã được nhà nước công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia. Đây là một điểm tham quan nổi tiếng không chỉ là người dân địa phương lựa chọn tham quan khi đến thăm Hà Nội mà còn là nơi thu hút nhiều du khách quốc tế muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa và lịch sử của Việt Nam.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

2.3 Bài viết tham khảo 3 

Đất nước ta quả được thiên nhiên ưu ái khi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ở mỗi vùng miền mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng. Một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta nói chung hay thủ đô Hà Nội nói riêng chính là Hồ Gươm, bất kỳ ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua địa điểm này. Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, có mặt nước hồ xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm còn gắn liền lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta. Đây chính là một danh lam thắng cảnh đầy tự hào của người Hà Nội.

Điểm đặc biệt của Hồ Gươm là vì đây không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp mà Hồ Gươm còn là di tích lịch sử của đất nước ta. Theo truyền thuyết kể rằng thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất hung ác, gây ra nhiều tội ác với nhân dân ta, làm cho nhân dân sống trong cảnh khổ cực. Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn nhưng do ban đầu lực lượng mỏng, yếu thế nên cuộc khởi nghĩa của quân ta đã thất bại rất nhiều. Thấy cảnh đó Đức Long quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc, và từ lúc có gươm thần, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đánh đâu thắng tới đó, đánh tan quân xâm lược, giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh. Một năm sau Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy, từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Có hai hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo Rùa, vào đầu thế kỷ 19 người ta đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc, và gọi là Chùa Ngọc Sơn. Không lâu sau đó Chùa Ngọc Sơn không thờ Phật nữa mà chuyển sang thờ thánh Văn Xương và Trần Văn Đạo nên đổi tên là Đền Ngọc Sơn. Vào năm 1864 Tháp Bút được xây dựng trên gò Ngọc Bội đối diện với Đảo Ngọc.

Khi đến thăm di tích này, chúng ta sẽ được tận hưởng không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong Hồ Gươm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, cầu có một đoạn ngắn, cong cong trông rất đẹp và là lối duy nhất để du khách có thể vào đền Ngọc Sơn. Quanh hồ Hoàn Kiếm những cảnh vật xung quanh cũng rất đẹp. Ở đó có rặng liễu màu xanh rủ xuống hồ, quanh hồ có những ghế đá để du khách ngồi nghỉ ngơi nghe tiếng chim hót líu lo. Còn mặt hồ thì xanh biếc với cảnh vật thật đẹp. Không chỉ đắm chìm trong không khí hơi thở của những câu chuyện lịch sử mà thiên nhiên quanh hồ cũng rất đẹp.

Khi đến Hồ Hoàn Kiếm, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những cụ già hay các bạn nhỏ đang ngồi nghỉ trên những chiếc ghế dài, những cặp đôi tay trong tay đi dạo, những cô gái nhảy múa theo điệu nhạc...tất cả đều thưởng thức vẻ đẹp của Hoàn Kiếm theo cách của họ. Những hoạt động thường ngày đó đã góp phần khiến cho Hồ Hoàn Kiếm ngày càng nhộn nhịp và sống động hơn. Hồ Gươm không chỉ mang vẻ đẹp truyền thống mà còn mang vẻ đẹp hiện đại, là địa điểm tham quan nổi tiếng của nước ta khi đã chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển của dân tộc.

2.4 Bài viết tham khảo 4 

Chùa Một Cột là một trong những di tích còn sót lại của chùa Diên Hữu, thôn Thanh Bảo, Quảng Đức từ thời Lý. Hiện nay chùa Một Cột tọa lăng ở trung tâm thủ đô Hà Nội, nằm ở quận Ba Đình gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bắt đầu xây dựng vào ngày 10 tháng 10 năm 1049 âm lịch. Trước khi được đặt tên là chùa Một Cột thì ngôi chùa này đã được gọi và nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau như chùa Mật theo tiếng Hán-Nôm hay chùa  “Diên Hựu Tự”, chùa “Liên Hoa Đài”. Theo tìm hiểu, chùa được xây dựng dựa trên giấc mơ của vua Lý Thái Tông (sinh năm 1028 mất năm 1054). Câu chuyện được dân gian truyền miệng lại là trong một lần vua Lý Thái Tông nằm mơ thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài sen và dẫn ngài lên trên đài. Khi tỉnh dậy, nhà vua đã kể lại cho quan lại triều đình nghe và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên là nên xây chùa. Nhà vua đã đồng ý và làm theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng nên ngôi chùa Một Cột.

Chùa được xây dựng bằng chất liệu gỗ với mặt dưới là cột đá tượng trưng cho thân cây sen, còn mặt trên dựa theo đài sen để thiết kế. Bên trong chùa có đặt tượng Phật Bà Quan Âm để thờ cúng. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng thêm kiến ​​trúc chùa và xây dựng hồ Linh Chiểu. Sau này, ngôi chùa thu hẹp lại và chỉ còn nhỏ như ngày nay. Trong đó có nền hình vuông hoa sen với chiều dài mỗi cạnh của chùa là 3 mét, mái được xây trên một cột đá cao 4 mét, đường kính 1,2 mét, phía trên cột đá có 2 khúc được xếp chồng lên nhau tạo thành một khối. Phía sau là hệ thống đòn bẩy có tác dụng giữ thăng bằng cho ngôi chùa đặt phía trên. Ngôi chùa có kiến ​​trúc độc đáo khi được xây dựng trên nổi mặt nước. 

Trong những năm 1840 đến 1850, chùa Một Cột đã được trùng tu và trang trí lại, lần sửa chữa tiếp theo là vào năm 1920. Đến năm 1955, đài Liên hoa đã được kiến ​​trúc sư Nguyễn Bá Lăng trùng tu lại. Năm 1995, ngôi Tam Bảo được trùng tu với tổng kinh phí lên tới 500 triệu đồng, tiếp theo là việc cải tạo nhà mẫu vào năm 1997 với tổng kinh phí 200 triệu đồng.

Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được Bộ Văn hóa nước ta công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật và kiến ​​trúc vào tháng 4 năm 1962. Chùa Một Cột có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Nó còn là biểu tượng của người Hà Nội và hàng ngàn năm văn hiến. Điều có thể bạn chưa để ý là Chùa Một Cột còn được in trên mặt sau của đồng tiền 5000 của Việt Nam. Nếu có thời gian đến du lịch thủ đô Hà Nội thì bạn không thể bỏ qua Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ nhưng lại là nét văn hóa của thủ đô với những lối kiến ​​trúc độc đáo không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Chính vì nét đặc biệt này nên hàng năm có rất nhiều du khách đến đây và là điểm đến rất được ưa thích đối với cả du khách trong và ngoài nước.

2.5 Bài viết tham khảo 5

Về thăm xứ Huế mộng mơ ít ai lựa chọn không ghé thăm quần thể di tích Cố đô Huế một lần. Đây là  chứng tích cho sự huy hoàng và thịnh vượng một thời của triều Nguyễn, nơi từng là thủ đô của của nước Việt Nam ta suốt 143 năm. Xét theo lịch sử từ xa xưa thì Huế từng rất được vua Nguyễn Huệ coi trọng bởi địa hình chiến lược và ông đã chọn làm nơi đặt đại bản doanh bàn chuyện triều chính. Đến năm 1802, khi Nguyễn Ánh hay sau này là vua Gia Long một lần nữa lựa chọn nơi này trở thành Kinh đô mới cho triều Nguyễn. Nhà vua ngay lập tức cho bắt đầu  xây dựng Kinh đô và việc xây dựng này đã kéo dài từ năm 1802 đến năm 1917 mới kết thúc.

Kinh thành Huế nằm trên hai nhánh của sông Hương là Kim Long và Bạch Yến, bao gồm 8 làng cổ: Phú Xuân, Vạn Xuân, Đình Phát, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại. Tác phẩm nghệ thuật kiến trúc vĩ đại này được thiết kế và xây dựng theo phong cách làm truyền thống, được tham khảo theo các mẫu bố cục của Trung Quốc và một số nước phương Tây, nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc kiến ​​trúc của đất nước Việt Nam ta về sự cân bằng, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của tự nhiên. Tất cả sự tài tình trong thiết cùng với sự khéo léo của người nghệ nhân mà đã tạo nên được một công trình kiến ​​trúc có sự kết hợp độc đáo, uyển chuyển giữa tinh hoa của phong cách kiến ​​trúc phương Đông và phương Tây. 

Toàn bộ cung điện được bao quanh bởi một bức tường dài 10.571 mét với 24 thành lũy, 10 cổng chính và 1 cổng phụ cùng với hệ thống kênh rạch uốn lượn phức tạp nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của khu vực Cố đô. Chức năng chính của Hoàng thành là bảo vệ an toàn và phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống của quý tộc hoàng gia và quan lại triều đình. Khu Đại Nội bao gồm hệ thống Tử Cấm thành ngay trong lòng Hoàng thành và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do công trình được xây dựng từ năm 1804 và là nơi ở cho hoàng gia triều Nguyễn nên đã được đích thân vua Gia Long là người quản lý tiến độ và cấu trúc của tòa thành. Trên thực tế, nó gần như đã được hoàn thành dưới thời trị vì của vua Gia Long. Hình thức thờ cúng bao gồm các đền, miếu như: Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân,...Các công trình phục vụ đời sống hoàng gia gồm: Cung Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hòa, viện Thái Y, cung Quang Minh, điện Trinh Minh, điện Trung Hòa. Phần còn lại tiếp tục được xây dựng và cho đến thời vua Minh Mạng nó được gọi là Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được hoàn thiện với phong cách kiến ​​trúc đẹp mắt đáng khâm phục.

Di tích cố đô Huế được xây theo hình vuông, mỗi cảnh có kích thước khoảng 600 mét và được xây dựng hoàn toàn bằng những viên gạch có độ cao bốn mét và dày một mét. Xung quanh thành được bảo vệ bằng những hào được đào vào có bốn cửa ra vào theo bốn hướng Đông, Tây, Nam và Bắc lần lượt mang tên gọi là Hiển Nhơn, Chương Đức, Ngọ Môn (cửa chính) và Hòa Bình. Toàn bộ cấu trúc bên trong được thiết kế theo một cấu trúc cân xứng. Nơi nghỉ ngơi của vua sẽ nằm ở trong trục chính giữa. Ngoài những kiến trúc hùng vĩ và vững chắc ra thì Cố đô Huế còn được trang trí tinh tế bởi rất nhiều vườn hoa, cầu đá, nhiều hồ sen lớn nhỏ khác nhau và có rất nhiều loại cây lâu năm vươn tán che phủ cho nơi này. Khu vực vua ở chính là Tử Cấm Thành, được xây dựng sâu bên trong lòng Hoàng Thành. Ngay đằng sau Tử Cấm thành là điện Thái Hòa, đây là nơi ăn ở sinh hoạt chủ yếu của Vua chúa. Điện Cần Chính là nơi vua thiết triều và làm việc mỗi ngày còn khu vực nhà Tả Vu và Hữu Vu là nơi các quan lại sửa soạn và nghỉ ngơi chờ đến giờ chầu. Đến thời vua Khải Định thì điện Kiến Trung mới được xây dựng, đây chính là nơi mà vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu đã sinh sống. 

Đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, và biến động của thời gian, trải qua bom đạn cùng thiên nhiên tàn phá, các công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn sót lại với những tàn tích đầy đáng tiếc, chỉ một số ít công trình khác may mắn còn tồn tại và được tu bổ khôi phục dáng vẻ xưa cũ, trở thành di tích lịch sử của dân tộc. Ngoài khu vực Đại Nội còn có các khu lăng tẩm được xây dựng rải rác khắp Hoàng thành, theo lối kiến trúc phương Đông, tuân thủ theo nguyên tắc phong thủy, sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ,… Tất cả đều được xây trước khi nhà vua băng hà, đều rất đẹp và thơ mộng trữ tình, hoành tráng nhất phải kể đến Lăng Tự Đức, độc đáo nhất là Lăng Khải Định với lối kiến trúc Đông Tây Kim Cổ kết hợp. Một số công trình kiến trúc khác phục vụ cho mục đích học tập, ngoại giao, quân sự như: Văn miếu Quốc Tử Giám, Thượng Bạc Viện, Trấn Hải Thành,…

Vào ngày mùng 2 tháng 8 năm 1994, Cố đô Huế đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ông Daniel Janicot, Phó Tổng Giám đốc UNESCO đã đích thân đến Huế để trao tấm bằng chứng nhận có chữ ký của Tổng Giám đốc UNESCO, ông Federico Mayor Zaragoza cùng dòng chữ: "Ghi tên vào danh mục công nhận giá trị toàn cầu đặc biệt của một tài sản văn hóa hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích nhân loại". Đây quả là một niềm vui lớn của dân tộc Việt Nam khi nền những di tích lịch sử có giá trị văn hóa lớn của nước ta đã được cả thế giới công nhận và bảo vệ. 
 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những thông tin quan trọng về một số danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, qua đó còn giúp các em hiểu thêm về cách viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990