img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ| Văn 9 tập 2 kết nối + cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:02 07/10/2024 6,699 Tag Lớp 9

Dưới đây là phần Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức + cánh diều vô cùng chi tiết. Bài viết sẽ giúp các em tham khảo về cách viết, những lưu ý cần phải chú ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ cùng với những đoạn văn mẫu để các em đọc trước khi viết đoạn văn của mình.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ| Văn 9 tập 2 kết nối + cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức

1.1 Phân tích bài tham khảo 

a. Trước khi viết

* Lựa chọn bài thơ

Hãy lựa chọn trong số những bài thơ mà em đã học, đã đọc một bài thơ tám chữ mà em thấy ấn tượng sâu sắc và cảm nhận được giá trị nội dung cùng với giá trị nghệ thuật của nó.

* Tìm ý

Căn cứ vào yêu cầu của đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, em hãy tiến hành những công việc như sau:

- Đọc kĩ bài thơ sau đó ghi lại đặc điểm của tác phẩm trên những phương diện:

+ Vần thơ và nhịp thơ; chú ý về những nét đặc sắc ở trong cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ so với cách gieo vần và ngắt nhịp thông thường của thể thơ tám chữ.

+ Nội dung và mạch cảm xúc của bài thơ cùng với những trạng thái và cung bậc cụ thể.

+ Những hình ảnh độc đáo, biện pháp tu từ sáng tạo, từ ngữ đặc sắc,... mà tác giả đã sử dụng nhằm biểu đạt các cung bậc cảm xúc.

+ Chủ đề và thông điệp của bài thơ.

- Ghi lại cảm nghĩ chung của em đối với bài thơ.

* Lập dàn ý

Em hãy lập dàn ý dựa theo gợi ý dưới đây:

Dàn ý

- Mở đoạn:

+ Giới thiệu về bài thơ (nhan đề và tác giả).

+ Nêu ra ấn tượng chung về bài thơ.

- Thân đoạn:

+ Trình bày cảm nghĩ về nội dung (chủ đề, mạch cảm xúc, thông điệp,....) của bài thơ.

+ Nêu cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật cùng với tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung; nêu ra tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc tạo ra nét đặc sắc của bài thơ.

- Kết đoạn: Khái quát chung cảm nghĩ về bài thơ.

b. Viết bài

- Viết các câu văn phù hợp nhằm triển khai những nội dung đã được xác định trong dàn ý. Các câu cần phải hướng về chủ đề chung của đoạn nhằm tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.

- Sử dụng những từ ngữ diễn tả chân thực và chính xác cảm nghĩ về bài thơ; lưu ý sử dụng đến từ ngữ liên kết để đoạn văn được chặt chẽ.

c. Chỉnh sửa bài viết

Sau khi đã hoàn thành bài viết, em hãy rà soát sau đó chỉnh sửa theo những gợi ý dưới đây:

- Phần Mở đoạn đã giới thiệu rõ tên bài thơ, tác giả và nêu ra ấn tượng, cảm nghĩ chung của em về bài thơ hay chưa? Bổ sung nếu như còn thiếu.

- Phần Thân đoạn đã sử dụng đến những từ ngữ biểu đạt cảm nghĩ về chủ đề, mạch cảm xúc, thông điệp và những yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ hay chưa? Các câu có cùng hướng đến một chủ đề và có những từ ngữ liên kết phù hợp hay không? Bổ sung hoặc điều chỉnh nếu như chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Phần Kết đoạn đã nêu được khái quát cảm nghĩ về bài thơ hay chưa? Nếu như chưa đáp ứng được yêu cầu thì cần phải chỉnh sửa hoặc viết lại.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức

1.2 Bài viết tham khảo 

Đoạn văn tham khảo 1:

Quê hương chính là nguồn cảm hứng vô tận của rất nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một người con xa quê đã từ lâu lựa chọn đề tài trên nhằm viết ra những tâm tình của mình. Bài thơ “Quê hương” là một trong những bài tiêu biểu nhất ở trong sự nghiệp của ông, qua đó ta thấy được phong cách vô cùng giản dị, giàu hình ảnh và thấm đượm tình cảm thiết tha. Cả bài thơ là bức tranh về làng quê miền biển và khung cảnh lao động của người dân chài thông qua đó chúng ta thấy được nỗi nhớ da diết cùng với tình cảm thắm thiết của tác giả đối với quê hương của chính mình. Với thể thơ tám chữ hiện đại và đong đầy cảm xúc kết hợp với những hình ảnh liên tưởng, so sánh và nhân hóa vô cùng độc đáo tạo nên một bài thơ giản dị và gần gũi. Tế Hanh đã sử dụng đến một số hình ảnh đặc trưng của miền biển như “dân trai tráng, chiếc thuyền, màu nước xanh, mảnh thuyền, cá bạc,...” cho chúng ta thấy được quê hương của ông luôn luôn đậm nét, không bao giờ phai nhạt ở trong tâm trí người thi sĩ. Cùng với đó, Tế Hanh cũng sử dụng đến những hình ảnh so sánh vô cùng thú vị “Cánh thuyền to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cánh buồm – cái cụ thể hữu hình đã được so sánh với hồn làng – hình ảnh trừu tượng vô hình. Hồn làng tức là linh hồn, là nét riêng biệt sâu thẳm, linh thiêng của quê hương và của làng chài mà nhà thơ cảm nhận thông qua một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ thật sự khoáng đạt và kỳ vĩ, mang sức vóc tung tỏa của nó. Đây cũng là sự phát hiện vô cùng tinh tế và chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể nào thiếu được trong đời sống mưu sinh, là biểu tượng của một làng chài. Vẫn con thuyền đi ra khơi, giờ đây trở về sau một ngày chạy đua cùng với sóng gió được nhà thơ nhân hóa giống với một con người, một nhà hiền triết cùng với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ và suy tư: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Nghe (cảm nhận bằng thính giác) nhưng ở đây thì lại nghe chất muối thấm dần vào trong thớ vỏ; sự chuyển đổi cảm giác thật sự tinh tế. Không chỉ con người mà ngay cả con thuyền cũng thấm đẫm hương vị của biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran ở trong cơ thể mình hay đó chính là cái dư vị dịu êm nhưng giản dị của nhịp đời miền quê biển. Nếu không gắn bó và yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng và đằm thắm thì nhà thơ không thể nào cảm nhận và thể hiện ra được một cách sinh động, tài hoa về những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê ở trong những câu thơ tươi tắn và nồng nàn như vậy. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn cùng hình ảnh sinh động tạo ra cho người đọc cảm giác hứng khởi và ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ nên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Đoạn văn tham khảo 2:

Ông hoàng thơ tình Việt Nam đã viết ra một bài thơ “Yêu” với xúc cảm chân thành và mãnh liệt, cùng với một trái tim dành hết cho sức sống của tuổi trẻ và tình yêu đôi lứa. Bài thơ Yêu được in trong Tuyển tập Tự lực văn đoàn vào năm 2004 với nguồn cảm hứng chính là cảm xúc của tác giả khi đã phải trải qua một mối tình đơn phương, nhưng tình cảm đó vô cùng đặc biệt, khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng sâu sắc. Đối với ông, yêu chính là “chết ở trong lòng một ít”, vì khi yêu ta dành toàn bộ trái tim mình, trọn vẹn suy nghĩ cùng với tình cảm dành cho đối phương, khi không được đáp lại, thì trong lòng sẽ bị tan vỡ từng ngày. Những giây phút được hạnh phúc và được chìm đắm trong tình yêu đối với tác giả Xuân Diệu cũng như giây phút chia biệt đầy buồn thảm, ông đã sợ rằng khi mình đem lòng yêu một ai đó, không có điều gì có thể đảm bảo tình yêu sẽ mãi mãi tồn tại như vậy, nó sẽ dần dần phai nhạt rồi biến mất nếu như chúng ta không vội vàng lên, nắm lấy và cảm nhận, sống trọn vẹn mình với tình yêu đó. Xuân Diệu tự gọi tên chính mình cùng với những người đang yêu khác là những kẻ cuồng si, trao trọn trái tim mình cho người tình mang tên là “tình yêu”. Bằng những hình ảnh thơ giàu sức gợi hình, gợi tả và ngôn ngữ giản dị nhưng lại gợi sức liên tưởng hết sức sâu sắc cho người đọc. Bạn đọc sẽ cảm nhận được những vẻ đẹp của tình yêu. Bài thơ xứng đáng là bài thơ hay nhất viết về tình yêu và sẽ mãi neo đậu lại ở trong trái tim bạn đọc.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

Đoạn văn tham khảo 3:

Ở trong Nhớ Rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự vô cùng u uất, chán nản và khát vọng về sự tự do cháy bỏng tha thiết thông qua lời mượn của con hổ ở trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước đang ở trong hoàn cảnh mất nước. Nỗi lòng của hổ chính là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ mơ về một cuộc sống tươi đẹp đã qua ở trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết những bài thơ của Thế Lữ cũng như ở trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống với chính mình. Nhớ Rừng không thể nào thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính do tạo ra được điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước với tâm trạng bất hòa bất lực trước thực tại về thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên một niềm khát khao tự do chính đáng. Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc vô cùng mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan tỏa một hồn thơ hối thúc và rất nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả về vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện được một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh của con hổ trong vườn bách thú để nói lên những tâm sự kín đáo sâu sắc của chính mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống trong sự tù túng, đồng thời khơi ra tình cảm yêu nước của người dân thuở bấy giờ.

Đoạn văn tham khảo 4:

Bài thơ “Nhớ rừng” mượn lời của một con hổ ở vườn Bách thú, đề tài vô cùng kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn và bất lực, hồn vía của một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá và hung dữ đòi lại tự do. Ông chúa đã thấm thía về sự bất lực và ý thức được tình cảnh của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một nỗi căm hờn, nằm dài trông ngày tháng trôi qua, mặc cho thân thế đang bị tụt xuống ngang cấp với những loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể thấy con hổ này đã được thuần hóa nên mới chịu ngang hàng cùng với bọn gấu dở hơi và với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là vẻ bề ngoài thôi, còn thế giới ở bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay nhưng vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của tác giả Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ được sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh vô cùng kỳ vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm. Trong hoàn cảnh bài thơ được ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn và uất hận… của con hổ nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta thời bấy giờ đang rên xiết trong xích xiềng của nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống và khao khát tự do. Bài thơ mang hàm nghĩa như một lời nhắn gửi rất kín đáo, tha thiết về một tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ chính là cái giá của tự do. Hình tượng của con hổ nhớ rừng là sự thể hiện rất tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.

Đoạn văn tham khảo 5:

Bếp lửa là một tác phẩm đã được nhà thơ Bằng Việt sáng tác vào giai đoạn miền Bắc nước ta đang bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt bài thơ chính là hình ảnh bếp lửa ấm áp giản dị gợi về biết bao nhiêu kỉ niệm thân thương về người bà. Nhắc đến bà là nhắc đến những tần tảo sớm hôm vất vả. Bằng chính nghị lực phi thường và tình yêu thương cháu nhỏ thì sớm sớm chiều chiều vẫn bếp lửa bà nhen để lo cho đứa cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa đó mang lại những tia sáng thần kì biết bao nhiêu: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là hình ảnh bếp lửa được hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa để trở thành một biểu tượng của tình yêu thương, của sẻ chia và sự che chở. Đó chính là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời của người bà thân yêu ở trong trái tim cháu. Chính bởi những điều ấy, bếp lửa và bà đã trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo và có mối quan hệ khăng khít không thể nào tách rời.

2. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ| Văn 9 tập 2 cánh diều 

Bài tập (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Hãy viết đoạn văn nêu ra cảm nghĩ của em về một yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật mà em cảm thấy đặc sắc nhất của bài thơ “Chiều xuân” (tác giả Anh Thơ).

2.1 Đoạn văn tham khảo 1

Chiều xuân được in trong tập Bức tranh quê (xuất bản vào năm 1941) là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả Anh Thơ. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mát, thơ mộng cùng với khung cảnh làng quê tĩnh lặng và thanh bình khiến cho con người thêm phần gắn bó với quê hương. Buổi chiều thường là khoảnh khắc dễ khiến nảy sinh cảm xúc và thi hứng của thi nhân. Nhà thơ đã quan sát rồi lựa chọn những hình ảnh và chi tiết đặc trưng của cảnh vật nhằm phác họa nên ba bức tranh chiều xuân êm ả và thanh bình. Bức tranh thứ nhất tả về cảnh một chiều mưa bụi với hình ảnh bến sông vắng khách còn con đò nằm gần như bất động, quán tranh xơ xác ở bên chòm xoan rụng đầy hoa tím. Nữ sĩ quan sát và thưởng thức bằng chính cái nhìn tâm tưởng nên đã cảm nhận được cái hồn trong cảnh vật thân quen. Trong chiều mưa lạnh, quang cảnh của bến sông ven làng càng thêm tiêu điều, vắng vẻ. Một bức tranh dường như thiếu đi sắc màu và ánh sáng. Trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối ấy của không gian vẫn có sự hoạt động của cảnh vật, dù chỉ nhẹ đến mức như có như không: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng. Con đò thường ngày tất bật để chở khách sang sông, giờ đây dường như đã mệt mỏi, biếng lười nằm mặc cho nước sông trôi. Còn quán tranh cũng như thu mình lại mà đứng im lìm trong vắng lặng bởi vì không còn khách vào ra với tiếng cười hay tiếng nói rộn ràng. Chòm xoan hoa tím rụng tơi bời ở trước ngọn gió xuân còn vương hơi lạnh của buổi tàn đông. Tất cả đều như chất chứa một nỗi buồn sâu kín khó có thể nói thành lời.

2.2 Đoạn văn tham khảo 2

Mùa xuân từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận dành cho việc sáng tác văn thơ. Xuân là thời điểm của tuổi trẻ, là nơi khát khao sống mãnh liệt cùng với sự cống hiến, nơi niềm tin và sự hy vọng được truyền tải. Trong khi hầu hết những nhà thơ thường miêu tả về vẻ đẹp tinh khôi của mùa xuân ở trong những buổi sáng rạng rỡ, với ánh nắng chan hòa với cây xanh tươi mát, Anh Thơ lại lựa chọn miêu tả mùa xuân trong buổi chiều. Bài thơ "Chiều xuân" ra đời với ý muốn khắc họa thêm về vẻ đẹp dịu dàng của mùa xuân vào buổi chiều - những cánh đồng quê hương đang yên bình và ngọt ngào. Bài thơ “Chiều xuân” được in ở trong tập "Bức tranh quê" xuất bản vào năm 1941, là một ví dụ tiêu biểu của phong cách nghệ thuật của Anh Thơ. Tranh vẽ về thiên nhiên mùa xuân thật tươi mát, thơ mộng, cùng với khung cảnh yên tĩnh của làng quê yên ả. Buổi chiều thường mang tới những khoảnh khắc gợi ra cảm xúc và cảm hứng ở trong tâm trí thi nhân. Nhà thơ đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh và chi tiết đặc trưng của cảnh vật nhằm tái hiện ba bức tranh của chiều xuân - những hình ảnh vô cùng êm đềm và bình yên. Khung cảnh đầu tiên mô tả về một buổi chiều mưa bụi, với hình ảnh bến sông thực sự hoang vắng, con đò gần như nằm bất động, quán tranh xơ xác ở bên chòm xoan rụng hoa tím. Khổ thơ trên đã tạo nên một cảm nhận vô cùng sâu lắng về một cảnh tượng đầy sự huyền ảo. Trước mắt ta là mưa nhẹ nhàng đang trút xuống, mang theo những hạt bụi nhè nhẹ, tạo nên một không khí êm đềm trên bến sông vắng vẻ. Con đò bất động, như đang trì trệ giữa sự lặng lẽ của dòng nước trôi. Quán tranh cũng đứng im lìm, như đọng lại trong sự yên lặng của khung cảnh xung quanh. Bên cạnh, chòm xoan hoa tím cũng rơi rụng đầy nét tơi bời, tạo ra sắc thái đầy u buồn và đổ đầy một bầu không khí tĩnh lặng. Cảnh tượng ấy đã chạm đến lòng người với sự đậm sắc trong tưởng tượng và mang tới một cảm giác thanh tịnh, giống như một bức tranh huyền ảo và mơ màng ở trong tâm trí. Từ đường đê, khung cảnh xanh mướt của cỏ non đã tràn ngập ánh sắc biếc đã tạo ra một bức tranh tự nhiên vô cùng tươi tắn và mê hoặc. Đàn sáo đen bay xuống cùng với sự uyển chuyển của chúng, tạo ra một âm nhạc tự do và nhẹ nhàng ở trên không trung. Mấy cánh bướm nhỏ đang rục rịch và múa bay trong tiếng gió, tạo ra một khung cảnh đầy sức sống và đa dạng. Trâu bò thảnh thơi và điềm tĩnh cúi mình, hưởng thụ những giọt mưa ở trên lưng, tạo nên một hình ảnh rất thanh bình và tự nhiên trong lòng người thưởng thức. Mỗi chi tiết ở trong khổ thơ của bài thơ “Chiều xuân” đều vẽ cho người đọc về hình ảnh sống động, đan xen với nhau nhằm tái hiện lại những cảnh vật gợi ra sự sảng khoái và hài lòng. Từ một góc xa xa, tiếng cào cỏ ruộng thì trầm lắng như điệu nhạc ru tình. Một lũ cò con chốc chốc lại vụt bay ra khỏi cánh đồng, tạo ra hình ảnh rất tươi sáng và rộn ràng. Đôi cánh trắng mịn của cò trắng đập đồng điệu cùng với tiếng hót ngọt ngào của chim chích chòe, cùng nhau tạo ra một vũ điệu tự nhiên và sôi động nhưng cũng thật nhẹ nhàng êm đềm. Bỗng dưng, ánh mắt của tôi bị cuốn vào một hình bóng vô cùng nữ tính và yêu kiều. Một cô nàng yếm thắm với áo dài xanh nhạt, đang cúi xuống cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. Bàn tay nhỏ nhắn của cô ấy gắp lấy những cỏ vàng, lấp lánh giống như ánh mặt trời chiếu sáng trên cánh đồng. Cái nhìn tròn xoe cùng đôi má hồng, cô nàng ấy như một bức tranh vô cùng sống động giữa đại ngàn cỏ cây. Vẻ đẹp trong sáng và thuần khiết của cô nàng yếm thắm đã làm cả tác giả và người đọc cảm nhận được sự thanh tịnh cũng như sự hòa quyện với thiên nhiên xanh tươi. Giữa cánh đồng lúa trải dài mênh mông, tôi đã hiểu rằng đôi khi, vẻ đẹp đơn giản nhất lại chứa đựng ở trong những hành động bình thường nhất, và cô nàng yếm thắm ấy đã làm cho cảnh đồng trở thành một kiệt tác vô cùng thơ mộng và tuyệt vời. Từ vựng tinh tế cùng bút pháp khéo léo của Anh Thơ đã tạo ra được những hình ảnh giản dị, nhưng tràn đầy sự ấm áp và chứa đựng vẻ đẹp tuyệt vời của cuộc sống. Những từ ngữ đó như những nét vẽ tinh tế và như một nét mực đỏ trên trang giấy đem đến cho người đọc những trải nghiệm hết sức tinh tế và sâu sắc. Những dòng thơ dễ chạm tới trái tim và dâng lên cảm xúc của người đọc, cho ta cảm nhận chân thật nhất về tình cảm và cảm xúc của nhà thơ. Điều này chính là thành công đối với bài thơ, khẳng định về giá trị nghệ thuật của nó. Nhịp thơ đan xen giữa sự chậm rãi và nhẹ nhàng, mang đến cho ta cảm giác sâu lắng, đôi lúc lại tỏa ra sự rộn ràng và vui tươi. Toàn bộ bài thơ giống như một bản nhạc với vô số giai điệu, làm rung động trái tim cũng như suy nghĩ của người đọc. Tình yêu dành cho thơ ca và tình yêu đối với những giá trị giản dị và thân thuộc của quê hương - đó là những yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của bài thơ "Chiều Xuân". Sự kết hợp tài năng cùng với trái tim yêu thương đã làm nên một tác phẩm vô cùng xuất sắc, khẳng định được vị thế đặc biệt của nó ở trong lòng độc giả.

2.3 Đoạn văn tham khảo 3

Nhắc tới nhà thơ Anh Thơ người độc giả lại nhớ đến hình ảnh một nữ thi sĩ tiêu biểu trong phong trào thơ Việt Nam hiện đại. Với tuổi thơ êm đềm và bình yên của làng quê Việt Nam đã là nguồn cảm hứng bất tận cho mọi bài thơ của bà. Tiêu biểu đó là cảnh thiên nhiên của miền quê hương Việt Nam được nhắc đến trong bài thơ “Chiều Xuân”. Đứng giữa đồng lúa xanh rờn và ướt lặng, nhìn xung quanh mảnh đất bát ngát một màu xanh tươi. Một cảm giác bình yên và thân thuộc đã làm say mê lòng tôi. Bầu trời cao xanh thăm thẳm được trải dài trên đầu, như một chiếc mái hiên kín mít, che chở cho những tâm hồn chẳng hề nguôi hi vọng:

“Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.”

Từ một góc xa xa, tiếng cào cỏ ruộng đang trầm lắng giống như điệu nhạc ru tình. Một lũ cò con chốc chốc vụt bay ra khỏi cánh đồng, tạo ra một hình ảnh tươi sáng và rộn ràng. Đôi cánh trắng mịn của cò trắng đập đồng điệu cùng với tiếng hót ngọt ngào của chim chích chòe, cùng nhau tạo ra một vũ điệu tự nhiên và sôi động nhưng cũng rất nhẹ nhàng êm đềm. Bỗng dưng, ánh mắt tôi lại bị cuốn vào một hình bóng thật nữ tính và yêu kiều. Một cô nàng yếm thắm với áo dài xanh nhạt, đang cúi xuống cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. Bàn tay nhỏ bé của cô gắp lấy những cỏ vàng, lấp lánh giống như ánh mặt trời chiếu sáng trên cánh đồng. Cái nhìn tròn xoe cùng đôi má hồng, cô nàng ấy giống như một bức tranh sống động giữa muôn ngàn cỏ cây. Vẻ đẹp vô cùng trong sáng và thuần khiết của cô nàng yếm thắm đã làm cả tác giả và người đọc cảm nhận được sự thanh tịnh cùng với sự hòa quyện với thiên nhiên xanh tươi. Giữa cánh đồng lúa trải dài mênh mông, tôi hiểu rằng đôi lúc, vẻ đẹp đơn giản nhất lại chứa đựng ở trong những hành động bình thường nhất, và cô nàng yếm thắm ấy trở thành một kiệt tác thật thơ mộng và tuyệt vời.

2.4 Đoạn văn tham khảo 4

Trong bài thơ Chiều Xuân của nữ tác giả Anh Thơ, ngoài nội dung đặc sắc còn nổi bật bởi nghệ thuật sử dụng từ vựng vô cùng tinh tế và bút pháp khéo léo với những hình ảnh rất giản dị, nhưng tràn đầy sự ấm áp và chứa đựng vẻ đẹp trong cuộc sống. Những từ ngữ đó như những nét vẽ tinh tế hay như một nét mực đỏ trên trang giấy đem đến cho người đọc những trải nghiệm hết sức tinh tế và sâu sắc. Điển hình như câu thơ:

"Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"

 Ánh mắt của nhà thơ chuyển hướng và cũng bắt gặp được sự yên tĩnh đang bao trùm. Quán tranh được nhà thơ nhân hóa thông qua động từ "đứng". Không chỉ là "đứng" mà đó còn là "đứng im lìm" và "trong vắng lặng", từ láy nối tiếp với động từ như nhân thêm sự trống vắng không chỉ của riêng bến sông gây hiệu ứng mạnh ở trong khổ thơ. Nơi quán tranh ấy là trung tâm của sự hoang vắng và xơ xác khi ngày đó sắp kết thúc. Hoa tím rụng "tơi bời" vào những phút cuối cùng của ngày dài. Dường như không chỉ con người cảm thấy mệt mỏi mà vạn vật cũng rã rời và trút bỏ được tàn dư cuối cùng. Những dòng thơ dễ chạm tới trái tim và dâng lên cảm xúc của người đọc, cho ta cảm nhận một cách chân thật nhất về tình cảm và cảm xúc của nhà thơ. Điều đó chính là thành công của bài thơ, khẳng định về giá trị nghệ thuật của nó. Nhịp thơ đan xen vô cùng chậm rãi và nhẹ nhàng, mang đến cho ta cảm giác sâu lắng, trong khi đôi lúc lại tỏa ra vẻ rộn ràng và vui tươi. Toàn bộ bài thơ như một bản nhạc với vô số những giai điệu, làm rung động trái tim cũng như suy nghĩ của người đọc. Tình yêu dành cho thơ ca và tình yêu đối với những giá trị giản dị và thân thuộc của quê hương - đó chính là những yếu tố quan trọng góp phần tạo ra sự thành công của bài thơ "Chiều Xuân". Sự kết hợp tài năng cùng với trái tim yêu thương đã làm nên một tác phẩm vô cùng xuất sắc, khẳng định được vị thế đặc biệt của nó ở trong lòng độc giả.

2.5 Đoạn văn tham khảo 5

Bài thơ "Chiều xuân" được in trong tập "Bức tranh quê" của nữ tác giả Anh Thơ. "Chiều xuân" được viết dựa theo thể thơ 8 tiếng, bao gồm 12 câu thơ. Mở đầu bức tranh chiều xuân chính là khung cảnh bến đò. 

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước trôi sông;

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời .”

Nhịp thơ ⅗ rất chậm rãi và khoan thai với những hình ảnh vô cùng quen thuộc ở trong ca dao và thơ ca cổ điển Việt Nam vẫn là hình ảnh về bến nước, con đò, con sông, quán nước nhưng có lẽ không phải là bên sông có đông người lên xuống mà đó là một bến vắng, con đò cũng không phải là con đò nối nhịp cầu giữa hai cảnh mà là con đò biếng lười, hờ hững để cho mặt dòng sông trôi xuôi và quán tranh thì im lìm, vắng lặng vào một chiều mưa xuân. Tất cả cảnh vật như đang rơi vào tình trạng im ắng tuyệt đối, tất cả như đang mong mỏi một thứ gì đó đến từ một nơi xa thẳm. Nếu như không có sự chuyển động của nước sông cùng với “chòm xoan hoa tím rụng tơi bời” thì người đọc đã tưởng như mình đang đối diện với một bức tranh xuân tĩnh vật, bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, thật êm ả nhưng cũng rất buồn, chất chứa tâm trạng buồn tủi của chủ thể tôi đang cô đơn, khao khát đợi chờ và cần hỏi thăm. Khổ thơ như chứa đựng về nỗi niềm của chính thi nhân. 
 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết phía trên đã hướng dẫn các em cách Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ Văn 9 tập 2 kết nối + cánh diều. Thông qua bài viết, hy vọng các em đã nắm được những lưu ý cũng như tham khảo được những đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ chất lượng, phù hợp với những yêu cầu mà em đang tìm kiếm.

Ngoài phần Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ| Văn 9 tập 2 kết nối + cánh diều, nếu các em có nhu cầu tham khảo thêm về những bài soạn văn khác, thậm chí là những bài soạn thuộc những môn học khác thì hãy nhanh chóng truy cập vào trong website chính thức của VUIHOC để có thể đăng ký nhanh gọn khoá học của mình và được giải đáp những thắc mắc từ các thầy cô giáo vô cùng tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990