img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật - Sinh học 12

Tác giả Minh Châu 15:39 30/11/2023 51,208 Tag Lớp 12

Những biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật được nghiên cứu như thế nào và nguyên nhân dẫn đến những biến động đó là gì? Cùng tìm hiểu kiến thức này trong bài viết hôm nay nhé!

Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật - Sinh học 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật 

1.1 Khái niệm biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

- Biến động số lượng cá thể của quần thể sin vật là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể đó xoay quanh giá trị cân bằng với sức chứa của môi trường. 

- Đây là hiện tượng phản ứng tổng hợp của quần thể trước những thay đổi của điều kiện sống. 

- Có 2 dạng là biến động theo chu kỳ và biến động không theo chu kỳ. 

1.2 Biến động theo chu kỳ

a. Biến động theo chu kỳ là những thay đổi số lượng cá thể trong quần thể do những thay đổi của kiều kiện môi trường theo chu kì. 

b. Các dạng biến động theo chu kì thường gặp là

- Chu kì ngày đêm: Thường gặp ở các sinh vật có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp. Ví dụ sinh vật phù du như loài tảo thường có số lượng cá thể tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm. Nguyên nhân là do vào ban ngày, ánh sáng chiếu vào nên loài tảo quang hợp và sinh sản rất nhanh. 

- Chu kì nhiều năm: Nhiều loài động vật có chu kỳ biến động cá thể trong nhiều năm. Ví dụ như nghiên cứu biến động của loài thỏ rừng và linh miêu ở Canada. Khi số lượng linh miêu tăng lên thì số lượng thỏ giảm xuống và ngược lại. 

- Chu kì theo mùa: Chu kì theo mùa thường liên quan đến đặc tính sinh sản của sinh vật. Phần lớn các loài sinh vật sinh sản vào mùa xuân và mùa hè. Vì vậy, đây cũng là thời điểm số lượng cá thể sinh vật tăng lên trong năm. Ví dụ như ruồi và muỗi thường sinh sản và phát triển mạnh vào mùa xuân hè. 

- Chu kì tuần trăng - thủy triều: Nhiều loài động vật sinh sản theo chu kỳ tuần trăng và thủy triều. Ví dụ như loài rươi sẽ sinh sản mạnh nhất vào các ngày trăng khuyết. 

1.3 Biến động không theo chu kỳ

- Biến động không theo chu kì là hiện tượng tăng, giảm số lượng cá thể do các yếu tố ngẫu nhiên như thiên tai, dịch bệnh, thiên địch hay các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường của con người... 

- Ví dụ:

+ Quá trình đô thị hóa khiến phạm vi sinh sống của nhiều quần thể sinh vật bị thu hẹp => số lượng quần thể giảm. 

+ Ở Việt Nam, sau mỗi trận lũ lụt ở miền Bắc và miền Trung sẽ khiến số lượng bò sát, động vật gặm nhấm, các loài chim nhỏ bị suy giảm mạnh. 

+ Cháy rừng Amazon năm 2019 gây mất mát lớn về đa dạng sinh học, nhiều quần thể sinh vật ở Amazon bị suy giảm sau cháy rừng. 

Đăng ký ngay để nhận bộ sổ tay bí kíp ôn thi tốt nghiệp THPT từ VUIHOC bạn nhé!!!

 

2. Nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật 

2.1 Tác động của nhân tố sinh thái vô sinh 

- Các nhân tố vô sinh là các nhân tố hóa học, vật lý của môi trường như khí hậu, ánh sáng, không khí, nhiệt độ, lượng mưa, chất thải từ động vật, lông rụng, xác động vật... 

- Các nhân tố sinh thái vô sinh còn được gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể bởi nhân tố này tác động trực tiếp đến mọi sinh vật, không bị chi phối bởi mật độ quần thể. 

- Trong các nhân tố sinh thái vô sinh thì khí hậu là nhân tố có ảnh thưởng rõ rệt và thường xuyên nhất đến quần thể. Trong đó nhiệt độ không khí xuống thấp là nguyên nhân khiến nhiều động vật chết, đặc biệt là nhóm động vật biến nhiệt. 

- Những thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh sẽ ảnh hưởng đến sinh lí mỗi cá thể => tác động đến khả năng sinh sản và sức sống của con non... 

2.2 Tác động của nhân tố sinh thái hữu sinh

- Các nhân tố sinh thái hữu sinh còn được gọi là quần xã sinh vật là những nhân tố sống tác động đến môi trường sinh thái. Nhân tố sinh thái bao gồm các nhóm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. 

- Các nhân tố sinh thái hữu sinh còn được gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể do nhân tố này thường chịu ảnh hưởng của mật độ cá thể trong quần thể. 

- Sự cạnh tranh giữa các cá thể, mức sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể... ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động số lượng trong quần thể. 

- Trong các nhân tố sinh thái hữu sinh thì nhân tố con người được xem là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến số lượng quần thể sinh vật. 

+ Các loài động vật có khả năng bảo vệ vùng sống ít như động vật ăn cỏ hươu, nai... thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc vào kẻ thù ăn thịt. 

+ Đối với các động vật ăn thịt thì khả năng bảo vệ lãnh thổ ảnh hưởng đến số lượng cá thể. 

2.3 Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

- Trong quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể: 

+ Khi môi trường sống thuận lợi => số lượng sinh sản tăng, tử vong giảm, có thể tăng nhập cư => số lượng cá thể trong quần thể tăng. 

+ Khi số lượng cá thể tăng quá cao => thiếu thức ăn, nơi ở, ô nhiễm môi trường => gia tăng cạnh tranh => lượng sinh sản giảm, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư => số lượng cá thể trong quần thể giảm. 

2.4 Trạn thái cân bằng của quần thể 

- Sự tự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể => cân bằng quần thể. 

- Cân bằng quần thể là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định tương đối và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của sinh cảnh. 

3. Cơ chế điều chỉnh mật độ cá thể (nâng cao) 

3.1 Cơ chế cạnh tranh

- Cơ chế cạnh tranh xảy ra khi mật độ quần thể tăng lên, lúc đó khăng năng cung cấp thức ăn, nơi ở của môi trường không đáp ứng được khiến sự cạnh tranh trong quần thể tăng lên => mức độ sinh sản giảm và lượng cá thể tử vong tăng. 

- Cơ chế cạnh tranh => sự phát tán ở động vật và tự tỉa thưa ở động vật. 

3.2 Cơ chế di cư

- Cơ chế này chỉ xảy ra ở động vật. Mật độ quần thể quá cao => thay đổi hình thái, sinh lý và gây ra di cư cả đàn hoặc một phần của quần thể => mật độ quần thể giảm đi đáng kể.

3.3 Cơ chế dịch bệnh, ăn thịt, kí sinh 

- Giữa động vật ăn thịt và con mồi của chúng có sự khống chế lẫn nhau. Ví dụ như số lượng cá thể trong quần thể mèo rừng tăng thì các cá thể trong quần thể thỏ rừng sẽ giảm đi và ngược lại. 

- Khi mật độ quần thể càng cao thì khả năng các kí sinh vật và dịch bệnh càng dễ phát tán và lây lan => tử vong tăng => số lượng cá thể giảm.  

 Nắm trọn kiến thức Sinh học 12 ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia ngay!!!

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức về Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật trong chương trình Sinh học 12. Hiểu về các nguyên nhân gây ra sự biến động số lượng cá thể giúp các em trả lời được những câu hỏi ứng dụng trong đề thi Sinh tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Để học thêm nhiều kiến thức môn Sinh cũng như những môn học khác, các em hãy truy cập trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé! 

>> Mời bạn xem thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990