img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 11:44 10/01/2024 5,344 Tag Lớp 12

Kiểm tra giữa kỳ 2 môn hóa 12 cần ôn tập những kiến thức nào? Tham khảo ngay đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết để biết các chủ đề cần ôn tập nhé!

Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết: Đại cương về kim loại 

1.1 Sự ăn mòn kim loại

a. Khái niệm: Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. 

b. Các dạng ăn mòn kim loại: Có 2 dạng

- Ăn mòn hóa học: Là quá trình oxi hóa khử, electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.  

- Ăn mòn điện hóa: Là quá trình oxi hóa khử do tác dụng của chất điện li => tạo dòng electron di chuyển từ cực âm đến cực dương. 

+ Điều kiện ăn mòn: Có 2 điện cực khác chất tiếp xúc với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp và được đặt trong môi trường điện li. 

+ Cơ chế ăn mòn: 

  • Cực âm (anot) = kim loại mạnh = quá trình oxi hóa = kim loại bị ăn mòn. 

                                                M \large \rightarrow Mn+ + ne

  • Cực dương (catot) = kim loại yếu hoặc phi kim = quá trình khử.

                                                2H+ + 2e \large \rightarrow H2

                                                O2 + 2H2O + 4e \large \rightarrow 4OH-

c. Chống ăn mòn kim loại: Có 2 cách

- Bảo vệ bề mặt bằng cách sơn, mạ tráng... giúp vật liệu bền với môi trường. 

- Phương pháp điện hóa: Dùng kim loại hoạt động hơn để bảo vệ ( kim loại đó sẽ bị ăn mòn trước

1.2 Điều chế kim loại

a. Phương pháp nhiệt luyện

- Nguyên tắc: Dùng chất khử mạnh như C, CO, H2, Al để khử kim loại trong oxit từ Zn \large \rightarrow Cu

- Ứng dụng: Điều chế kim loại hoạt động trung bình từ Zn \large \rightarrow Cu

4CO + Fe3O4 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} 3Fe + 4CO2

b. Phương pháp thủy luyện

- Nguyên tắc: Dùng kim loại có tính khử mạnh khử ion của kim loại yếu hơn ra khởi muối. 

- Ứng dụng: Điều chế kim loại hoạt động trung bình và yếu. 

c. Phương pháp điện phân

- Phương pháp: Khử ion kim loại bằng dòng điện một chiều. 

+ Tại cực âm catot xảy ra quá trình khử = khử cation \large \rightarrow thu được kim loại. 

+ Tại cực dương anot xảy ra quá trình oxi hóa \large \rightarrow thu được chất khí.

- Có 2 phương pháp điện phân là điện phân nóng chảy điều chế kim lọa mạnh nhóm IA, IIA, AI và điện phân dung dịch điều chế kim loại hoạt động trung bình và yếu.

+ Sơ đồ điện phân dung dịch: 

Catot (-) \large \leftarrow Chất \large \rightarrow Anot (+)

ion (+)(H2O)            ion (-)(H2O)

Quá trình khử: Li+ , Al3+ , Mn+ ( Chỉ có ion kim loại sau Al3+ mới bị khử trong dung dịch) Quá trình oxi hóa S2-, Cl-, OH- (Anion SO_{4}^{2-}, NO_{3}^{-} không bị oxi hóa) 

Mn+ + ne \large \rightarrow M 

Hết Mn+ thì H2O bị khử: 2H2O (pH > 7)

S2- \large \rightarrow S + 2e

2X- \large \rightarrow X2 + 2e

4OH- \large \rightarrow O2 + 2H2O + 4e

2H2\large \rightarrow O2 + 4H+ + 4e (pH < 7)

- Định luật Faraday tính khối lượng các chất thoát ra ở các điện cực: 

\large m=\frac{A.I.t}{96500.n}

Trong đó:

  • m là khối lượng chất thoát ra ở điện cực;
  • A là khối lượng mol nguyên tử;
  • n là số electron cho hoặc nhận;
  • I là cường đọ dòng điện;
  • t là thời gian điện phân. 

>> Xem thêm: Phương pháp điều chế kim loại

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình đạt 9+ thi THPT Quốc Gia

2. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ

2.1 Kim loại kiềm

a. Vị trí, cấu hình electron:

- Vị trí: Nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs, Fr (chất phóng xạ). 

- Cấu hình: ...ns1

b. Tính chất vật lý: 

- Kim loại kiềm có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp do cấu tạo tinh thể lập phương tâm khối rỗng và liên kết kim loại yếu. 

c. Tính chất hóa học: 

- Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh tăng dần từ Li \large \rightarrow Cs: M \large \rightarrow M+ + 1e. 

- Dễ dàng xảy ra phản ứng với phi kim. 

- Tác dụng với axit mãnh liệt + nổ: M + HCl \large \rightarrow MCl + 1/2H2

- Tác dụng với nước mãnh liệt + nổ: M + H2\large \rightarrow MOH + 1/2H2

=> Do kim loại kiềm rất dễ phản ứng với oxi và nước nên cần bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa. 

d. Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen (hoặc hidroxit)

2MX \large \overset{dpnc}{\rightarrow} 2M + X2

2.2 Hợp chất kim loại kiềm

a. Tính chất của NaOH

- Phân li hoàn toàn \large \rightarrow môi trường bazo (pH > 7)

- Tác dụng với oxit bazo: CO2, SO2...:

CO2 + NaOH \large \rightarrow NaHCO3

CO2 + 2NaOH \large \rightarrow Na2CO3 + H2O

- Tác dụng với axit: HCl, H2SO4, HNO3...

HCl + NaOH \large \rightarrow NaCl + H2O

- Tác dụng với muối tạo kết tủa: CuCl2 + 2NaOH \large \rightarrow Cu(OH)2 + 2NaCl

b. Tính chất của NaHCO3

- Kém bền với nhiệt: 2NaHCO3 \large \rightarrow Na2CO3 + CO2 + H2

- Tính lưỡng tính: 

NaHCO3 + HCl \large \rightarrow NaCl + CO2 + H2O

NaHCO3 + NaOH \large \rightarrow Na2CO3 + H2

c. Tính chất của Na2CO3

- Bền với nhiệt, trong dung dịch cho môi trường kiềm pH > 7

- Có tính chất của muối

Na2CO3 + HCl \large \rightarrow NaCl + CO2 + H2

Na2CO3 + Ba(OH)2 \large \rightarrow BaCO3 + 2NaOH

Na2CO3 + CaCl2 \large \rightarrow CaCO3 + 2NaCl

2.3 Kim loại kiềm thổ 

a. Vị trí, cấu hình: 

- Vị trí nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra (chất phóng xạ). 

- Cấu hình:...ns2

b. Tính chất vật lý: Nhiệt độ sôi, nón chảy, khối lượng riêng thấp nhưng cao hơn kim loại kiềm do cấu tạo mạng tinh tể khác nhau. 

c. Tính chất hóa học: 

- Có tính khử mạnh tăng dần từ Be \large \rightarrow Ba: M \large \rightarrow M2+ + 2e

- Tác dụng với phi kim Cl2, O2, S

- Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng  \large \rightarrow muối  + H2

Mg + 2HCl \large \rightarrow MgCl2 + H2

- Tác dụng với axit HNO3, H2SO4 đặc \large \rightarrow muối + sản phẩm khử + H2O. Kim loại kiềm thổ có khả năng khử S+6 xuống S-2, So và N+5 xuống N-3...

4Mg + 10HNO3 \large \rightarrow 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

4Mg + 5H2SO4 \large \rightarrow 4MgSO4 + H2S + 4H2O

- Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường thì Be không phản ứng, Mg phản ứng chậm. Các kim loại còn lại phản ứng mạnh: M + 2H2\large \rightarrow M(OH)2 + H2

d. Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen: MX2 \large \overset{dpnc}{\rightarrow} M + X2

Tham khảo ngay bộ tài liệu tổng hợp trọn bộ kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập Toán thi THPT

2.4. Hợp chất của canxi 

a. Canxi hidroxit: Ca(OH)2

- Ca(OH)2 rắn = vôi tôi, dung dịch tan trong nước gọi là nước vôi trong. 

- Ca(OH)2 có tính chất như một bazo khiến quỳ tím hóa xanh, tác dụng với axit, oxit axit, dd muối. 

Ca(OH)2 + CO2 \large \rightarrow CaCO3 + H2O ( phản ứng nhận biết CO2)

- Ứng dụng: Sản xuất NH3, clorua vôi, vật liệu xây dựng.

b. Canxi cacbonat CaCO3

- Phân hủy ở 1000oC: CaCO3 \large \rightarrow Cao ( vôi sống) + CO2

- CaCO3 tan trong nước khi có mặt CO2

CaCO3 + CO2 + H2\large \rightarrow Ca(HCO3)2

- Trong tự nhiên CaCO3 có trong đá vôi, đá hoa, đá phấn, vỏ các loài ốc, sò... 

- Ứng dụng: Dùng trong xây dựng, sản xuất xi măng... 

c. Canxi sunfat (Thạch cao) 

Thạch cao sống (CaSO4.2H2O) \large \overset{160^{o}C}{\rightarrow} thạch cao nung (CaSO4.H2O) \large \overset{350^{o}C}{\rightarrow} thạch cao khan (CaSO4)\

3. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết: Nhôm và hợp chất

3.1 Nhôm

a. Vị trí, cấu hình nhôm

- Vị trí: Ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA

- Cấu hình: ... 3s23p1

b. Tính chất hóa học

- Tác dụng với phi kim: 2Al + 3Cl2 \large \rightarrow 2AlCl3 + 3H2

- Tác dụng với axit: 

+ Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng  \large \rightarrow muối  + H2

2Al + 6HCl \large \rightarrow 2AlCl3 + 3H2

2Al + 3H2SO4 \large \rightarrow Al2(SO4)3 + 3H2

+ Tác dụng với axit HNO3, H2SO4 đặc \large \rightarrow muối + sản phẩm khử + H2O.

- Tác dụng với oxit kim loại ( Phản ứng nhiệt nhôm) 

2Al + Fe2O3 \large \rightarrow Al2O3 + 2Fe

- Tác dụng với nước: Chỉ xảy ra phản ứng khi lớp màng oxit Al2O3 bị phá vỡ. Phản ứng sẽ dừng lại do Al(OH)3 không tan => trên thực tế là vật bằng nhôm không tác dụng với nước. 

2Al + 6H2\large \rightarrow 2Al(OH)3 + 3H2

- Tác dụng với dung dịch kiềm: do Al(OH)3 tan được trong dung dịch kiềm. 

Al(OH)3 + NaOH \large \rightarrow NaAlO2 + 2H2

3.2 Hợp chất của nhôm

a. Nhôm oxit: 

- Có tính lưỡng tính: 

Al2O3 + 6HCl \large \rightarrow 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH \large \rightarrow 2NaAlO2 + H2O

- Ứng dụng làm đồ trang sức, xúc tác trong hóa hữu cơ...

b. Nhôm hidroxit

- Al(OH)3 là chất rắn, kết tủa dạng keo trắng

- Al(OH)3 có tính lưỡng tính, không tin trong dung dịch NH3, trong axit cacbonic (CO2 + H2O)

Al(OH)3 + 3HCl \large \rightarrow AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH \large \rightarrow NaAlO2 + 2H2O

COMBO sổ tay môn Hóa Học tổng hợp đầy đủ kiến thức môn học. Nhanh tay đăng ký thôi bạn ơi!!!

4. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết: Luyện giải một số bài tập

4.1 Bài tập về kim loại 

Bài 1: Cho 2,24 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm có AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B.

a. Tính số gam chất rắn A

b. Tính nồng độ mol của dung dịch B.

Lời giải: 

a. Tính số gam chất rắn A: 

Fe + 2AgNO3 \large \rightarrow Fe(NO3)2 + 2Ag

0,01   0,02            0,01          0,02  mol

Fe + Cu(NO3)2 \large \rightarrow Cu + Fe(NO3)2

0,03    0,03           0,03      0,03      mol

\large n_{AgNO_{3}}=0,02(mol); n_{Fe}=0,04(mol);n_{Cu(NO_{3})_{2}}=0,1(mol)

nFe phản ứng(1) =0,01 (mol); nFe phản ứng (2) = 0,04 - 0,01 = 0,03 ( mol)

\large n_{Cu(NO_{3})_{2}} = 0,1 -0,03=0,07(mol)

Chất rắn A gồm 0,02 mol Ag và 0,03 mol Cu

=> mA = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 (gam)

b. Nồng độ mol của dung dịch B: 

Fe(NO3)2: 0,04 mol => CM = 0,2M 

Cu(NO3)2: 0,07 mol => CM = 0,35M

Bài 2: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 8,32 gam CdSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng là Zn tăng 2,35%. Vậy khối lượng của là Zn trước khi tham gia phản ứng là bao nhiêu?

Lời giải: 

Số mol CdSO4 = 8,32/208 = 0,04 mol

Zn + CdSO4 \large \rightarrow ZnSO4 + Cd

65g                                 112g

65.0,04                        112.0,04  

Khối lượng lá Zn tăng: 112.0,4 - 65.0,04 = 1,88 (g)

=> Khối lượng lá Zn trước khi tha gia phản ứng: 1,88.100/2,35 = 80 (gam).

Bài 3: Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.

Lời giải: 

Ta có: Kim loại + HCl \large \rightarrow muối + H2

Ta có: mdung dịch tăng = mkim loại - mkhí thoát ra

=> mH2 = 7,8 - 7 = 0,8 (gam) => nH2 = 0,4 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tử H: nHCl = 2nH2 = 0,8 (mol)

4.2  Bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm 

Bài 1: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là? 

Lời giải: 

n_{AlCl_{3}}=0,2.1,5=0,3(mol) > n_{Al(OH)_{3}}=15,6:78=0,2(mol)

Để V có giá trị lớn nhất => kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan ra 1 phần còn đúng lại 0,2 mol

\large \rightarrow n_{Al(OH)_{3}}=4n_{Al^{3+}}-n_{OH^{-}}\rightarrow 0,2 = 4.0,3 -n_{OH^{-}}

=> nOH- = 1 mol

=> VNaOH = 1/0,5 = 2 (lít)

Bài 2: Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3→ X → Y → Al.

Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?

Lời giải: 

Al2(SO4)3 + 6NaOH \large \rightarrow 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

2Al(OH)3 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} Al2O3 + 3H2O

Al2O3 \large \overset{dpnc}{\rightarrow} 4Al + 3O2

Vậy X là Al(OH)3, Y là Al2O3 

Bài 3: Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?

Lời giải: 

- Hòa tan 3 chất trên vào nước, chất nào tan là BaO. 

BaO + H2\large \rightarrow Ba(OH)2

- Lấy Ba(OH)2 cho vào các chất rắn còn lại, chất nào tan là Al2O3, không tan là MgO. 

Ba(OH)2 + Al2O3 + H2\large \rightarrow Ba(AlO2)2 + 2H2O

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Bên cạnh đó, vuihoc cũng đã liệt kê những dạng bài thường gặp trong đề thi để các em có định hướng ôn tập tốt hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì môn hóa cũng như những môn học khác nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều bài học hữu ích nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

 

 

 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990