Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 11 môn hóa chi tiết
Để giúp các em ôn thi học kì 1 lớp 11 môn hóa tốt nhất, VUIHOC đã tổng hợp các kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập có thể xuất hiện trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo bài viết và chia sẻ cho bạn bè của mình cùng tham khảo nhé!
1. Ôn thi học kì 1 lớp 11 môn hóa: Chương 1 Cân bằng hóa học
1.1 Cân bằng hóa học
a. Phản ứng một chiều là phản ứng xảy ra theo một chiều từ chất ban đầu tạo thành sản phẩm trong cùng một điều kiện phản ứng.
aA + bB cC + dD
b. Phản ứng thuận nghịch: Là phản ứng có thể xảy ra ở 2 chiều ngược nhau trong cùng một điều kiện phản ứng.
aA + bB cC + dD
c. Khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch thì phản ứng đó đạt trạng thái cân bằng (vt = vn)
d. Hằng số cân bằng trong phản ứng thuận nghịch:
e. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học:
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với chất khí và chất lỏng.
- Ảnh hưởng của nồng độ đối với chất khí và chất lỏng.
- Ảnh hưởng của áp suất đối với chất khí.
- Ảnh hưởng của chất xúc tác
f. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Trong một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng, nếu chịu một tác động từ bên ngoài làm thay đổi nhiệt độ, áp suất hay nồng độ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm các tác động bên ngoài đó. Áp dụng nguyên lý này giúp làm tăng hiệu suất phản ứng trong kỹ thuật công nghiệp hóa học.
1.2 Cân bằng trong dung dịch nước
a. Sự điện li: Là quá trình phân li các chất trong nước và tạo thành các ion. Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li. VD: NaOH (aq) Na+ (aq) + OH- (aq)
b. Chất điện li: Là các chất khi tan trong nước sẽ phân li thành các ion.
- Phân loại chất điện li: Được phân ra thành chất điện li mạnh và chất điện li yếu.
+ Chất điện li mạnh: Hầu hết phân tử tan trong nước sẽ phân li thành ion. Chất điện li mạnh thường là các acid mạnh như HCl, HNO3, H2SO4, các base mạnh như NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, hầu hết các muối. Quá trình phân li của chất điện li mạnh xảy ra gần như hoàn toàn.
VD: NaOH Na+ + OH-
+ Chất điện li yếu: Khi các phân tử hòa tan trong nước chỉ có một số ít phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch. Chất điện li yếu là các acid yếu, base yếu, một số muối. Quá trình phân li của chất điện li yếu là một phản ứng thuận nghịch.
VD: CH3COOH CH3COO- + H+
- Chất không điện ly: Là những chất không phân li thành ion trong nước như ethanol, saccarose...
c. Thuyết acid - base của Bronstet - Lowry: Acid là chất cho proton, base là chất nhận proton, chất vừa cho vừa nhận proton là chất lưỡng tính.
d. pH và môi trường của dung dịch:
- pH là đại lượng dùng để đánh giá tính acid hoặc base của các dung dịch với quy ước pH = -log[H+] hoặc [H+] = 10-pH
- Đánh giá môi trường của dung dịch dựa vào độ pH:
+ pH = 7: môi trường trung tính
+ pH > 7: môi trường base
+ pH < 7: môi trường acid.
- Chất chỉ thị acid - base là chất có sự biến đổi màu sắc phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Các chất chỉ thị thông dụng là quỳ tím, phenolphtalein, giấy pH.
e. Sự thủy phân của các ion: Là phản ứng giữa ion với nước tạo thành các dung dịch có môi trường khác nhau.
>> Xem thêm: Khái niệm về cân bằng hóa học
Bí kíp đỗ đại học sớm với kỳ thi ĐGNL và chinh phục 27+ THPT QG cùng combo sổ tay tổng hợp kiến thức chi tiết nhất từ vuihoc bạn nhé!
2. Ôn thi học kì 1 lớp 11 môn hóa: Chương 2 Nitrogen và Sulfur
2.1 Nitrogen
- Là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất tồn tại ở dạng đơn chất trong khí quyển và hợp chất trong vỏ Trái Đất. Phân tử Nitrogen gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ba bền vững. Đơn chất nitrogen trơ ở nhiệt độ thường, hoạt động mạnh khi đun nóng và có chất xúc tác.
- Nitrogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2s22p3.
- Nitrogen có tính khử
N2(g)+O2(g) ⇌2NO(g)
- Nitrogen có tính oxi hóa
N2(g)+3H2(g) 2NH3(g)
- Ứng dụng của nitrogen: Nitrogen có ứng dụng trong y tế, công nghệ thực phẩm, sản xuất hóa chất...
- Điều chế nitrogen: NH4NO2 N2 + 2H2O hoặc NH4Cl + NaCl N2 + NaCl + 2H2O
2.2 Sulfure, sulfure dioxide
a. Sulfure
- Là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất, tồn tại dưới 2 dạng đơn chất và hợp chất. Phân tử có dạng mạch vòng bền vững. Số oxi hóa thường gặp là -2; 0; +4; +6.
- Cấu hình e lớp ngoài cùng: 3s23p4
- Tính oxi hóa của sulfure
H2(g) + S(s) H2S (g)
2Al + 3S Al2S3
- Tỉnh khử của sulfure
S(s) + 3F2(g) SF6 (g)
b. Sulfur dioxide
- Tính chất vật lý: Là chất không màu, nặng hơn không khí, có mùi hắc, tan nhiều trong nước. Sulfur dioxide là khí độc, nếu hít nhiều sẽ gây ra viêm đường hô hấp.
- Tính chất hóa học:
+ Tính oxi hóa: SO2 + 2H2S 3S + 2H2O
+ Tính khử: SO2 + NO2 SO3 + NO
- Ứng dụng: Là chất trung gian quan trọng sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy, khử màu sản xuất đường, chống nấm mốc cho sản phẩm mây tre đan.
>> Xem thêm: Sulfur và sulfuric dioxide
2.3 Ammonia, muối ammonium
a. Ammonia
- Phân tử Ammonia có dạng chop tam giác, có 1 cặp e không liên kết. Khí Ammonia có mùi khai, dễ tan trong nước, dễ hóa lỏng.
- Ammonia có tính base:
NH3 + HCl NH4Cl
NH3 + HNO3 NH4NO3
2NH3+H2SO4 (NH4)2SO4
- Ammonia có tính khử:
4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
- Sản xuất Ammonia: N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g)
b. Muối ammonium
- Muối ammonium dễ tan trong nước, kém bền với nhiệt độ.
NH4Cl NH3 + HCl
- Ion ammonium được nhận biết bằng phản ứng với kiềm, sinh ra khí có mùi khai.
(NH4)SO4 + 2KOH K2SO4 + 2NH3 + 2H2O
>> Xem thêm: Một số hợp chất quan trọng của nitrogen: Ammonia, muối ammonium
2.4 Một số hợp chất với oxygen của nitrogen
a. Oxide của nitrogen: Là tác nhân chính gây mưa acid và ô nhiễm không khí.
b. Nitric acid: Chất lỏng, tan trong nước, bốc khói trong không khí ẩm. Nitric acid có tính acid mạnh và tính oxi hóa mạnh.
+ Hiện tượng mưa acid:
2SO2 + O2 + 2H2O 2H2SO4
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
+ Tính acid mạnh
NH3 + HNO3 → NH4NO3
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
+ Tính oxi hóa mạnh:
Fe + 6HNO3đặc Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
5Zn + 12 HNO3 loãng → 5Zn(NO3)2 + N2 + 6H2O
>> Xem thêm: Bài học một số hợp chất của nitrogen với oxygen
2.5 Sulfuric acid, muối sulfate
a. Sulfuric acid
- Sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất một acid mạnh: CaF2 + H2SO4 CaSO4 + 2HF
- Sulfuric acid đặc có tính háo nước, gây bỏng, tính acid mạnh và oxi hóa mạnh.
Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O
C12H22O11 12C + 11H2O
C + 2H2SO4 CO2 + 2SO2 + 2H2O
- Sử dụng Sulfuric acid phải đảm bảo quy tắc an toàn, tránh cháy, nổ.
- Sulfuric acid được điều chế từ sulfur, quặng pyrite.
b. Muối sunfate:
Một số muối sulfate quen thuộc với chúng ta và ứng dụng của chúng trong cuộc sống:
- Ammonium sulfate có vai trò trong sản xuất phân đạm.
- Calcium sulfate có ứng dụng trong sản xuất thạch cao.
- Magnesium sulfate dùng trong sản xuất khoáng chất bổ sung cho phân bón, thức ăn của gia súc.
- Barium sulfate ứng dụng trong sản xuất chất cản quang trong chẩn đoán hình ảnh y tế.
Đăng ký khóa học PAS THPT để được các thầy cô lên lộ trình học và ôn thi tốt nghiệp sớm nhé!
3. Đề cương ôn tập hóa học kì 1 lớp 11: Chương 3 Đại cương hóa học hữu cơ
3.1 Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
|
Chưng cất |
Chiết |
Kết tinh |
Sắc kí cột |
Nguyên tắc |
Tác chất dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp trong điều kiện áp suất ổn định. |
Tách các chất dựa trên sự hòa tan khác nhau của các chất trong dung môi không trộn lẫn vào nhau. |
Tách các chất dựa vào độ tan khác nhau của các chất và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ. |
Tách hỗn hợp chất dựa trên sự phân bố khác nhau giữa pha động và pha tĩnh. |
Cách tiến hành |
Đun sôi hợp chất, chất nào có nhiệt độ sôi thấp sẽ bay hơi trước, dùng sinh hàn lạnh để thu chất lỏng bay hơi đó. |
Dùng dung môi phù hợp để chuyển chất cần tách sang pha lỏng, khi giải phóng dung môi sẽ thu được chất cần tách. |
Dùng dung môi hòa tan chất cần tinh chế ở nhiệt độ cao tạo thành dung dịch bão hòa. Sau khi làm lạnh, chất rắn cần tách sẽ kết tinh. |
Cho hỗn hợp lên cột sắc kí và cho dung môi chảy liên tục qua đó. Ta thu được chất hữu cơ cần tách ở từng phân đoạn khác nhau. Sau đó loại bỏ dung môi để thu được chất rắn cần tách. |
Vận dụng |
Tách chất lỏng ở nhiệt độ sôi khác nhau. |
Phương pháp chiết lỏng - lỏng: tác chất hữu cơ ở dạng hỗn hợp lỏng. Phương pháp chiết lỏng - rắn: tách chất trong hỗn hợp rắn. |
Tách và tinh chế chất rắn. |
Tách hỗn hợp nhiều chất khác nhau. |
>> Xem thêm: Các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
3.2 Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Công thức tổng quát | Công thức đơn giản |
Cho biết các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ. | Cho biết tỉ lệ tối giản của số nguyên tử các nguyên tố có trong phân tử. |
CxHyOz | CpHqOr |
CxHyOz =(CpHqOr)n |
3.3 Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- Trong phân từ hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định gọi là cấu tạo hóa học. Công thức cấu tạo là cách biểu diễn các liên kết và thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
- Đồng phân cấu tạo gồm đồng phân mạch carbon, đồng phân nhóm chức và đồng phân vị trí nhóm chức.
- Đồng đẳng là những hợp chất có tính chất hóa học tương tự nhau nhưng thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2.
Giành điểm 9+ môn hóa với bộ sách được biên soạn bởi các thầy cô giảng dạy ở các trường chuyên hàng đầu Việt Nam
4. Đề cương ôn tập hóa học kì 1 lớp 11: Bài tập vận dụng
Bài 1: Trộn 150 ml hỗn hợp dung dịch gồm H2SO4 0,05M và HNO3 0,1M với 150ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M ta thu được 300ml dung dịch A. Tính độ pH của dung dịch A.
Lời giải:
Ta có:
Vậy độ pH của dung dịch A là 13.
Bài 2: Trộn 250ml hỗn hợp dung dịch gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250ml dung dịch NaOH a (mol/l) được 500 ml dung dịch có pH = 12. Hãy tìm giá trị của a.
Lời giải:
Ta có pH = 12 => [OH-]dư = 10-2M => nOH- dư = 0,005 mol.
nH+ = 0,25.0,08+0,25.0,01 = 0,025 mol
=> 0,25a = 0,25 + 0,005 => a = 0,12M.
Bài 3: Một dung dịch X chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3:1. Để trung hòa 100ml dung dịch X cần 50ml dung dịch NaOH 0,5M. Hãy tính số mol của HCl và H2SO4
Lời giải:
Ta có nOH- = 0,025 mol
Đặt nH2SO4 = a => nHCl = 3a => nH+ = 5a mol
Vì nH+ = nOH- => 5a = 0,025 => a = 0,005 mol
=> Số mol của HCl và H2SO4 lần lượt là 0,15 mol và 0,05 mol.
Bài 4: Cho 13,44 lít N2 ở đktc tác dụng với khí H2 dư. Biết hiệu suất phản ứng là 30%, hãy tính khối lượng NH3 tạo thành.
Lời giải:
N2 + 3H2 2NH3
0,6 mol
Do hiệu suất bằng 30% => số mol NH3 thu được là:
Bài 5: Một loại than đá dùng cho nhà máy nhiệt điện chứa 2% sulfure. Nếu mỗi ngày nhà máy đốt hết 100 tấn than thì một năm 365 ngày khối lượng sulfure dioxide thải vào môi trường là bao nhiêu?
Lời giải:
S + O2 SO2
Theo phương trình phản ứng thì số mol S = số mol SO2
=> Khối lượng sulfure dioxide thải vào môi trường = ( tấn)
Bài 6: Cho 17.5g hỗn hợp A gồm 2 muối amoni cacbonat và amoni hidrocacbonat tác dụng hết với dung dịch NaOH đun nóng, thu được 6,72l khí B ở đktc. Dẫn toàn bộ khí B vào 100ml dung dịch AlCl3 1M. Hãy tính khối lượng kết tủa thu được?
Lời giải:
(NH4)2CO3 + 2NaOH 2NH3 + Na2CO3 + 2H2O
NH4HCO3 + 2NaOH NH3 + Na2CO3 + H2O
Gọi x, y lần lượt là số mol của (NH4)2CO3 và NH4HCO3. Khi đó ta có hệ phương trình sau:
PT: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH4Cl
Số mol khí B (NH3) sinh ra ở trên là 0,3; số mol AlCl3 là 0,1 mol.
=> Số mol kết tủa Al(OH)3 tạo ra là 0,1 mol => Khối lượng kết tủa là 7,8 g.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây là toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi học kì 1 lớp 11 môn hóa mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Bên cạnh đó, vuihoc cũng đã liệt kê những dạng bài thường gặp trong đề thi để các em có định hướng ôn tập tốt hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi học kì 1 môn hóa cũng như những môn học khác nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều bài học hữu ích nhé!
>> Mời bạn xem thêm: