Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn lý
Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn lý các em cần ôn tập trọng tâm những kiến thức nào? Ôn tập đúng trọng tâm sẽ giúp các em tiết kiệm thời gian học lý thuyết và dành nhiều thời gian để giải các dạng bài tập liên quan. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn lý: Động năng, thế năng, cơ năng, công suất, hiệu suất
a. Công suất:
trong đó t là thời gian thực hiện công (đơn vị giây - s)
Liên hệ giữa công suất với lực và vận tốc:
+ Công thức tính công suất trung bình:
b. Động năng là năng lượng của vật có được do chuyển động
Định lý:
c. Thế năng: bao gồm thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi
- Thế năng trọng trường:
Trong đó: m là khối lượng của vật đơn vị kg.
h là độ cao của vật so với gốc thế năng đơn vị m.
g là hằng số có giá trị bằng 9,8 hoặc 10 m/s2
Định lý:
- Thế năng đàn hồi:
Định lý thế năng:
d. Cơ năng:
- Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường:
- Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi:
=> Trong một hệ cô lập cơ năng tại mọi điểm được bảo toàn.
e. Hiệu suất:
- Luôn tồn tại năng lượng hao phí trong quá trình chuyển hóa năng lượng.
- Hiệu suất được định nghĩa theo công thức:
2. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn lý : Động lượng
a. Động lượng:
b. Độ biến thiên động lượng trong khoảng thời gian được gọi là xung của lực:
c. Định luật bảo toàn động lượng trong hệ cô lập:
- Va chạm mềm: Sau chạm khiến 2 vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc
- Va chạm đàn hồi: Sau va chạm 2 vật không dính vào nhau và chuyển động với vận tốc mới
- Chuyển động bằng phản lực:
Trong đó: m, là khối lượng khí phụt ra với vận tốc v
M, là khối lượng M của tên lửa chuyển động với vận tốc V sau khi đã phụt khí.
3. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn lý: Chuyển động tròn
3.1 Mô tả chuyển động tròn
- Độ dịch chuyển góc và tốc độ góc: Giả sử một vật chuyển động trên một đường tròn bán kính r. Trong thời gian t, vật đi được quãng đường s. Góc ứng với cung tròn s mà vật đã đi được kể từ vị trí ban đầu gọi là độ dịch chuyển góc. Độ dịch chuyển góc được xác định bởi thương độ dài cung và bán kính.
- Tốc độ và vận tốc của chuyển động tròn đều:
Trong đó: r là bán kính đường tròn, T là thời gian vật đi hết một vòng.
- Liên hệ giữa tốc độ và tốc độ góc:
3.2 Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm
- Lực hướng tâm: Lực tác dụng lên vật luôn hướng vào tâm quỹ đạo tròn nên được gọi là lực hướng tâm.
- Gia tốc hướng tâm: Các vật chuyển động tròn đều chịu tác dụng của lực hướng tâm. Theo định luật II Newton lực hướng tâm gây ra gia tốc cho vật, gia tốc này có cùng hướng với hướng của lực hướng tâm, nghĩa là luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn đều nên được gọi là gia tốc hướng tâm.
Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức toán vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.
4. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn lý: Sự biến dạng
4.1 Sự biến dạng của vật rắn
- Biến dạng kéo: Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.
- Biến dạng nén: Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm xuống so với kích thước tự nhiên của nó.
4.2 Đặc tính của lò xo
- Các đặc tính của lò xo là hiệu số giữa chiều dài khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
+ Lò xo biến dạng nén: Độ biến dạng của lò xo âm, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ nén.
+ Lò xo biến dạng kéo: Độ biến dạng của lò xo dương và được gọi là độ dãn.
+ KHi hai lò xo chịu tcs dụng bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
+ Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó gọi là giới hạn đàn hồi.
- Định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo theo biểu thức:
+ Lưu ý: Lực đàn hồi có tác dụng chống lại sự biến dạng của vật, do đó luôn ngược chiều với lực gây ra sự biến dạng cho vật.
5. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn lý: Khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
5.1 Khối lượng riêng:
- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó:
- Bảng khối lượng riêng của một số chất ở điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất:
Chất rắn | Chất lỏng | Chất khí | |||
Chì | 11300 | Thủy ngân | 13500 | Carbonic | 1,98 |
Đồng | 8900 | Nước | 999 | Oxygen | 1,43 |
Thép | 7800 | Xăng | 700 | Hydrogen | 0,09 |
5.2 Áp suất của chất lỏng
- Công thức tính áp suất:
Trong đó: F là độ lớn áp lực, S là diện tích bị ép, p là áp suất.
- Công thức tính áp suất chất lỏng:
Trong đó:
- là áp suất khí quyển;
- là khối lượng riêng của chất lỏng;
- h là độ sâu;
- g là gia tốc trọng trường.
6. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn lý: Một số dạng bài tập cần nhớ
Bài 1: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn bắng một viên đạn có khối lượng 10kg theo phương ngang với vận tốc 400m/s. Nếu lúc đầu hệ đại bác và đạn đứng yên, hãy tính tốc độ giật lùi của đại bác ngay sau đó.
Lời giải:
Ngay khi bắn, hệ (súng + đạn) là một hệ kín nên động lượng của hệ không đổi.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động giật lùi của súng:
Bài 2: Một quả cầu thứ nhất có khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s, tới va chạm vào quả cầu thứ hai có khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất trên một máng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận tốc 0,6 m/s theo chiều ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Xác định chiều chuyển động và vận tốc của quả cầu thứ hai.
Lời giải:
Chọn chiều chuyển động ban đầu của quả cầu thứ nhất là chiều dương
Vì bỏ qua ma sát và lực cản, nên tổng động lượng của hệ được bảo toàn.
Động lượng của hệ ngay trước khi bắn: po = m1v1 + m2v2
Động lượng của hệ ngay sau khi bắn: p = m1v'1 + m2v'2
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
p = po => m1v'1 + m2v'2 = m1v1 + m2v2
Bài 3: Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1 m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 60 vòng/phút. Thời gian để hòn đá quay hết một vòng và tốc độ của nó là bao nhiêu?
Lời giải:
Tốc độ góc: = 60 vòng/phút =2(rad/s)
Thời gian để hòn đá quay hết một vòng:
Tốc độ: v = r = 2.1 = 6,28 m/s.
Bài 4: Một vật nhỏ khối lượng 200 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng. Tính độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật.
Lời giải:
Tốc độ góc:
Áp dụng công thức lực hướng tâm:
Bài 5: Một lò xo có độ cứng 80 N/m được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 400 g thì lò xo dài 18 cm. Hỏi khi chưa móc vật thì lò xo dài bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
Lời giải:
Gọi chiều dài ban đầu của lò xo là lo
Khi ở trạng thái cân bằng: P = Fđh
=> mg = k|Δl|
=> |Δl| = |l - lo| = 0,05 m
=> |0,18 - lo| = 0,05 => lo = 0,13 m = 13 cm.
Bài 6: Tính độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm nằm trong nước, trong thủy ngân trên hai mặt phẳng nằm ngang cách nhau 20 cm. Biết
Lời giải:
Công thức tính độ chênh lệch áp suất: Δp=ρg.Δh
Độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm nằm trong nước là
ΔρH2O = 1000.9,8.0,2 = 1960 Pa
Độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm nằm trong thủy ngân là
ΔρHg = 13600.9,8.0,2 = 26656 Pa.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây là toàn bộ các kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn lý. Các em hãy nhanh tay note lại những kiến thức trọng tâm này để ôn tập. Đừng quên truy cập vào vuihoc.vn để tham khảo thêm kiến thức các môn học khác nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
- Đề thi học kì 2 lớp 10 môn lý
- Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn toán
- Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn hóa
- Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn anh
- Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn văn